Bài tập về công suất
Lý thuyết
1. Công suất
- Để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.
2. Công thức
Trong đó:
+ : công thực hiện
+ : khoảng thời gian thực hiện công
Công suất còn được tính bởi biểu thức:
Do:
3. Đơn vị
Nếu công được tính là , thời gian được tính là , thì công suất được tính là:
(Jun trên giây)
Đợn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)
Đơn vị công suất ngoài ra còn được tính:
Mã lực (sức ngựa) ký hiệu là CV (Pháp), HP (Anh)
1CV = 736 W
1 HP = 746 W
Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong 1 giờ 30 phút người đó đi được 650 bước, mỗi bước cần một công 50J.
A. P=55,5W
B. P=6,02W
C. P=200W
D. P=33,3W
Lời giải:
Thời gian người đó đi bộ: t = (60 + 30).60 = 5400s
+ Tổng công mà người đó thực hiện trong khoảng thời gian trên là: A = 650.50 = 32500J
+ Công suất của người đi bộ đó là:
Đáp án cần chọn là: B
Ví dụ 2: Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8m lên trong 30 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180N. Công và công suất của người kéo là:
A. A = 1420J, P = 47,33W
B. A = 1440J, P = 48W
C. A = 1460J, P = 73W
D. Một cặp giá trị khác
Lời giải:
+ Công mà người đó thực hiện là: A = Fs = 180.8 = 1440J
+ Công suất của người kéo là:
Đáp án cần chọn là: B
Bài tập vận dụng
Bài 1: Điều nào sau đây sai khi nói về công suất?
A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây
C. Công suất được xác định bằng công thức P =
D. Công suất là công mà vật thực hiện được trong một đơn vị thời gian là P =
Lời giải:
Ta có:
+ Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất
+ Công suất được tính bằng biểu thức: P =
Ta suy ra các phương án:
A, C, D – đúng
B – sai vì P =
Đáp án cần chọn là: B
Bài 2: Đơn vị của công suất là:
A. Oát (W)
B. Kilôoát (kW)
C. Jun trên giây (J/s)
D. Cả ba đơn vị trên
Lời giải:
Nếu công A được tính là 1J, thời gian tt được tính là 1s, thì công suất được tính là:
(Jun trên giây)
Đợn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)
1W = 1J/s
1kW = 1000W
1MW = 1000kW = 1000000W
Đáp án cần chọn là: D
Bài 3: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất
A. Oát (W)
B. Jun trên giây (J/s)
C. Niuton nhân mét (N.m)
D. Kilôoát (kW)
Lời giải:
Nếu công A được tính là 1J, thời gian tt được tính là 1s, thì công suất được tính là:
(Jun trên giây)
Đợn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)
1W = 1J/s
1kW = 1000W
1MW = 1000kW = 1000000W
C – Niuton nhân mét (N.m) là đơn vị của công không phải là đơn vị của công suất
A, B, D – là các đơn vị của công suất
Đáp án cần chọn là: C
Bài 4: Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?
A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn
B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn
C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn
D. Các phương án trên đều không đúng
Lời giải:
Để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Đáp án cần chọn là: C
Bài 5: Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi; thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.
A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi
B. Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam
C. Công suất của Nam và Hùng là như nhau
D. Không đủ căn cứ để so sánh
Lời giải:
Gọi lực kéo gàu nước lên của Nam và Hùng lần lượt là: F1, F2
Thời gian Nam và Hùng kéo gàu nước lên lần lượt là: t1, t2
Chiều cao của giếng nước là: h
Theo đầu bài ta có:
- Trọng lượng của gàu nước do Nam kéo nặng gấp đôi do Hùng kéo: P1=2P2 → F1=2F2
- Thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam:
Ta suy ra:
+ Công mà Nam thực hiện được là: A1=F1h
Công mà Hùng thực hiện được là:
+ Công suất của Nam và Hùng lần lượt là:
Từ đây, ta suy ra: P1=P2 => Công suất của Nam và Hùng là như nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 6: Hai thợ xây A và B kéo xô vữa từ mặt đất lên tầng hai. A kéo xô vữa nặng gấp ba xô vữa của B; thời gian kéo xô vữa lên của B chỉ bằng một nửa thời gian của A. So sánh công suất trung bình của A và B.
A. Công suất của A lớn hơn
B. Công suất của B lớn hơn vì thời gian kéo của B chỉ bằng một nửa thời gian kéo của A
C. Công suất của A và B là như nhau
D. Không đủ căn cứ để so sánh
Lời giải:
Gọi lực kéo xô vữa lên của A và B lần lượt là: F1, F2
Thời gian Avà B kéo gàu nước lên lần lượt là: t1,t2
Chiều cao từ mặt đất lên tâng hai là: h
Theo đầu bài ta có:
- Trọng lượng của xô vữa do A kéo nặng gấp ba do B kéo: P1=3P2 → F1=3F2
- Thời gian kéo xô vữa lên của B chỉ bằng một nửa thời gian của A:
Ta suy ra:
+ Công mà A thực hiện được là: A1=F1h
Công mà B thực hiện được là:
+ Công suất của A và B lần lượt là:
Từ đây, ta suy ra:
=> Công suất của A lớn hơn công suất của B
Đáp án cần chọn là: A
Bài 7: Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong 1 giờ 30 phút người đó đi được 750 bước, mỗi bước cần một công 45J.
A. P=5,55W
B. P=6,25W
C. P=20000W
D. P=333,3W
Lời giải:
Thời gian người đó đi bộ: t = (60 + 30).60 = 5400s
+ Tổng công mà người đó thực hiện trong khoảng thời gian trên là: A = 750.45 = 33750J
+ Công suất của người đi bộ đó là:
Đáp án cần chọn là: B
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 8 hay, chi tiết, đầy đủ khác:
100 bài tập về công cơ học - công suất (có đáp án năm 2024)
30 Bài tập áp suất chất lỏng - bình thông nhau (2024) có đáp án chi tiết nhất
90 bài tập về cấu tạo chất (có đáp án năm 2024)
100 bài tập về lực cân bằng - quán tính - lực ma sát (2024) có đáp án chi tiết nhất