Video: Ưu nhước điểm của xét nghiệm máu phát hiện thai. Lý do xét nghiệm máu có thai, siêu âm không có?
Đây là một hormone được sản xuất trong thai kỳ. Bạn có thể nghe các bác sĩ nhắc tới loại xét nghiệm này bằng những cái tên khác nhau, ví dụ như:
- Xét nghiệm beta-HCG trong máu.
- Định lượng máu thai kỳ
- Định lượng HCG trong máu
- Định lượng chuỗi beta-HCG
- Xét nghiệm định lượng beta-HCG nhắc lại.
Khi đăng ký làm xét nghiệm, một số điểm khác nhau quan trọng giữa xét nghiệm HCG máu và HCG trong nước tiểu mà bạn nên biết.
Đối với các xét nghiệm lấy mẫu bằng nước tiểu, kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, ví dụ như lượng nước trong cơ thể (có thiếu nước hay không?) hoặc thời gian lấy mẫu trong ngày. Trong khi đó, xét nghiệm HCG máu vẫn cho kết quả chính xác kể cả khi lượng HCG trong máu đang ở mức thấp.
Hormone HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là gì?
Trong thời kỳ mang thai, các tế bào nhau thai sẽ tiết ra hormone HCG. Nhau thai là một cơ quan gắn trên thành tử cung (có hình dạng như 1 chiếc túi) và cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng sau khi thụ thai.
Thời gian có thể phát hiện ra HCG trong máu sớm nhất là khoảng 11 ngày sau khi giao hợp. Nồng độ HCG tiếp tục nhân đôi lên mỗi 48 tới 72 giờ và đạt ngưỡng cao nhất là vào khoảng 8 tới 11 tuần sau khi giao hợp.
Sau đó nồng độ HCG sẽ giảm và ổn định duy trì cho hết chu kỳ thai sản.
Tại sao cần xét nghiệm HCG máu ?
Việc xét nghiệm HCG máu được thực hiện vì những lý do sau:
- Xác nhận việc mang thai
- Ước lượng tuổi của bào thai.
- Chẩn đoán những dấu hiệu của chu kỳ mang thai bất thường, ví dụ như chửa ngoài tử cung.
- Chẩn đoán các nguy cơ sảy thai.
- Sàng lọc hội chứng Down.
Ngoài ra, xét nghiệm HCG máu còn được thực hiện để sàng lọc những thủ thuật, can thiệp y tế có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của đứa trẻ, ví dụ như chụp X-Quang.
Ngoài mục đích nhằm xác nhận mang thai, thực hiện xét nghiêm HCG còn có nguyên nhân nào khác hay không?
Beta HCG còn được xem xét là 1 chỉ điểm khối u (tumor marker) vì một số loại khối u có khả năng tiết ra HCG. Vì vậy, định lượng HCG máu cũng được sử dụng để đánh giá một số loại ung thư trong một số trường hợp nhất định.
Những bệnh ung thư có thể làm tăng nồng độ HCG cao hơn mức bình thường, bao gồm:
- Ung thư nguyên bào nuôi.
- Ung thư phổi
- Ung thư vú
- Ung thư buồng trứng
Nồng độ HCG còn có thể tăng bởi một số bệnh như xơ gan, loét dạ dày, bệnh viêm ruột.
Xét nghiệm HCG có thể được chỉ định để xác định nguyên do của một số triệu chứng.
HCG đối với nam giới
Mặc dù HCG được cho là gắn liền với quá trình mang thai của phụ nữ, nhưng hóc môn này hoàn toàn có thể xuất hiện ở nam giới. Xét nghiệm này được thực hiện trên nam giới nhằm mục đích sàng lọc ung thư tinh hoàn khi một người đàn ông phát hiện khối lạ ở một trong hai tinh hoàn, và bác sĩ nghi ngờ người này có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.
Nếu trong máu của một người đàn ông có phát hiện HCG thì sẽ cần chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên khoa tìm nguyên nhân.
Xét nghiệm HCG máu được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm định lượng nồng độ hormone HCG trong máu được thực hiện như sau.
Nhân viên y tế (NVYT) có chuyên môn sẽ lấy mẫu máu theo các bước dưới đây:
- NVYT sẽ quấn quanh phần cao của cánh tay bệnh nhân bằng một dây cao su nhằm cố định dòng máu và dễ dàng phát hiện ra các mạch máu nằm dưới da, cũng như xác định điểm lấy máu.
- Làm sạch vùng da tại vùng máu lấy bằng cồn.
- Ống xi lanh sẽ được gắn vào kim lấy máu sau khi kim được đưa vào mạch máu để lấy mẫu máu vào ống xi lanh.
- Sau khi lấy đủ lượng máu cần thiết, tháo vòng dây cao su khỏi tay bệnh nhân.
- Rút kim tiêm ra khói mạch máu và đè bông y tế lên vùng đâm của kim.
- Đè với lực vừa phải để giữ bông y tế nhằm hỗ trợ máu đông lại tại vết thương, hoặc có thể dán lại bằng băng y tế.
Khi kim lấy máu bắt đầu đâm vào cánh tay, bệnh nhân có thể có cảm giác châm chích như kiến cắn hoặc ong đốt nhẹ, có trường hợp không có cảm giác gì. Cảm giác này sẽ chuyển sang hơi khó chịu khi kim lấy máu đã nằm trong mạch máu, sau đó bệnh nhân có thể cảm thấy mạch đập cùng cảm giác đau ở nơi đâm kim.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, kết quả này sẽ được gửi tới bác sĩ để thông báo và giải thích ý nghĩ của kết quả cho bệnh nhân.
Trước khi thực hiện xét nghiệm, không có yêu cầu nào đối với xét nghiệm HCG máu.
Những nguy cơ có thể xảy ra khi thực hiện xét nghiệm HCG máu.
Nguy cơ khi thực hiện loại xét nghiệm này hầu như là không có, chủ yếu chỉ tập trung ở khâu lấy máu để xét nghiệm. Nhưng những ảnh hưởng này thường không lớn. Ví dụ như những vết thâm nhỏ tại điểm kim lấy máu đâm vào da. Điều này có thể được hạn chế bằng cách ấn với một lực vừa phải lên băng gạc trên điểm tiêm trong một vài phút sau khi rút kim.
Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, những tình huống sau có thể xảy ra:
- Chảy máu quá mức
- Chóng mặt
- Ngất
- Xuất hiện ổ tụ máu dưới da
- Nhiễm trùng chỗ tiêm
- Giãn tĩnh mạch.
Nhận định kết quả xét nghiệm HCG máu.
Khi nhận được kết quả, bác sĩ sẽ thông báo cho bệnh nhân về nồng độ HCG trong máu. Nồng độ này được đo bằng milli đơn vị quốc tế của hóc môn HCG mỗi mililit máu (mIU/mL).
Bảng dưới đây cho biết nồng độ HCG bình thường trong từng tuần của thai kỳ tính tính từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng, theo hội “pregnancy, birth, and baby” của chính phủ Úc.
Số tuần tính từ kỳ kinh nguyệt cuối | Nồng độ HCG mức bình thường (mIU/mL) |
4 | 0–750 |
5 | 200–7,000 |
6 | 200–32,000 |
7 | 3,000–160,000 |
8–12 | 32,000–210,000 |
13–16 | 9,000–210,000 |
16–29 | 1,400–53,000 |
29–41 | 940–60,000 |
Mức nồng độ bình thường của hormone HCG ở phụ nữ không mang thai sẽ thấp hơn 10.0 mIU/mL.
Nếu nồng độ HCG của bệnh nhân nằm ngoài giới hạn bình thường, cụ thể là thấp hơn hoặc cao hơn thì có thể vì một số lý do dưới đây.
Nồng độ HCG thấp hơn mức bình thường:
- Có sự nhầm lẫn trong tính toán tuần thai.
- Dấu hiệu doạ sẩy hoặc trứng trống (một dạng sẩy thai sớm).
- Chửa ngoài tử cung.
Nồng độ HCG cao hơn mức bình thường:
- Có sự nhầm lẫn trong tính toán tuần thái.
- Chửa trứng bán phần (nhau thai phát triển bất thường với một phôi, nhưng phôi không bình thường và không thể sống sót).
- Đa thai (Sinh đôi, sinh ba…)
Xét nghiệm HCG máu có luôn luôn chính xác?
Không có bất kỳ một xét nghiệm nào chính xác 100% ở tất cả các lần xét nghiệm.
Xét nghiệm HCG máu có thể cho kết quả ở cả trường hợp âm tính giả và cả trường hợp dương tính giả. Lúc này cần thêm một số xét nghiệm sau đó nếu có nghi ngờ gì.
Một số loại thuốc, trong đó bao gồm cả những loại thuốc chứa HCG, có thể gây ra tương tác với HCG máu. Ví dụ như một số loại thuốc hỗ trợ sinh sản như: Profasi, Pregnyl và Pergonal.
Hút cần sa cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm.
Một yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm đó là sự có mặt của U tế bào mầm. U này thường xuất hiện ở các cơ quan trong hệ sinh sản, có thể lành tính hoặc ác tính và chúng phát triển ở cùng loại tế bào với tế bào với tế bào trứng và tinh trùng.
Nếu bệnh nhân có nồng độ HCG trong máu cao mà không trong thai kỳ, bác sĩ cần chỉ định thêm các xét nghiệm khác nhằm hỗ trợ chẩn đoán ung thư và các nhân tố khác.
Kết quả âm tính giả
Nếu kết quả của xét nghiệm HCG là âm tính, điều đó có nghĩa là bệnh nhân không mang thai.
Tuy vậy, nếu xét nghiệm được chỉ định quá sớm trong thai kỳ, tức là trước khi cơ thể có đủ thời gian để tạo ra HCG thì hoàn toàn có thể rơi vào tình huống âm tính giả.
Kết quả âm tính giả có nghĩa là kết quả nhận được là âm tính, trong khi đó bênh nhân lại có thai.
Kết quả dương tính giả
Mặt khác, HCG có khả năng xuất hiện ở một vài trường hợp mà không phải trong thai kỳ. Điều này đã gây ra hiện tượng dương tính giả. Đó là khi kết quả xét nghiệm chỉ ra rằng người bị lấy mẫu này đang mang thai nhưng trên thực tế thì không.
Trong một số trường hợp, cơ thể sản xuất ra loại kháng thể mà có chưa thành phần của HCG.
Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào với kết quả xét nghiệm, người bệnh có thể yêu cầu làm lại xét nghiệm.
Tư vấn bác sĩ
Đừng vội quá lo lắng khi nồng độ HCG của bạn không nằm trong khoảng giới hạn bình thường. Những con số này chỉ mang tính tương đối, thậm chí người ta vẫn có thể có cuộc sống khoẻ mạnh bình thường với mức nồng độ HCG thấp hơn mức bình thường.
Ở tuần thai kỳ thứ 6, thai phụ đã có thể thực hiện siêu âm, đây là cách cho kết quả chính xác hơn so với đo nồng độ HCG để xác định có thai hay không.
Khám và nhận những tư vấn từ bác sĩ.
Nếu có nghi ngờ gì về tình trạng mang thai hay thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nhiều xét nghiệm HCG cách nhau vài ngày để đánh giá tình hình. Các bác sĩ sẽ đánh giá kết quả xét nghiệm và phát hiện các bất thường nếu có. Tốt nhất nên hỏi bác sĩ ngay khi có câu hỏi còn thắc mắc hoặc có bất kỳ điều gì bất thường xảy ra.
Xem thêm :