Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 19: Ôn tập cuối năm | Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 19: Ôn tập cuối năm sách Cánh diều chi tiết, đầy đủ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt lớp 3 từ đó giúp bạn học tốt môn Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 19: Ôn tập cuối năm

Tiết 1 (trang 81 VBT Tiếng Việt lớp 3)

Bài 2 (trang 81 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Tìm từ có nghĩa giống mỗi từ dưới đây. Đặt câu với một từ em tìm được.

a) Từ có nghĩa giống đất nước:...................................

Đặt câu:........................................

b)Từ có nghĩa giống yêu dấu:.......................................

Đặt câu:........................................

c)Từ có nghĩa giống chăm chỉ:.........................................

Đặt dấu:.......................................

Trả lời:

a) Từ có nghĩa giống đất nước: giang sơn, tổ quốc,

Đặt câu: Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp biết bao nhiêu.

b)Từ có nghĩa giống yêu dấu: yêu mến, quý mến, yêu thương,….

Đặt câu: Bạn An là người bạn quý mến của em.

c)Từ có nghĩa giống chăm chỉ: siêng năng, cần cù, chịu khó.

Đặt dấu: An là người rất siêng năng.

Bài 3 (trang 81 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết vào chỗ trống thích hợp từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm để hoàn thành các câu dưới đây:

a)Trên kính ....................... nhường.

b)Hẹp nhà .........................bụng.

c)Tuổi...............chí lớn.

d)Anh em như thể chân tay

Rách ..................đùm bọc, dở ............ đỡ đần.

Trả lời:

a)Trên kính dưới nhường.

b)Hẹp nhà rộng bụng.

c)Tuổi nhỏ chí lớn.

d)Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Tiết 2 (trang 82 VBT Tiếng Việt lớp 3)

Bài 1 (trang 82 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết tiếp để hoàn thành câu:

Tết năm mới của người Lào được gọi là.......................................

Trả lời:

 

Tết năm mới của người Lào được gọi là Bun-pi-may.

Bài 2 (trang 82 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Vì sao người dân Lào có tục lệ té nước cho nhau và đầu năm mới? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a)Vì người Lào cho rằng nước làm con người và mọi vật được sạch sẽ.

b)Vì người Lào cho rằng nước là thứ rất tinh khiết, quý hiếm.

c)Vì người Lào cho rằng nước gột rửa hết ưu phiền, bệnh tật và đem đến một năm mới mạnh khoẻ, an lành và hạnh phúc.

Trả lời:

Đáp án: c)Vì người Lào cho rằng nước gột rửa hết ưu phiền, bệnh tật và đem đến một năm mới mạnh khoẻ, an lành và hạnh phúc.

Bài 3 (trang 82 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết tiếp để hoàn thành câu:

Người dân Lào buộc chỉ cổ tay cho khách để.......................

Trả lời:

Người dân Lào buộc chỉ cổ tay cho khách để chúc người được buộc chỉ mạnh khỏe, hạnh phúc.

Bài 4 (trang 82 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Các tục lệ té nước, buộc chỉ cổ tay thể hiện đức tính gì của con người dân Lào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a)Nhân hậu

b)Cần cù

c)Dũng cảm

Trả lời:

Đáp án: a)Nhân hậu

Bài 5 (trang 82 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Điền dấu câu thích hợp vào ô trống: dấu chấm hay dấu phẩy?

Tết Bun-pi-may diễn ra vào tháng 4 dương lịch hằng năm, khi bầu trời xanh cao, các dòng sông lớn dồi dào nước tượng trưng cho một năm mới nhiều lộc ........ người dân đón tết trong ba ngày ......... ngày đầu, người ta quét dọn nhà cửa ..... chuẩn bị nước thơm và hoa. Ngày thứ hai là giao thời giữa năm cũ và năm mới ....... hội bắt đầu vào ngày cuối với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi.

Trả lời:

Tết Bun-pi-may diễn ra vào tháng 4 dương lịch hằng năm, khi bầu trời xanh cao, các dòng sông lớn dồi dào nước tượng trưng cho một năm mới nhiều lộc. Người dân đón tết trong ba ngày. Ngày đầu, người ta quét dọn nhà cửa, chuẩn bị nước thơm và hoa. Ngày thứ hai là giao thời giữa năm cũ và năm mới. Hội bắt đầu vào ngày cuối với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi.

Tiết 3 (trang 83 VBT Tiếng Việt lớp 3)

Bài 2 (trang 83 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết đoạn văn kể về một hoạt động em đã được tham gia hoặc chứng kiến (hoạt động học tập hoặc lao động, thể thao, nghệ thuật,..)

Trả lời:

Vào tuần trước, trường em tổ chức cuộc thi hội khỏe phù đổng. Em đã cùng các bạn tham gia thi đấu môn kéo co. Gần đến giờ thi, sân trường chật kín người đến cổ vũ. Các bạn lớp em ngồi ở hàng đầu. Em nghe rõ tiếng hô đồng thanh “Cố lên, 3A cố lên” của các bạn. Em rất hồi hộp. Tiếng còi vừa dứt, đồng loạt các bạn dùng sức kéo. Đầu tiên sợi dây nghiêng về phía đối thủ. Cả sân trường náo nức hẳn lên. Tuy nhiên, sau đó lớp em đã lật ngược tình thế giành phần thắng ở phút cuối. Em rất vui và tự hào về lớp em.

Tiết 4 (trang 84 VBT Tiếng Việt lớp 3)

Bài 3 (trang 84 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Xếp các hình ảnh so sánh trong đoạn văn Rừng xuân vào bảng sau:

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

một vệt sương

mỏng

.....................

..........................

......................

-

................

một ngày hội của màu xanh

những đốm lá già

..........................

..........................

........................

............................

chói chang

..........................

..........................

Trả lời:

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

một vệt sương

mỏng

như

Chiếc khăn voan vắt trên sườn đồi.

Rừng hôm nay

Nhiều sắc độ khác nhau

như

một ngày hội của màu xanh

những đốm lá già

Đỏ

như

Hồng ngọc

Những chùm hoa

chói chang

như

Những ngọn lửa thắp sáng một vùng.

Tiết 5 (trang 84, 85 VBT Tiếng Việt lớp 3)

Bài 2 (trang 84 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Nghe kể chuyện Múa sạp và viết lại những thông tin sau:

a)Bài viết kể về điệu múa ở nước nào ?

b)Người ta sử dụng hai cây sào tre trong điệu múa sạp như thế nào?

c)Người múa phải nhảy giữa hai cây sào tre như thế nào?

d)Theo truyền thuyết, điệu múa này bắt nguồn từ đâu?

e)Kể tên một số điệu múa ở nước ta mà em biết.

Trả lời:

a)Bài viết kể về điệu múa ở nước Việt Nam.

b) Dùng hai cây tre gõ theo nhịp xuống nền đất: gõ theo nhịp 4/4, cứ 3 lần gõ sạp lên sạp cái thì một lần gõ hai sạp con vào nhau tạo ra âm thanh, tiết tấu vừa múa, vừa gõ vừa hát

c)Người múa lần lượt từng cặp trai gái nhảy vào dàn sạp, mỗi người cầm một chiếc khăn múa dài, khi tung lên, khi uốn lượn quanh người. Động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển, lúc dồn dập biến đổi ngang, dọc, chéo, tròn, tất cả đều diễn ra trên dàn sạp và phải đúng nhịp, làm sao khi hai sạp con chập vào nhau thì người nhảy không bị kẹp vào chân.

d)Theo truyền thuyết, điệu múa này bắt nguồn từ dân tộc Mường.

e) Một số điệu múa ở nước ta mà em biết: Múa Bài bông, múa trống Bồng hay múa “con đĩ đánh bồng”, múa sinh tiền…..

Bài 3 (trang 85 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống:

Đường vô xứ Nghệ

.....Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ..........

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường về quê Bác. Giữa khung cảnh vẫn ...... non xanh nước biếc......... như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng mơn mởn, những cầu sắt duyên dáng, những mái trường tươi roi rói.......

Trả lời:

Đường vô xứ Nghệ

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường về quê Bác. Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước biếc” như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng mơn mởn, những cầu sắt duyên dáng, những mái trường tươi roi rói.......

Tiết 6 (trang 85, 86 VBT Tiếng Việt lớp 3)

Bài 1 (trang 85 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Điền vào bảng sau những từ ngữ thích hợp thể hiện 2 hình ảnh so sánh ở 4 dòng thơ đầu:

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

1)

   

2)

   

Trả lời:

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

1) Cửa sổ

Mắt của nhà

2) Cửa sổ

Bạn của người

Bài 2 (trang 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Đánh dấu √vào ô trống trước ý đúng:

a)Vì sao tác giả bài thơ viết: “Cửa sổ còn biết làm thơ”?

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Vì cửa sổ biết nhìn ra trời rộng, sông dài.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Vì cửa sổ biết che chắn bão mưa cho người.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Vì qua cửa sổ, em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

b)Em hiểu “bức tranh riêng treo tường” ở dòng thơ 8 là gì?

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Là bức tranh vẽ bầu trời đêm treo trên tường.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Là bầu trời đêm hiện ra trong khung cửa sổ.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Lá ánh nắng sớm ùa vào, đẹp như tranh.

c)Em hiểu hai dòng thơ cuối khổ thơ 1 như thế nào?

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Mỗi dòng thơ đúc kết một ý đã được nói ở những dòng thơ trước đó.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ đã đưa thiên nhiên tưới đẹp đến với em.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ luôn che chắn nắng gió, bão mưa cho người.

Trả lời:

a)

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Vì cửa sổ biết nhìn ra trời rộng, sông dài.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Vì cửa sổ biết che chắn bão mưa cho người.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Vì qua cửa sổ, em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

b)

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Là bức tranh vẽ bầu trời đêm treo trên tường.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Là bầu trời đêm hiện ra trong khung cửa sổ.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Lá ánh nắng sớm ùa vào, đẹp như tranh.

c)

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Mỗi dòng thơ đúc kết một ý đã được nói ở những dòng thơ trước đó.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ đã đưa thiên nhiên tưới đẹp đến với em.

Tiết 6 trang 85, 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ luôn che chắn nắng gió, bão mưa cho người.

Bài 3 (trang 86 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Dựa theo gợi ý từ 2 dòng thơ cuối bài, hãy viết tiếp 1 trong 2 câu sau:

a) Hai cánh cửa sổ là đôi mắt cho em...............................

b)Hai cánh cửa sổ là đôi cánh cho em................................

Trả lời:

a) Hai cánh cửa sổ là đôi mắt cho em nhìn lên bầu trời rộng, nhìn ra dòng sông dài.

b)Hai cánh cửa sổ là đôi cánh cho em nhìn thế giới ngoài kia

Tiết 7 (trang 86, 87 VBT Tiếng Việt lớp 3)

Câu hỏi (trang 86 - 87 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Chọn 1trong 2 đề sau:

1. Viết đoạn văn tả chiếc cửa sổ nhà em.

2. Viết đoạn văn kể về một sinh hoạt trong gia đình em (bữa cơm gia đình hoặc nghe ông bà kể chuyện , chăm sóc cây xanh, lau dọn nhà cửa....)

Trả lời:

1.

Trong nhà em, mỗi phòng đều có một chiếc cửa sổ. Đứng ở mỗi cửa sổ có thể nhìn được nhiều khung cảnh khác nhau như sân nhà, vườn cây, hồ nước, nhưng em thích nhất chiếc cửa sổ có thể nhìn ra vườn cây từ phòng của em. Chiếc cửa sổ làm bằng gỗ và có song sắt được sơn màu xanh dương rất đẹp, bệ cửa sổ được trang trí bằng những chậu hoa nhỏ xinh do tự tay em trồng. Trên những song sắt em treo những bức ảnh chụp cùng bạn bè và trang trí đèn nháy xung quanh. Em cũng không quên để một khoảng không để từ đó, có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn vườn cây xanh mướt. Mỗi sáng tỉnh dậy, mở cửa sổ ra là cả một khung cảnh tươi đẹp hiện ra trước mắt. Bàn học của em được kê gần cửa sổ nên hàng ngày, mỗi khi ngồi học bài, em có thể cảm nhận được những cơn gió thổi lướt qua mát rượi. Nhìn ra vườn cây, thỉnh thoảng em lại bắt gặp hình ảnh những chú chim ríu rít chuyền cành. Em rất thích đứng ở khung cửa sổ này để hít thở và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.

2.

Gia đình em gồm có bốn thành viên là bố, mẹ, anh trai và em. Bố mẹ em là viên chức nhà nước còn hai anh em đều đang đi học. Khi bắt đầu một ngày mới là lúc mọi người rời khỏi nhà để đi học đi làm. Chỉ đến tối, cả gia đình mới được sum họp bên nhau. Giờ sinh hoạt gia đình vào buổi tối của nhà em bắt đầu bằng bữa cơm tối. Mẹ là người đầu bếp tài ba của gia đình. Tài nấu nướng của mẹ là số một. Ba bố con chỉ dọn dẹp rồi đi tắm xong là đã có một bàn ăn thịnh soạn. Mẹ em nói dù có mệt mỏi hay bận rộn đến đâu thì bữa cơm gia đình vẫn phải chu toàn, tươm tất, phải thực sự ngon miệng mới xua tan được những mệt mỏi, muộn phiền sau một ngày dài. Bố em là người vui tính, trong bữa cơm bố thường trêu đùa khiến ai cũng bật cười sảng khoái.Đối với em gia đình là điều quan trọng nhất không có gì có thể thay thế được, em luôn trân trọng những bữa cơm sinh hoạt gia đình, những giây phút quây quần bên người thân yêu.

Xem thêm các bài giải VBT Tiếng việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 14: Anh em một nhà

Bài 15:Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Trái đất của em

Bài 18: Bạn bè bốn phương

 

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 19: Ôn tập cuối năm
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!