Viêm nang lông: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị tại nhà và trường hợp cần đi khám

Nang lông là những túi nhỏ trên da có chứa lông. Viêm nang lông là một tổn thương da phổ biến mà nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Bệnh khởi phát với những vết sẩn đỏ hoặc mụn đầu trắng mọc thành cụm xung quanh nang lông. Sau đó, nhiễm khuẩn có thể lan rộng và trở thành những vết chợt và đóng vảy tiết.

Video Viêm NANG LÔNG là gì ? Làm thế nào để điều trị HIỆU QUẢ

Bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể gây đau, ngứa và làm mất thẩm mỹ. Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, viêm nang lông có thể để lại sẹo và gây rụng lông vĩnh viễn. 

Với trường hợp nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà và bệnh sẽ hết sau vài ngày. Ngược lại, những bệnh nhân viêm nang lông nặng hoặc tái phát cần đến gặp bác sỹ để được kê đơn thuốc.  

Các loại viêm nang lông thường gặp là viêm nang lông do tắm bồn nước nóng (hot tub rash), viêm nang lông do sử dụng dao cạo (barber's itch) và viêm nang lông do lông mọc ngược (razor bumps)

Triệu chứng viêm nang lông

Viêm nang lông gây ngứa và tăng nhạy cảm da. 

Các triệu chứng của viêm nang lông bao gồm 

  • Các vết sẩn đỏ hoặc mụn đầu trắng mọc thành cụm phát triển xung quanh các nang lông
  • Các mụn mủ vỡ để lại vảy tiết
  • Ngứa, rát da
  • Đau và nhạy cảm da
  • Khối sưng lớn ở vùng da tổn thương 

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đến khám bác sỹ ngay nếu tình trạng viêm lan rộng hoặc các triệu chứng của bệnh không biến mất sau vài ngày. Bạn có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm. 

Các thể viêm nang lông 

Sử dụng dao cạo làm lông mọc ngược và gây viêm nang lông. 

Có hai thể viêm nang lông chính là viêm nang lông nông và viêm nang lông sâu. Thể viêm nang lông nông chỉ ảnh hưởng đến một phần nang lông. Ngược lại, thể viêm nang lông sâu ảnh hưởng đến toàn bộ nang lông và thường trầm trọng hơn. 

Các loại viêm nang lông nông bao gồm: 

  • Viêm nang lông do vi khuẩn. Bệnh đặc trưng bởi những nốt mụn chứa đầy mủ, màu trắng và gây ngứa. Khởi phát khi nang lông bị nhiễm khuẩn, thường là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng). Tụ cầu khuẩn luôn có trên da nhưng chỉ gây hại khi thâm nhập vào các vết thương hở.
  • Viêm nang lông do bồn tắm nóng (viêm nang lông do Pseudomonas). Bệnh đặc trưng bởi các vết sẩn đỏ, tròn, gây ngứa trên da, kéo dài từ một đến hai ngày sau khi da tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Loại viêm nang lông này do vi khuẩn Pseudomonas gây ra. Vi khuẩn này có ở nhiều nơi như bồn tắm và hồ bơi nước nóng có nồng độ Clo và độ pH không nằm trong ngưỡng cho phép. 
  • Viêm nang lông do lông mọc ngược (pseudofolliculitis barbae) thường gặp ở vùng mặt, cổ của nam giới tóc xoăn, cạo lông sát da. Những người cạo lông vùng kín (vùng bikini) cũng gặp phải tình trạng này và có thể để lại sẹo lồi thẫm màu.  
  • Viêm nang lông Pityrosporum(pit-ih-ROS-puh-rum). Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm nấm men. Bệnh nhân xuất hiện những nốt mụn mủ mạn tính, màu đỏ, gây ngứa ở vùng lưng, ngực đôi khi có thể gặp ở phần trên cánh tay, cổ, vai và mặt. 

Các dạng viêm nang lông sâu bao gồm: 

  • Viêm nang lông vùng cằm (Sycosis barbae) thường gặp ở đàn ông sau khi cạo râu. 
  • Viêm nang lông do vi khuẩn gram âm thường xuất hiện ở những người sử dụng thuốc điều trị mụn trong một thời gian dài.  
  • Mụn nhọt (furuncles) và bệnh hậu bối (carbuncles). Bệnh khởi phát khi nang lông bị nhiễm khuẩn sâu bởi tụ cầu khuẩn. Các vết sẩn hồng hoặc đỏ thường xuất hiện một cách đột ngột và gây đau. Bệnh hậu bối (carbuncle) xảy ra khi mụn nhọt mọc thành cụm.  
  • Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan (e-o-sin-o-FILL-ik) thường gặp ở những bệnh nhân HIV / AIDS. Triệu chứng của bệnh là những mảng sẩn và mụn mủ tái đi tái lại nhiều lần, gây ngứa dữ dội, thường xuất hiện ở mặt và vùng trên cơ thể. Sau khi lành, vùng da tổn thương có thể sẫm màu hơn do tăng sắc tố. Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan. 

Nguyên nhân viêm nang lông

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm nang lông là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng). 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm nang lông là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng). Những nguyên nhân khác bao gồm nhiễm vi rút, nhiễm nấm hoặc lông mọc ngược. 

Nang lông có ở khắp nơi trên cơ thể trừ môi, lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc và chúng có nhiều nhất ở vùng da đầu. 

Các yếu tố nguy cơ

Sử dụng các sản phẩm có steroid để điều trị mụn trong mộtt hời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông. Nguồn ảnh: Verywellhealth.com 

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm nang lông. Sau đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: 

  • Các bệnh lý nền làm giảm khả năng miễn dịch như bệnh bạch cầu mạn tính, đái tháo đường và HIV/AIDS
  • Đang bị mụn trứng cá hoặc viêm da
  • Sử dụng liệu pháp kháng sinh hoặc các sản phẩm có steriod để điều trị mụn trong thời gian dài
  • Nam giới tóc xoăn, thường bị viêm nang lông sau khi sử dụng dao cạo
  • Thường xuyên sử dụng các loại trang phục không thoát nhiệt và mồ hôi như găng tay cao su hoặc ủng cao
  • Sử dụng bồn tắm nóng không đảm bảo chất lượng
  • Cạo râu, tẩy lông (wax) hoặc thường xuyên mặc quần áo chật 

Biến chứng 

Viêm nang lông có thể để lại sẹo và các đốm sẫm màu trên da. 

Các biến chứng của viêm nang lông bao gồm: 

  • Nhiễm khuẩn lan rộng hoặc tái phát 
  • Bệnh nhọt dưới da (furunculosi)
  • Để lại những tổn thương vĩnh viễn trên da như sẹo hoặc những đốm sẫm màu
  • Tổn thương các nang lông và rụng lông vĩnh viễn 

Cách phòng tránh

Tránh cạo quá sát da bằng cách sử dụng các lại dao cạo điện. 

Để phòng tránh viêm nang lông tái phát, bạn có thể thực hiện những mẹo sau: 

  • Tránh mặc quần áo chật để giảm ma sát giữa da và quần áo. 
  • Phơi khô găng tay cao su sau mỗi lần sử dụng. Nếu phải đeo găng tay cao su thường xuyên thì sau mỗi lần sử dụng bạn nên lộn ngược găng tay lại, rửa kỹ mặt trong với xà phòng và nước, sau đó làm khô thật cẩn thận. 
  • Tránh cạo râu. Đối với nam giới bị viêm nang lông do cạo râu (pseudofolliculitis) thì nuôi râu là một lựa chọn tốt. 
  • Cạo râu một cách cẩn thận. Nếu bắt buộc phải cạo râu, những biện pháp sau đây có thể giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng của viêm nang lông: 
  • Hạn chế số lần cạo 
  • Làm sạch da bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn trước khi cạo
  • Trước khi cạo, xoay tròn nhẹ nhàng khăn mặt hoặc bông tẩy trang để làm dựng lông 
  • Thoa một lượng kem dưỡng vừa đủ lên da trước khi cạo 
  • Cạo theo hướng mọc của lông. Tuy nhiên, một nghiên cứu lại cho rằng cạo theo hướng ngược lại có thể giảm tổn thương cho da. Hãy cân nhắc xem cách nào phù hợp với bạn
  • Tránh cạo quá sát da bằng cách sử dụng các lại dao cạo điện hoặc lưỡi dao có tấm bảo vệ và không kéo căng da khi cạo
  • Dùng lưỡi dao sắc và rửa sạch bằng nước ấm sau mỗi lần cạo
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi cạo 
  • Tránh sử dụng chung dao cạo, khăn tắm và khăn mặt
  • Sử dụng các sản phẩm tẩy lông hoặc các phương pháp làm sạch lông khác. Lưu ý rằng các sản phẩm này có thể gây kích ứng cho da. 
  • Chỉ sử dụng bồn tắm và bể bơi nước nóng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn sở hữu bồn tắm hoặc hồ bơi nước nóng, hãy vệ sinh chúng thường xuyên và sử dụng đúng nồng độ Clo được khuyến nghị. 
  • Tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tùy thuộc vào tình trạng và tần suất tái phát của bệnh, bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát nhiễm trùng bằng một phác đồ thuốc kháng sinh dùng trong 5 ngày kết hợp với sữa tắm có chứa chlorhexidine. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh hiệu quả của phương pháp điều trị này.

Chẩn đoán viêm nang lông

Bác sỹ có thể sử dụng kỹ thuật soi da bằng kính hiển vi để chẩn đoán xác định. 

Bác sĩ da liễu chẩn đoán viêm nang lông bằng cách khám thực thể và khai thác tiền sử bệnh. Bên cạnh đó, họ có thể sử dụng kỹ thuật soi da bằng kính hiển vi để chẩn đoán xác định (dermoscopy).

Nếu các phương pháp điều trị ban đầu không hiệu quả, bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông để lấy mẫu da hoặc lông để xác định nguyên nhân gây bệnh. Trong một số ít trường hợp, bạn có thể được chỉ định sinh thiết da để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.  

Điều trị viêm nang lông

Rạch một đường nhỏ ở vùng tổn thương trên những bệnh nhân có mụn nhọt hoặc bệnh hậu bối để dẫn lưu mủ.

Phương pháp điều trị viêm nang lông phụ thuộc vào thể bệnh, mức độ nghiêm trọng, các biện pháp điều trị tại nhà đã áp dụng và thói quen hàng ngày của bạn. Các phương pháp này bao gồm sử dụng thuốc hoặc can thiệp bằng laser. Tuy nhiên, ngay cả khi đã được điều trị, nhiễm khuẩn vẫn có thể tái phát trở lại. 

Thuốc 

  • Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống dạng viên để kiểm soát nhiễm khuẩn. Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh bôi tại chỗ dưới dạng kem, dạng lotion (dạng sữa) hoặc dạng gel. Thuốc kháng sinh đường uống hiếm khi được chỉ định cho bệnh nhân viêm nang lông, trừ những trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc tái phát nhiều lần. 
  • Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống và dầu gội đầu kháng nấm. Những sản phẩm này được chỉ định cho bệnh nhân viêm nang lông do nhiễm nấm men. Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong những trường hợp này 
  • Thuốc bôi hoặc thuốc uống chống viêm. Những bệnh nhân viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan nhẹ thường được chỉ định các loại thuốc bôi có chứa steroid để giảm ngứa. Thuốc kháng vi rút có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trên những bệnh nhân HIV/AIDS. 

Các phương pháp điều trị khác:

  • Tiểu phẫu. Bác sỹ có thể chỉ định rạch một đường nhỏ ở vùng tổn thương trên những bệnh nhân có mụn nhọt hoặc bệnh hậu bối để dẫn lưu mủ. Sau đó, họ sẽ băng một miếng gạc vô khuẩn nếu mủ tiếp tục chảy. Thủ thuật này có tác dụng giảm đau, tăng tốc độ lành thương và giảm nguy cơ để lại sẹo.  
  • Triệt lông bằng laser. Nếu các phương pháp điều trị khác không thành công, triệt lông vĩnh viễn bằng liệu pháp laser có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn nang lông. Liệu pháp này có tác dụng loại bỏ các nang lông và làm giảm mật độ nang lông tại vùng cần điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém, cần điều trị nhiều lần và có thể gây ra một số tác dụng phụ như đổi màu, phồng rộp da và để lại sẹo. 

Thay đổi lối sống và các biện pháp điều trị tại nhà  

Làm ẩm miếng gạc hoặc khăn sạch sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương vài lần một ngày để giảm đau và làm thông thoáng nang lông. Nguồn ảnh: Dermatologist.org

Các trường hợp viêm nang lông nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Các phương pháp sau đây có thể làm giảm sự khó chịu, tăng tốc độ lành thương và ngăn nhiễm khuẩn lan rộng: 

  • Sử dụngkhăn hoặc gạc ẩm, ấm. Làm ẩm miếng gạc hoặc khăn sạch bằng dung dịch nước muối (pha 1 thìa cà phê muối ăn với 2 cốc nước), sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương vài lần một ngày để giảm đau và làm thông thoáng nang lông (nếu cần). 
  • Sử dụng các sản phẩm chứa thuốc kháng sinh không kê đơn. Bạn có thể sử dụng các loại gel, kem dưỡng và sữa tắm chứa thuốc kháng sinh.  
  • Sử dụng các loại sữa (lotion) dưỡng da dịu nhẹ. Các sản phẩm này có tác dụng làm dịu da. Ngoài ra, bạn có thể dùng hydrocortisone dạng kem để giảm cảm giác khó chịu. 
  • Làm sạch vùng da bị tổn thương. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn 2 lần 1 ngày để làm sạch vùng da bị ảnh hưởng. Sử dụng khăn mặt và khăn tắm sạch, tránh dùng chung. Giặt sạch khăn và quần áo bằng nước nóng và xà phòng sau mỗi lần sử dụng. 
  • Bảo vệ da. Hạn chế cạo râu. Hầu hết các trường hợp viêm nang lông do dao cạo đều biến mất sau khi ngừng cạo râu vài tuần.  

Bạn hãy tìm đến các bác sỹ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị.  

Để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần chuẩn bị những điều sau

  • Liệt kê tất cả các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, kể cả những triệu chứng không liên quan đến tình trạng da. 
  • Liệt kê một số thông tin cá nhân bao gồm những điều căng thẳng mà bạn đang trải qua hoặc những thay đổi trong cuộc sống. 
  • Liệt kê tất cả các loại thuốc, vitamin và các loại thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng. 
  • Liệt kê các câu hỏi mà bạn muốn bác sỹ giải đáp.  

Những bệnh nhân bị viêm nang lông thường có câu hỏi về những vấn đề sau đây

  • Nguyên nhân chính gây viêm nang lông
  • Các nguyên nhân khác
  • Các xét nghiệm cần phải làm
  • Phương pháp điều trị tốt nhất
  • Cách kiểm soát tốt viêm nang lông và các bệnh lý nền
  • Tác dụng phụ của điều trị
  • Các loại thuốc thay thế
  • Những tài liệu và các trang web liên quan đến vấn đề da liễu
  • Khi nào cần tái khám 

Nếu bạn có những thắc mắc khác, hãy hỏi ý kiến của bác sỹ. 

Bác sỹ có thể đưa ra các câu hỏi sau đây

  • Bạn đã xuất hiện tình trạng này bao lâu rồi?
  • Bạn có tiền sử viêm da không?
  • Bạn có thường xuyên để da tiếp xúc với nhiệt độ cao và hơi ẩm hay không? (bạn có thường xuyên sử dụng găng tay cao su không?)
  • Trước khi xuất hiện các triệu chứng, bạn có sử dụng bồn tắm hoặc bể bơi nước nóng hay không?
  • Các triệu chứng xảy ra liên tục hay theo từng cơn?
  • Da có ngứa hoặc đau khi chạm vào hay không?
  • Các yếu tố làm giảm triệu chứng của bệnh?
  • Các yếu tố làm tăng nặng triệu chứng của bệnh?

Tóm lại

Đôi khi, viêm nang lông có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì. Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như chườm ấm và sử dụng các sản phẩm làm dịu da có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh.

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Viêm nang lông là bệnh lý nhiễm trùng ở nang lông do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm,...
Xem thêm
Viêm nang lông ở mặt mới xuất hiện, cấp độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Tuy nhiên, cần phải lưu ý với bạn đọc những cách trị lỗ chân lông ở mặt bằng nguyên liệu tự nhiên thường chỉ có kết quả nhất định, bạn không nên quá lạm dụng.
Xem thêm
Bạn có thể tham khảo các mẹo dân gian chữa viêm nang lông bằng: Nha đam, Nghệ và mật ong, Nước muối, Dầu dừa. Khi tình trạng viêm nang lông ở vùng mông đã trở nặng, triệu chứng đã ngày càng nghiêm trọng hơn, không thể áp dụng các mẹo dân gian chữa tại nhà, bạn cần thăm khám và điều trị tại chuyên khoa Da liễu
Xem thêm
Dưới đây là những cách trị viêm da đầu: Dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi chống nấm, Sử dụng dầu gội chống nấm, Sử dụng thuốc uống
Xem thêm
Dưới đây là 1 số phương pháp trị viêm nang lông ở cánh tay: Bằng nha đam, Chanh, mật ong, Muối, Lá trà xanh
Xem thêm
Dưới đây là những nguyên liệu tự nhiên giúp điều trị viêm nang lông tại nhà: Tinh dầu dừa, Lá trầu không, Mật ong, chanh và đường, Muối
Xem thêm
Dưới đây là những loại kem trị viêm nang lông hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng và bán chạy nhất trên thị trường hiện nay: Kem trị viêm nang lông Zaraporo Rohto, Kem trị viêm nang lông Zaraporo Rohto, Kem trị viêm nang lông Ziaja Med hồng
Xem thêm
Phương pháp điều trị viêm nang lông: Cần loại bỏ các yếu tố thận lợi như mặc quần áo chật, cạo râu, nhổ lông, dùng thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng, dùng corticoid lâu ngày..., Vệ sinh cá nhân, Tránh cào gãi, kích thích tổn thường.
Xem thêm
Một số cách trị viêm nang lông ở vùng kín tại nhà thường được dùng phổ biến như sau: Sử dụng dầu dừa, Sử dụng muối, Thuốc trị viêm nang lông vùng kín,...
Xem thêm
Để khắc phục hiện tượng này có rất nhiều sản phẩm kem bôi chữa trị viêm lỗ chân lông ra đời: Thuốc chữa viêm lỗ chân lông của nhật Zaraporo Rohto, Kem trị viêm nang lông Kobayashi, Kem chữa viêm lỗ chân lông Ziaja Med hồng
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Viêm nang lông
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!