Tác giả, tác phẩm Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng
I. Tác giả Lê Quang Hưng
- Lê Quang Hưng (10/04/1956)
- Quê ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
- Ông là PGS.TS chuyên ngành nhân văn
- Đã từng được trao tặng giải thưởng và huân huy chương: Kỉ niệm chương Vì thế hệ trẻ.
- Được nhận tặng thưởng “Các tác phẩm lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2018”.
II. Tìm hiểu tác phẩm Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng
1. Thể loại
Văn bản thuộc thể loại nghị luận văn học
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Theo Đến với văn chương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
3. Tóm tắt
Những ý chính của văn bản
- Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.
- Hai chữ “nắng mới” vừa ghi nhận một thời điểm đặc điệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.
- Sang khổ thơ cuối, cảnh và tình mới thật quấn quyện, mới thật là “thi trung hữu họa”.
- Nhớ mẹ luôn là tình cảm thiêng liêng mà gần gũi ở những người hiếu nghĩa, đa cảm.
- Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực của của một tâm hồn giàu mơ mộng.
4. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là nghị luận
Gồm 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “tràn lan trên mặt giấy”: Giới thiệu vấn đề, nêu ý kiến khái quát.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “tách rời hình ảnh người mẹ”: Làm rõ những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Nắng mới”.
+ Phần 3: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
5. Giá trị nội dung
Văn bản thể hiện tâm hồn giàu mơ mộng của nhà thơ Lưu Trọng Lư qua bài thơ Nắng mới.
6. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
- Ngôn ngữ xúc tích, ngắn gọn
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng
1. Luận đề của văn bản
Chi tiết nắng mới trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.
2. Các luận điểm triển khai luận đề.
- Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.
- Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.
- Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ.
3. Cách nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.
- Bài chia làm các luận điểm cụ thể, lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ giúp người đọc dễ dàng theo dõi.
- Ở mỗi luận điểm, tác giả đều trích dẫn các câu thơ cụ thể và phân tích cúng nhằm làm sáng tỏ luận điểm. Trong mỗi bài luận điểm đều để ý phân tích các chi tiết, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ.
- Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm.
4. Bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá chủ quan của người viết.
Đoạn văn "Ai từng ở ...ngoài nội". Ở đoạn trích đã phân tích chi tiết khổ thơ "Mỗi lần...những ngày không" làm nổi bật được cái tĩnh lặng của làng quê vào buổi trưa, cái nhịp điệu nhẹ nhàng qua việc phân tích từ ngữ, giọng điệu thơ. Đoạn văn này cũng có sự so sánh, mở rộng với các tác phẩm khác giúp bài phân tích trở nên sinh động, thú vị hơn.
Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa
Tác giả tác phẩm: Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
Tác giả tác phẩm: Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta
Tác giả tác phẩm: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn