Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Cách nhận biết, điều trị và theo dõi

Tụ dịch màng nuôi (màng nhau) đa phần sẽ không gây biến chứng, nhưng vẫn cần thai phụ nhận biết sớm và đi khám kịp thời, giúp phân biệt với các tình trạng nguy hiểm khác.

 Tụ dịch màng nuôi là gì? Dấu hiệu nhận biết

Theo dõi thai kỳ là một hành trình mang theo nhiều mong mỏi của các bậc làm cha làm mẹ. Trong ba tháng đầu, cơ thể người mẹ bắt đầu có nhiều biến đổi, trong đó có nhiều thay đổi sinh lý và cũng có thể gặp những biến cố bất thường. Một trong những biến cố xuất hiện trong ba tháng đầu thai kỳ là hiện tượng tụ dịch màng nuôi, hiện tượng này chiếm 16-25 % các trường hợp mang thai.

Bài viết cung cấp cho bạn những thông tin về hiện tượng tụ dịch màng nuôi, giúp bạn hiểu rõ để tránh những lo lắng không cần thiết, đồng thời biết cách theo dõi, xử trí.

Định nghĩa về tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch màng nuôi, hay còn gọi là tụ dịch màng đệm, xuất huyết màng đệm là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trong ba tháng đầu. Đây là hiện tượng tụ dịch giữa lớp màng nuôi và cơ tử cung của người mẹ, khiến nhau thai có xu hướng bị bong ra khỏi tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai. Dịch tích tụ có thể là máu tụ dưới màng đệm, xảy ra do tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng thai, máu chảy vào lớp giữa tử cung và nhau gây bong mép nhau thai.

Tùy vào tình trạng tụ dịch nhiều hay ít, tình trạng bong nhau mà tiên lượng của tụ máu màng nuôi sẽ khác nhau. Theo nghiên cứu, khi lượng dịch/ máu tích tụ chiếm 25 % thể tích túi thai sẽ làm tăng sảy thai.

Các dấu hiệu nhận biết tụ dịch màng nuôi

Các triệu chứng có thể gặp trong tụ máu màng nuôi:

  • Đau bụng dưới
  • Chảy máu trong ba tháng đầu
  • Chảy dịch âm đạo bất thường: Có máu đỏ hoặc màu nâu

Trong nhiều trường hợp, có thể không có biểu hiện gì, và chỉ được phát hiện tụ dịch màng nuôi khi siêu âm thai định kỳ. Hiện tượng tụ dịch màng nuôsau khi thai làm tổ trong buồng tử cung từ 1-2 tuần đầu cũng là một hiện tượng sinh lý, không có triệu chứng và sẽ không ảnh hưởng tới thai kỳ.

Các chỉ số bất thường của tụ dịch màng nuôi

Hình: Tụ dịch màng nuôi trên siêu âm. Nguồn: Bệnh viện Thu CúcHình: Tụ dịch màng nuôi trên siêu âm. Nguồn: Bệnh viện Thu CúcNgoài các dấu hiệu lâm sàng gợi ý, hình ảnh trên siêu âm sẽ giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán tụ dịch dưới màng nuôi.

Đặc điểm trên siêu âm: Vùng giảm âm hoặc trống âm (có tính chất dịch máu) hình lưỡi liềm nằm cạnh túi thai, có khi làm bong 1 phần nhau thai. Do trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhau thai chưa bám chặt nên rất có thể bong nhau nhiều hơn nếu chảy máu không cầm được.

Tụ dịch màng nuôi được chia ra làm 3 trường hợp:

  • Trường hợp nhẹ: Dịch tụ từ 2mm – 5mm
  • Trường hợp trung bình: Dịch tụ từ 5mm – 8mm
  • Trường hợp nặng: Dịch tụ nhiều hơn 8mm

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định việc tiêm hoặc uống thuốc nội khoa kết hợp với giảm co thắt.

Xử trí khi bị tụ dịch màng nuôi

Hiện tượng tụ dịch dưới màng nuôi đa phần không gây biến chứng. Bên cạnh một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó làm tăng nguy cơ sảy thai, có nhiều nghiên cứu lại thống kê thấy nó không làm tăng nguy cơ biến chứng, và các mẹ bầu vẫn thường trải qua thai kỳ khỏe mạnh để sinh ra những em bé bình thường. Do đó, khi được chẩn đoán tụ dịch dưới màng nuôi, các bà bầu không nên quá lo lắng, và nên gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn và dùng thuốc theo đơn. Thực hiện chế độ ăn uống giàu vitamin, chất xơ, đạm cùng với chế độ nghỉ ngơi vận động hợp lý sẽ giúp cho quá trình hồi phục nhanh hơn.

Bà bầu sẽ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tùy từng thai phụ và tình trạng thai kỳ,  bác sĩ có thể chỉ định thuốc nội tiết, giảm co, cầm máu để làm ngừng quá trình chảy máu cũng như giúp bánh rau thai nhi phát triển bám chắc vào cơ tử cung. Cũng có thể mẹ bầu chỉ được hướng dẫn theo dõi mà không cần dùng thuốc gì.

Các mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều trên giường, tránh vận động quá sức, tránh mang vác vật nặng để tránh tình trạng chảy máu nhiều hơn.

Theo dõi tụ dịch màng nuôi

Hình: Khám thai định kỳ để phát hiện, theo dõi tụ dịch màng nuôi và các bất thường thai kỳ.   Nguồn: NPS MedicineWise

Hình: Khám thai định kỳ để phát hiện, theo dõi tụ dịch màng nuôi và các bất thường thai kỳ. 

Nguồn: NPS MedicineWise

Những trường hợp bị tụ dịch dưới màng nuôi 4mm trở xuống nằm trong giai đoạn nhẹ nên thai phụ cũng không cần phải quá lo lắng, chỉ cần có chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý là được. Tuy nhiên, nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo, cần thăm khám bác sĩ ngay.

Các thai phụ cần đảm bảo khám thai định kỳ đầy đủ, đúng hẹn, khám thai lần đầu đầy đủ vì 3 tháng đầu là thời kỳ nhạy cảm, có thể gặp tụ dịch màng nuôi

Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.

Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.

Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.

Câu hỏi liên quan

Tư thế tốt nhất mà các bác sĩ khuyên chị em mang bầu, đặc biệt là những người bị tụ dịch màng nuôi nên nằm đó là nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch, tim thai, giúp máu lưu thông từ dưới lên trên tim, hỗ trợ hệ tuần hoàn máu hoạt động có hiệu quả. Mẹ có thể vẫn cử động xoay người nhẹ nhàng nếu nằm quá lâu và quá mỏi.
Xem thêm
Như vậy, bị tụ dịch màng nuôi nhưng không ra máu sẽ cực kỳ nguy hiểm, không cảnh báo sớm cho mẹ về hiện tượng đang mắc phải, không ngay lập tức đi khám bác sĩ để điều trị, làm kéo dài thời gian, khiến cho vết tụ dịch ngày càng lớn hơn, ảnh hưởng nhiều hơn tới thai nhi.
Xem thêm
Ngoài ra, còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu mà tình trạng này sẽ biến mất nhanh hay chậm, có người thì 1 tuần nhưng cũng có người 2 – 3 tuần
Xem thêm
Để sớm khỏi bệnh thì bà bầu vẫn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể, các thực phẩm mà bà bầu có thể ăn như: Thực phẩm dễ tiêu hóa, Uống đủ nước...
Xem thêm
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà: Sử dụng củ gai tươi; Hạn chế quan hệ tình dục khi bị tụ dịch dưới màng nuôi.; Luôn giữ một tinh thần bình tĩnh và thoải mái.
Xem thêm
Nếu hiện tượng tụ máu lan rộng, nhau thai có thể bong hoàn toàn khỏi tử cung của mẹ gây sảy thai.
Xem thêm
Tụ dịch màng nuôi (hay tụ dịch dưới màng nuôi) là hiện tượng thường gặp khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, thể hiện tình trạng máu giữa khoảng không gian giữa nhau thai và tử cung của sản phụ.
Xem thêm
Tụ dịch màng nuôi (hay tụ dịch dưới màng nuôi) là hiện tượng thường gặp khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, thể hiện tình trạng máu giữa khoảng không gian giữa nhau thai và tử cung của sản phụ.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tụ dịch màng nuôi
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!