Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, chẩn đoán và các liệu pháp điều trị

Một đứa trẻ 2 tuổi bình thường có thể nói khoảng 50 từ và nói thành câu có 2 đến 3 từ. Đến 3 tuổi, vốn từ vựng của trẻ tăng lên khoảng 1.000 từ và chúng có thể nói những câu 3 đến 4 từ. Nếu con bạn chưa đạt được những mốc phát triển đó, trẻ có thể bị chậm nói. Các mốc phát triển giúp đánh giá sự tiến bộ của trẻ, nhưng đó chỉ là những nguyên tắc chung. Trẻ em phát triển năng lực ngôn ngữ theo tốc độ của riêng.

Video Trẻ chậm nói: làm sao để phát hiện và điều trị đúng cách

Trẻ bị chậm nói không phải lúc nào cũng là bất thường. Chậm nói cũng có thể do mất thính lực hoặc các rối loạn phát triển thần kinh tiềm ẩn.

Nhiều dạng chậm nói có thể được điều trị hiệu quả. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu các dấu hiệu chậm nói ở trẻ mới biết đi, các biện pháp can thiệp sớm là cần thiết để giúp trẻ học nói.

Chậm phát triển ngôn ngữ và lời nói khác nhau như thế nào?

Mặc dù cả hai bệnh thường khó phân biệt và thường được gọi chung - nhưng có một số khác biệt gây ra chứng chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ.

Lời nói là hành động tạo ra âm thanh và từ ngữ. Trẻ chậm nói có thể cố gắng nhưng gặp khó khăn trong việc phát âm chính xác thành từ. Chậm nói không liên quan đến khả năng hiểu hoặc giao tiếp phi ngôn ngữ.

Chậm phát triển ngôn ngữ là một hội chứng rối loạn giao tiếp bao gồm các khiếm khuyết về khả năng nói, ngôn ngữ, thính giác. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể phát âm chính xác một số từ, nhưng chúng không thể tạo thành các cụm từ hoặc câu có nghĩa. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói và hành động của người khác.

Trẻ có thể bị chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng hai tình trạng này đôi khi giống nhau.

Nếu bạn không biết con mình có thể mắc phải loại nào, đừng lo lắng vì không cần thiết phải phân biệt 2 bệnh này để đánh giá và bắt đầu điều trị.

Chậm nói là gì?

Kỹ năng nói và ngôn ngữ bắt đầu bằng tiếng bập bẹ của trẻ. Nhiều tháng trôi qua, những lời bập bẹ dường như vô nghĩa ấy dần trở thành những từ ngữ dễ hiểu.

Chậm nói là khi trẻ chưa đạt được các mốc phát triển bình thường về khả năng nói. Trẻ em phát triển theo tốc độ của riêng chúng. Chậm nói không phải lúc nào cũng là một vấn đề nghiêm trọng.

Đặc điểm về ngôn ngữ ở trẻ 3 tuổi?

Một đứa trẻ 3 tuổi bình thường có thể:

  • Sử dụng khoảng 1.000 từ
  • Gọi tên mình, gọi tên người khác 
  • Sử dụng danh từ, tính từ và động từ trong các câu 3 đến 4 từ
  • Biết nói nhiều câu
  • Biết đặt câu hỏi
  • Biết kể một câu chuyện, lặp lại một bài đồng dao hay hát một bài hát

Những người dành nhiều thời gian với trẻ nhất thường hiểu chúng nhất. Khoảng 50 - 90 % trẻ 3 tuổi có thể sử dụng ngôn ngữ tốt để người khác hiểu được những điều chúng muốn nói.

Dấu hiệu của sự chậm nói

Nếu trẻ không bập bẹ hoặc không phát ra âm thanh khác sau 2 tháng tuổi, đó có thể là dấu hiệu sớm nhất của chứng chậm nói. Đến 18 tháng, hầu hết trẻ có thể nói được những từ đơn giản như “ma ma” hoặc “pa pa”. Các dấu hiệu của sự chậm nói ở trẻ lớn hơn là:

  • 2 tuổi: không sử dụng ít nhất 25 từ
  • 2 tuổi rưỡi: không sử dụng các cụm từ gồm 2 từ hoặc kết hợp danh từ-động từ
  • 3 tuổi: không sử dụng ít nhất 200 từ, không gọi tên được đồ vật.
  • Mọi lứa tuổi: không thể nói những từ đã học trước đó

Điều gì có thể gây ra chứng chậm nói?

Trẻ chậm nói có thể chỉ là tạm thời và sau một khoảng thời gian phát triển khả năng nói của trẻ sẽ hoàn thiện. Nhưng sự chậm phát triển về ngôn ngữ cũng có thể nói lên sự chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Dưới đây là một số ví dụ.

Vấn đề về miệng

Chậm nói có thể do khuyết tật về miệng, lưỡi hoặc vòm họng. Trong bệnh dính lưỡi, dải mô kết nối lưỡi với sàn miệng ngắn hơn bình thường. Điều này gây khó khăn cho việc phát âm một số từ, đặc biệt:

  • D
  • L
  • R
  • S
  • T
  • Z
  • th

Dính lưỡi cũng có thể khiến trẻ bú kém.

Khuyết tật dính lưỡi ở trẻ. Nguồn ảnh: healthlibrary.askapolloKhuyết tật dính lưỡi ở trẻ. Nguồn ảnh: healthlibrary.askapollo

Rối loạn lời nói và ngôn ngữ 

Một đứa trẻ 3 tuổi có thể hiểu và giao tiếp không lời nhưng không thể nói nhiều từ có thể bị chứng chậm nói. Một người có thể nói một vài từ nhưng không thể chuyển chúng thành các cụm từ dễ hiểu có thể bị chứng chậm phát triển ngôn ngữ.

Một số rối loạn lời nói và ngôn ngữ liên quan đến chức năng não bộ và có thể là dấu hiệu của một khuyết tật. Sinh non có thể gây ra chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ. 

Bệnh mất phối hợp động tác ở trẻ là một chứng rối loạn thể chất khiến trẻ khó phát âm theo đúng trình tự để hình thành từ. Nó không ảnh hưởng đến giao tiếp phi ngôn ngữ hoặc khả năng hiểu ngôn ngữ.

Mất thính lực

Một đứa trẻ không thể nghe rõ có thể gặp khó khăn trong việc hình thành từ. Một dấu hiệu của việc mất thính lực là trẻ không nhận ra người hoặc đồ vật khi bạn gọi tên chúng nhưng lại nhận ra nếu bạn chỉ về hướng đồ vật đó. 

Tuy nhiên, các dấu hiệu mất thính lực có thể rất khó nhận biết. Đôi khi, chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ có thể là dấu hiệu đáng chú ý duy nhất.

Thiếu sự khích lệ

Chúng ta học cách nói để tham gia vào cuộc trò chuyện. Thật khó để bắt kịp bài phát biểu nếu không có ai tương tác với bạn. Môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển lời nói và ngôn ngữ. Lạm dụng hoặc thiếu sự khích lệ bằng lời nói có thể khiến trẻ không đạt được các mốc phát triển bình thường.

Rối loạn phổ tự kỉ

Nguồn ảnh: mydr.com.auNguồn ảnh: mydr.com.auCác vấn đề về lời nói và ngôn ngữ rất thường thấy trong rối loạn phổ tự kỷ. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Lặp lại các cụm từ thay vì tạo các cụm từ mới
  • Lặp lại hành động nhiều lần
  • Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ bị suy giảm
  • Tương tác xã hội bị hạn chế
  • Mất các kĩ năng về lời nói và ngôn ngữ

Vấn đề thần kinh

Một số rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng đến cơ quan phát âm. Bao gồm:

  • Bại não
  • Loạn dưỡng cơ
  • Chấn thương sọ não

Trong trường hợp bại não, mất thính giác hoặc các khuyết tật phát triển khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nói.

Thiểu năng trí tuệ

Nói chậm có thể do thiểu năng trí tuệ. Nếu trẻ không biết nói, đó có thể là vấn đề về nhận thức chứ không phải do không có khả năng hình thành từ.

Chẩn đoán 

Bởi vì mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo những cách khác nhau, nên khó phân biệt giữa chậm phát triển và rối loạn ngôn ngữ hoặc lời nói.

Khoảng 10 - 20% trẻ 2 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ, trong đó tỉ lệ trẻ nam cao gấp 3 lần trẻ nữ. Hầu hết trẻ không mắc chứng rối loạn ngôn ngữ hoặc lời nói sau 3 tuổi.

Bác sĩ nhi khoa sẽ đặt câu hỏi về khả năng nói cũng như các hành vi của trẻ trong mỗi cột mốc phát triển của trẻ.

Bác sĩ sẽ kiểm tra miệng, vòm miệng, lưỡi và thính lực cho trẻ. Ngay cả khi trẻ có vẻ phản ứng nhanh với âm thanh thì vẫn có thể bị mất thính lực khiến các từ nghe có vẻ lộn xộn.

Tùy thuộc vào chẩn đoán ban đầu, bác sĩ nhi khoa có thể gửi trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa khác để đánh giá kỹ hơn. Đó là:

  • Nhà thính học
  • Nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ
  • Bác sĩ thần kinh
  • Dịch vụ can thiệp sớm

Điều trị chứng chậm nói

Liệu pháp ngôn ngữ

Nguồn ảnh: johnacademy.co.ukNguồn ảnh: johnacademy.co.ukNếu trẻ chỉ bị chậm nói, đây có thể là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết.

Liệu pháp đưa đến một tiên lượng tốt. Với sự can thiệp sớm, trẻ có thể nói chuyện bình thường vào thời điểm đi học.

Liệu pháp ngôn ngữ cũng có hiệu quả như một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể khi có một chẩn đoán khác. Nhà trị liệu ngôn ngữ sẽ làm việc trực tiếp với trẻ, cũng như hướng dẫn bạn cách giúp đỡ trẻ.

Can thiệp sớm

Nghiên cứu cho thấy rằng sự chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ ở trẻ từ 2 tuổi rưỡi đến 5 tuổi có thể dẫn đến khó đọc khi học tiểu học.

Chậm nói cũng có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về hành vi và xã hội hóa. Với chẩn đoán của bác sĩ, trẻ 3 tuổi có thể đủ điều kiện để can thiệp sớm trước khi chúng bắt đầu đi học.

Điều trị tình trạng cơ bản

Khi chứng chậm nói có liên quan đến một bệnh hoặc xảy ra cùng với một chứng rối loạn khác, thì điều quan trọng là phải giải quyết những vấn đề đó. Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Trợ giúp thính lực
Nguồn ảnh: texaschildrensNguồn ảnh: texaschildrens
  • Điều chỉnh các vấn đề về miệng hoặc lưỡi
  • Liệu pháp vận động
Nguồn ảnh: verywellhealthNguồn ảnh: verywellhealth
  • Vật lý trị liệu
  • Liệu pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA)
Nguồn ảnh: healthlineNguồn ảnh: healthline
  • Điều trị các rối loạn thần kinh

Cha mẹ có thể làm gì?

  • Nói chuyện trực tiếp với trẻ, dù chỉ là kể lại những gì bạn đang làm.
  • Sử dụng cử chỉ và chỉ vào đồ vật, các bộ phận trên cơ thể, người, đồ chơi… khi bạn nói các từ tương ứng hoặc những thứ bạn nhìn thấy.
  • Đọc cho trẻ nghe. 
  • Hát những bài hát đơn giản 
  • Hãy dành sự quan tâm khi nói chuyện với trẻ. Hãy kiên nhẫn khi trẻ cố gắng nói chuyện với bạn.
  • Khi ai đó hỏi trẻ một câu hỏi, hãy để trẻ tự trả lời.
  • Ngay cả khi bạn đoán trước được nhu cầu của trẻ, hãy cho trẻ cơ hội tự nói ra điều đó.
  • Lặp lại các từ một cách chính xác hơn là trực tiếp chỉ ra lỗi.
  • Hãy để trẻ tiếp xúc với những trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt.
  • Đặt câu hỏi và đưa ra lựa chọn để trẻ trả lời.

Phải làm gì nếu bạn nghĩ rằng con mình có thể bị chậm nói?

Rất có thể trẻ hoàn toàn bình thường và sẽ đạt được điều đó trong khoảng thời gian tới. Nhưng đôi khi chậm nói có thể báo hiệu các vấn đề khác, chẳng hạn như mất thính lực hoặc các trường hợp chậm phát triển khác.

Trong trường hợp đó, tốt nhất là can thiệp sớm. Nếu trẻ không đạt được các mốc phát triển bình thường về lời nói, hãy đặt lịch khám với bác sĩ nhi khoa.

Trong thời gian chờ đợi, hãy tiếp tục nói, đọc và hát để khuyến khích trẻ nói chuyện nhiều hơn.

Tổng kết

Trẻ chậm nói có nghĩa là khả năng nói của trẻ chưa đạt đến cột mốc phát triển trong một giai đoạn cụ thể.

Đôi khi chậm nói là do một bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị. Trong những trường hợp này, liệu pháp ngôn ngữ có thể được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác.

Nhiều trẻ mới biết đi nói sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường, vì vậy, chậm nói không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Nếu bạn có thắc mắc về khả năng nói hoặc ngôn ngữ của trẻ, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa. Tùy thuộc vào chẩn đoán, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến các chuyên gia thích hợp.

Sự can thiệp sớm đối với chứng chậm nói có thể giúp trẻ 3 tuổi bắt kịp thời gian đi học.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!