Tránh thai khẩn cấp: hướng dẫn sử dụng và những điều cần làm sau đó

Các biện tránh thai khẩn cấp giúp tránh mang thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Nếu bạn cho rằng phương pháp tránh thai mình sử dụng không có tác dụng và muốn tránh thai thì thuốc tránh thai khẩn cấp có thể giúp bạn.

Video Tránh thai bằng những cách nào?

Các biện pháp tránh thai khẩn cấp

Có hai hình thức tránh thai khẩn cấp: thuốc chứa hormone ngăn mang thai và đặt vòng tránh thai bằng đồng (IUD).

Thuốc tránh thai khẩn cấp /Plan B

Có hai loại thuốc khác nhau có tác dụng tránh thai khẩn cấp.

Loại đầu tiên chứa levonorgestrel, bao gồm Plan B one-step, Take action và AfterPill. Chúng có khả năng làm giảm nguy cơ mang thai của bạn từ 75 đến 89% khi được sử dụng đúng cách. 

Loại thuốc thứ hai chỉ được sản xuất bởi một nhãn hiệu có tên là ella. Thuốc này chứa axetat ulipristal. Bạn cần được kê để có thể mua ella. Viên uống này được coi là loại thuốc tránh thai khẩn cấp hiệu quả nhất với khả năng tránh thai là 85%. 

Vòng tránh thai bằng đồng

Đặt vòng tránh thai bằng đồng có tác dụng như một biện pháp tránh thai khẩn cấp và giúp tránh thai trong tối đa 12 năm. Khi được sử dụng đúng cách như một biện pháp tránh thai khẩn cấp, nó có thể làm giảm khả năng mang thai đến 99.9%

Dụng cụ tránh thai ParaGard. Nguồn: insider.comDụng cụ tránh thai ParaGard. Nguồn: insider.comTất cả những biện pháp này đều có khả năng tránh thai. Tuy nhiên chúng không có khả năng chấm dứt thai kỳ (phá thai).

Khi nào bạn nên sử dụng chúng?

Bạn có thể sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp sau khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc khi bạn nghĩ biện pháp tránh thai trước đó không có hiệu quả. Ví dụ:

  • Bao cao su bị rách, bạn quên uống một hoặc nhiều viên thuốc tránh thai.
  • Bạn nghĩ thuốc tránh thai bị kém hiệu quả do tương tác với các loại thuốc khác bạn uống.
  • Quan hệ tình dục bất ngờ không an toàn
  • Bị tấn công tình dục

Cần sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp ngay sau khi quan hệ để tránh mang thai. Các khung thời gian cụ thể nên được sử dụng:

Biện pháp tránh thai khẩn cấp

Thời điểm nên sử dụng

Thuốc tránh thai khẩn cấp /Plan B 

Trong vòng 3 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn

Thuốc ella

Trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn

Vòng tránh thai bằng đồng

Lắp đặt trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn

Bạn không bao giờ nên sử dụng nhiều hơn một một biện pháp tránh thai khẩn cấp cùng một lúc.

Các tác dụng phụ

Các biện pháp tránh thai khẩn cấp nói chung được coi là an toàn nhưng chúng vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ phổ biến của cả hai loại thuốc tránh thai:

  • Chảy máu hoặc ra máu giữa các kỳ kinh
  • Chóng mặt
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Căng ngực
  • Cảm thấy lâng lâng
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

Nếu bạn nôn mửa trong vòng hai giờ sau khi uống một viên thuốc tránht hai khẩn cấp thì bạn cần uống một viên khác.

Nhiều phụ nữ bị chuột rút hoặc cảm thấy đau khi đặt vòng tránh thai và cơn đau kéo dài trong một vài ngày sau. Các tác dụng phụ nhỏ thường gặp của vòng tránh thai bằng đồng có thể kéo dài từ ba đến sáu tháng bao gồm:

  • Chuột rút và đau lưng trong vài ngày sau khi đặt vòng tránh thai
  • Ra máu giữa các kỳ kinh
  • Kinh nguyệt nhiều hơn và đau bụng kinh dữ dội

Nguy cơ tiềm ẩn

Không có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc rủi ro nào liên quan đến việc uống thuốc tránh thai. Hầu hết các triệu chứng sẽ nhẹ đi trong vòng một hoặc hai ngày.

Nhiều phụ nữ sử dụng vòng tránh thai không gặp tác dụng phụ hoặc có thì cũng vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, có những rủi ro và biến chứng:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn trong hoặc ngay sau khi đặt vòng. Bạn cần điều trị bằng thuốc kháng sinh 
  • Vòng tránh thai làm thủng niêm mạc tử cung, cần phải phẫu thuật cắt bỏ
  • Vòng tránh thai có thể trượt ra khỏi tử cung, làm mất hiệu quả tránh thai và cần phải đặt lại.

Phụ nữ đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể mang thai sau khi đặt vòng tránh thai, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Mang thai ngoài tử cung là trường hợp cần cấp cứu y tế. 

Bạn nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn đặt vòng tránh thai mà:

  • Độ dài của dây vòng đặt tử cung thay đổi
  • Khó thở
  • Ớn lạnh hoặc sốt đột ngột
  • Đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục vài ngày sau khi đặt vòng.
  • Bạn nghĩ bạn có thể mang thai
  • Cảm thấy phần dưới cùng của vòng tránh thai trượt ra khỏi cổ tử cung
  • Đau quặn bụng dữ dội hoặc chảy máu nhiều

Những điều cần làm tiếp theo sau khi sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp

Tiếp tục uống thuốc tránh thai và các biện pháp bảo vệ khác

Sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hãy tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai thông thường khi quan hệ tình dục để tránh mang thai. Không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên.

Thử thai

Hãy thử thai khoảng một tháng sau khi bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc nếu bạn bị trễ kinh. Nếu bạn bị trễ kinh và kết quả thử thai là âm tính thì hãy đợi thêm vài tuần nữa và thử lại. Các bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu và máu để xác định xem bạn có mang thai hay không. Đôi khi họ có thể giúp bạn phát hiện mang thai sớm hơn.

Xét nghiệm lây bệnh qua đường tình dục (STI)

Nếu bạn có khả năng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) thì hãy gọi cho bác sĩ phụ khoa của bạn. Một quá trình xét nghiệm STI đầy đủ thường có xét nghiệm dịch âm đạo để biết bạn có mắc bệnh lậu, chlamydia và trichomoniasis. Quá trình này cũng bao gồm xét nghiệm máu để kiểm qua dấu hiệu của bệnh HIV, giang mai và mụn rộp ở cơ quan sinh dục. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên xét nghiệm HIV ngay lập tức và một lần nữa sau sáu tháng xem có dấu hiệu của HIV không.

Tôi cần phải làm gì nếu các biện pháp tránh thai khẩn cấp không có tác dụng?

Những hình thức tránh thai khẩn cấp này có tỉ lệ thành công cao nhưng vẫn có khả năng chúng thất bại. Nếu kết quả thử thai là dương tính thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra một lựa chọn phù hợp. Nếu bạn quyết định giữ thai bác sĩ sẽ chỉ định bạn chăm sóc trước khi sinh. Nếu đó là trường hợp mang thai ngoài ý muốn, hãy bảo với bác sĩ và nghiên cứu các lựa chọn kỹ càng. Nếu bạn quyết định phá thai, có nhiều hình thức phá thai khác nhau tuỳ vào nơi mà bạn sống. Hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để biết thêm về các lựa chọn. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!