Suy nghĩ về ý kiến của Hoài Thanh: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt
Đề bài: Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã "dồn tình yêu quê hương trong tình yêu Tiếng Việt". Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý kiến này.
Một số bài văn mẫu Suy nghĩ về ý kiến của Hoài Thanh: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt
Suy nghĩ về ý kiến của Hoài Thanh: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt (Mẫu 1)
Nhận xét về phong trào Thơ mới, Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, có nhiều cách biểu lộ lòng yêu nước…. Các nhà Thơ mới đành gửi lòng yêu nước thương nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Vì họ nghĩ rằng, tiếng Việt đã hứng vong hồn dân tộc những thế hệ qua. Vận mệnh dân tộc đã gắn bó với vận mệnh tiếng Việt. Họ dùng tiếng nói của dân tộc để sáng tác thơ, duy trì tiếng nói và các thể thơ mang hồn cốt dân tộc. Qua thơ, họ ngợi ca thiên nhiên đất nước, gửi gắm nỗi buồn mất nước. Qua thơ, các nhà Thơ mới đã phát triển, đổi mới ngôn từ, làm cho tiếng Việt trở nên rất phong phú, trong sáng, tinh tể, hiện đại. Trong khi văn học trung đại sáng tác văn học bằng chữ Hán, chữ Nôm (ảnh hưởng chữ Hán) và các thể thơ chủ yếu là Đường luật; thì các nhà Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt, chữ quốc ngữ, tôn vinh các thể thơ truyền thống như: thơ lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ…Họ coi tiếng nói của cha ông là là hương hỏa quý giá, mang hồn thiêng dân tộc, nên đã trau chuốt từ ngữ, hình ảnh. Tình yêu tiếng Việt, yêu nghệ thuật thơ ca, yêu bản sắc văn hóa dân tộc của các nhà Thơ mới rất phong phú sâu sắc. Đó một biểu hiện tinh tế của tình yêu quê hương đất nước.
Suy nghĩ về ý kiến của Hoài Thanh: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt (mẫu 2)
Thơ mới đã góp phần hiện đại hoá tiếng Việt. Câu thơ co, duỗi tự nhiên. Lời thơ giản dị, dễ hiểu, giàu cảm xúc và hình ảnh. Các nhà thơ mới đã gửi gắm tấm lòng trân trọng và yêu quý tiếng Việt. Hoài Thanh đã dùng hình ảnh "tấm lụa" và "tấm hồn bạch" để nói lên tình cảm đẹp đẽ đó: "Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng". Qua thơ, các nhà Thơ mới đã phát triển, đổi mới ngôn từ, làm cho tiếng Việt trở nên rất phong phú, trong sáng, tinh tể, hiện đại. Họ coi tiếng nói của cha ông là là hương hỏa quý giá, mang hồn thiêng dân tộc, nên đã trau chuốt từ ngữ, hình ảnh.
Suy nghĩ về ý kiến của Hoài Thanh: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt (mẫu 3)
Sự xuất hiện của Thơ mới có thể coi là một bước tiến lớn trong văn học, Hoài Thanh cũng khẳng định: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã "dần tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt." Nếu như các nhà thơ cũ luôn chỉ nhìn vào những cái bao quát, thì các nhà Thơ mới thể hiện một khía cạnh mới mẻ đó là cái cá tính, sự táo bạo của bản thân thể hiện qua những bài thơ có phần phóng túng, lời thơ bay nhảy. Họ đã chứng tỏ cho chúng ta thấy, tiếng Việt cũng đẹp, cũng hay nếu nó được sử dụng đúng cách, đó là tiếng nói của quê hương, dân tộc bởi vậy nó phải thể hiện tâm tư, nguyện vọng của những người sống trong dân tộc đó. Chính vì sự nhận thức đó, các nhà Thơ mới thực sự đã kéo thơ ca đến gần với những giá trị to lớn hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước ẩn sau sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Suy nghĩ về ý kiến của Hoài Thanh: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt (mẫu 4)
Sự xuất hiện của Thơ mới có thể coi là một bước tiến lớn trong văn học, Hoài Thanh cũng khẳng định: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã "dần tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt." Nếu như các nhà thơ cũ luôn chỉ nhìn vào những cái bao quát, thì các nhà Thơ mới thể hiện một khía cạnh mới mẻ đó là cái cá tính, sự táo bạo của bản thân thể hiện qua những bài thơ có phần phóng túng, lời thơ bay nhảy. Họ đã chứng tỏ cho chúng ta thấy, tiếng Việt cũng đẹp, cũng hay nếu nó được sử dụng đúng cách, đó là tiếng nói của quê hương, dân tộc bởi vậy nó phải thể hiện tâm tư, nguyện vọng của những người sống trong dân tộc đó. Chính vì sự nhận thức đó, các nhà Thơ mới thực sự đã kéo thơ ca đến gần với những giá trị to lớn hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước ẩn sau sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Suy nghĩ về ý kiến của Hoài Thanh: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt (mẫu 5)
Có lẽ Hoài Thanh đã suy nghĩ đúng khi ông cho rằng: “Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt””. Trong hoàn cảnh đất nước khác nhau, các nhà văn, nhà thơ có những cách bộc lộ tình yêu nước khác nhau. Các nhà thơ trong phong trào thơ mới cũng không phải là một ngoại lệ. Họ gửi lòng yêu nước, tình yêu thương giống nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Bởi tiếng Việt là linh hồn, là tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta dùng tiếng nói của mình sáng tác thơ, để thể hiện tình yêu nước, yêu dân tộc vô bờ bến. Chúng ta ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca đất nước và cả những vị anh hùng… qua các câu chữ, các ngôn từ tươi đẹp. Phong trào thơ mới không chỉ giúp các nhà thơ gửi gắm tình yêu quê hương đất nước mà còn giúp cho sự phát triển của tiếng Việt đi lên một tầm cao mới – trở nên hiện đại, tinh tế và phong phú. Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt đã thể hiện sự tinh tế, tôn trọng và yêu thương tình yêu quê hương đất nước.
Suy nghĩ về ý kiến của Hoài Thanh: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt (mẫu 6)
Quan điểm của Hoài Thanh cho rằng các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Đây là một ý kiến đúng đắn, thể hiện được giá trị của những bài thơ thuộc phong trào Thơ mới. Vốn dĩ, việc yêu ngôn ngữ dân tộc cững chính là một khía cạnh của tình yêu đất nước. Với sự tân kì, sáng tạo của mình, các nhà thơ mới đã đem đến cho ngôn ngữ nước nhà một diện mạo phong phú. Tình yêu tiếng Việt ấy trước hết nằm ở hình thức thể hiện. Ta có một Xuân Diệu sôi nổi với cách dùng từ táo bạo: “Tôi muốn tắt nắng đi/Cho màu đừng nhạt mất”. Ta có Hàn Mặc Tử với ngôn ngữ giàu tính hình tượng cùng những liên tưởng siêu thực: “Mơ khách đường xa, khách đường xa/Áo em trắng quá nhìn không ra”. Có thể thấy, nếu thơ ca trung đại thuộc về những quy tắc, khuôn phép chặt chẽ thì Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945 lại tràn đầy những kết hợp từ độc đáo, những cách diễn đạt mới lạ. Không dừng lại ở đó, cái vỏ hình thức đặc sắc ấy còn chất chứa tình yêu quê hương thiết tha, mãnh liệt. Các nhà thơ yêu quê hương, đất nước nhưng bất lực trước tình cảnh thực tại nên đành gửi gắm nỗi buồn thời thế vào thơ. Cái “quê mùa” của Nguyễn Bính chính là nỗ lực lưu giữ những nét văn hóa truyền thống. Sự cô đơn trước tràng giang của Huy Cận được bắt nguồn từ niềm đau khi nước mất nhà tan. Chính vì những giá trị trên nên dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, phong trào Thơ mới luôn được coi là “cú chuyển mình ngoạn mục” của văn học nước nhà.
Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ Văn 11 - Kết nối tri thức hay khác:
Suy nghĩ về Người có tài cần phát huy tài năng của mình
Trình bày điều bạn tâm đắc trong Tôi có một ước mơ
Nghị luận: Học đại học có phải là con đường duy nhất để kiến tạo tương lai
Nghị luận: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
Nghị luận: Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt