Suy nghĩ về Người có tài cần phát huy tài năng của mình
Đề bài: Viết một bài văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.
Suy nghĩ về Người có tài cần phát huy tài năng của mình
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về vấn đề: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng. Đối với thời đại hiện nay, sự đóng góp của những người tài là vô cùng quan trọng. Người có tài miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. Người tài giỏi không chỉ là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển xã hội mà còn quyết định sự suy thịnh, tồn vong của đất nước. Những người tài là lực lượng đi đầu tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào đời sống và sản xuất. Những người tài mang những tư duy tích cực, tính sáng tạo không ngừng và những hoài bão lớn lao góp phần thúc đẩy sự tiến bộ văn minh của xã hội, đưa nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển. Những sự đóng góp ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc, giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới.
Mẫu 1
Bác Hồ của chúng ta từng nói "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không? Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Câu nói của Bác không chỉ thể hiện niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước mà còn giúp chúng ta thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Sự nỗ lực, cố gắng học hỏi của chúng ta ngày hôm nay sẽ là những trái ngọt cống hiến cho đất nước trong tương lai. "Cống hiến" là việc đóng góp sức lực, tài năng, trí tuệ của bản thân để đóng góp cho công cuộc phát triển chung của cộng đồng, xã hội. Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay, có rất nhiều những tấm gương đáng quý về sự cống hiến, càng đáng quý hơn khi sự cống hiến ấy được thực hiện một cách âm thầm, không phô trương, đó là những chiến sĩ công an chấp nhận sự nguy hiểm "nằm vùng" nhằm triệt phá những băng đảng tội phạm, đó là những thầy cô giáo rời xa quê hương để lên những vùng cao để "mang đến con chữ" cho trẻ em nghèo nơi đây. Tất cả những cống hiến ấy đều thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Mỗi một cống hiến dù lớn hay nhỏ đều góp phần tích cực vào quá trình dựng xây, hội nhập của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương cống hiến hết mình thì vẫn có những con người sống ích kỉ, chỉ biết mưu cầu lợi ích cá nhân mà không biết cống hiến cho cuộc sống chung. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức để có thể cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để dựng xây quê hương, đất nước.
Mẫu 2
Bác Hồ đã từng phát biểu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Quả thực, tài năng của một con người chỉ được kiểm chứng và phát huy tác dụng khi nó thực sự được sử dụng để cống hiến cho tập thể. Chính vì vậy, quan điểm “Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung” là một quan điểm đúng đắn, tiến bộ. Quê hương, đất nước luôn là một niềm tự hào của mỗi con người. Chúng ta may mắn biết bao khi được sống trong sự yên bình và hiện đại. Để ta có được ngày hôm nay, biết bao bậc hiền tài đã đóng góp tài năng và xương máu của mình cho đất nước. Dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, thời chiến hay thời bình thì quốc gia vẫn luôn cần những người tài giỏi. Họ sẽ mang đến tư duy mới, sáng tạo không ngừng và luôn tràn đầy khát vọng cống hiến để thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh xã hội. Nếu tài năng chỉ được sử dụng cho những mục đích nhỏ nhen, tư lợi cá nhân thì sớm muộn thứ tài năng ấy cũng sẽ lụi tàn. Chỉ bằng cách đem năng khiếu và tâm huyết của mình ra giúp nước, giúp đời thì những giá trị mà ta tạo ra mới tồn tại vĩnh viễn cùng non sông.
Mẫu 3
Từ xưa đến nay, người tài luôn giữ một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngày nay, khi xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, trên con đường hội nhập của đất nước, vai trò của người tài lại càng được trú trọng hơn bao giờ hết. Bởi dưới sự góp sức của họ, đất nước mới có thể phát triển, lớn mạnh, nhân dân mới được ấm lo, hạnh phúc. Họ là những người xuất chúng trong quần chúng, có cái nhìn chiến lược với năng lực làm việc tốt. Vậy nên, đất nước, nhân dân cần họ. Đồng thời, những người tài cũng phải nhận rõ được nghĩa vụ phải cống hiến sức mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, đây là nghĩa vụ cao cả của con người trong xã hội. Vì vậy, không nên vì giỏi mà sinh kiêu, xem thường người khác bởi như vậy nó sẽ đánh mất giá trị vốn có của người tài như Bác Hồ nói “tài phải đi với đức” thì mới làm được việc lớn.
Mẫu 4
Dòng chảy mạnh mẽ của xã hội bây giờ luôn cần những những con người chăm chỉ và tài năng để tạo nên những đóng góp và đem lại giá trị nào đó ở thế giới mà chúng ta đang sống. Với quan điểm về việc”Người có tài cán phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng” đây là một điều vô cùng cần thiết và phải luôn phát huy. Bởi lẽ trong cuộc sống như bây giờ tài năng không đến hoàn toàn từ sự may mắn, tài năng đến từ bẩm sinh nhưng nếu không luyện tập thường xuyên sẽ bị suy yếu đi và không khai thác được giá trị từ ấy. Nhận thấy rõ rằng những người tài cán luôn là những người thực sự có cả tài năng và cái quan trọng nhất là sự nỗi lực và chăm chỉ từng ngày. Khi là một người có năng lực bạn nên phát huy một cách hiệu quả vào trong công việc, học tập hay đời sống từ đó đem lại những giá trị lớn lao, truyền cảm hứng cho cộng đồng. Chúng ta đều là những hạt nhân tương lai đất nước này, thật tự hào khi được đem toàn bộ sinh - trí lực của mình đóng góp cho quê hương. Những con người yêu nước của thế kỉ 21 hãy đem hết tinh thần, sức lực của mình để xây dựng những điều tích cực, tốt đẹp nhất tới với cộng đồng.
Mẫu 5
Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã từng nói: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Câu nói chính là lời khẳng định cho vai trò của người tài đối với sự hưng thịnh của đất nước. Thực tế, chúng ta đều thấy rõ nhân tài là người có khả năng hiểu biết và có óc sáng tạo; biết giải quyết công việc và xử lý vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng. Ngoài ra, họ còn vừa có năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức. Đất nước đang trong quá trình phát triển vậy nên rất cần những người như vậy để góp sức. Người có tài là vô cùng quan trọng vậy nên nhà nước cần có những biện pháp để phát huy vai trò của người giỏi. Có lẽ điều quan trọng đó là thực hiện những cuộc thi để tuyển chọn những người có tài năng để tìm ra người có năng lực.
Mẫu 6
Người tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung của đất nước. Trong bất kì thời đại nào, họ cũng đều là lực lượng quan trọng để thực hiện những trọng trách mà quốc gia giao phó. Ở thời chiến, họ dũng cảm chiến đấu và bảo vệ độc lập, tự do. Còn đến thời bình, nhân tài sẽ giúp xây dựng và phát triển đất nước. Họ là người tài giỏi, có sự hiểu biết hơn người, nổi trội trong chuyên môn nên sẽ có biết đưa ra những phương án tốt nhất khi làm việc. Đất nước ta đang trong thời kì phát triển nên sự góp sức của nhân tài sẽ mang lại ý nghĩa quan trọng. Hiểu được điều đó, mỗi người chúng ta cần tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội.
Mẫu 7
Người tài luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Đó là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có học thức uyên sâu. Vậy nên, nhân tài sẽ giúp cho xã hội ngày càng phát triển, đi lên. Thực tế, có rất nhiều người có năng lực đã mang vinh quang về cho đất nước như: Giáo sư Ngô Bảo Châu, vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên,... Nhưng để trở thành nhân tài thì không dễ, không phải ai cũng làm được. Muốn là người có năng lực, mỗi người cần biết tự cố gắng học tập và tu dưỡng đạo đức mỗi ngày. Chúng ta hãy đặt lợi ích chung lên trên để phấn đấu cho sự phát triển của nước nhà.
Mẫu 8
Để xây đựng một đất nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì dức độ, nhân cách cùa họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào những mục đích tốt đẹp, họ sẽ tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống. Trong một xã hội không thiếu những cá nhân có tài, nhưng trong sô' đó không phải ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này thường đem cái tài của mình phục vụ cho lợi ích cá nhân; không quan tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng. Trái lại, người hiền tài bao giờ cũng biết suy nghĩ vể lợi ích chung của cộng đồng, về những giá trị chân chính đích thực cho con người. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên, ngày càng cường thịnh là nhờ sự đóng góp-của hiền tài. Như vậy, rõ ràng hiền tài chính là "nguyên khí" của một quốc gia, có vai trò quyết định tới sự thịnh – suy của một đất nước. Một xã hội, một đất nước càng nhiều hiền tài thì càng phát triển nhanh chóng, một xã hội, mội đất nước mà thiếu vắng hiền tài thì sẽ rất khó bền vững, khó có được sự ổn định và phát triển.
Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ Văn 11 - Kết nối tri thức hay khác: