TOP 5 Bài văn nêu cảm xúc về bài ca dao "Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông" (2024) SIÊU HAY

1900.edu.vn xin giới thiệu TOP 5 Bài văn nêu cảm xúc về bài ca dao "Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông" hay nhất có dàn ý hướng dẫn chi tiết và các bài văn mẫu hay chọn lọc giúp các em học sinh cải thiện khả năng viết văn của các em. Mời các bạn đón xem:

Đề bài: Viết Bài văn nêu cảm xúc về bài ca dao "Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông"

I. Dàn ý: Bài văn nêu cảm xúc về bài ca dao "Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông"

1. Mở bài:

+ Ca dao, dân ca có nhiều bài nói về công ơn cha mẹ, trong đó có bài 

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông

Núi cao bể rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

+ Cảm nhận chung của em khi đọc bài ca dao đó?

2. Thân bài:

+ Cảm xúc, suy nghĩ về công lao của cha mẹ do bài ca dao gợi ra:

  • Là lời ru của mẹ với đứa con mình, âm điệu tâm tình, sâu lắng → gợi sự xúc động, dễ đi vào lòng người.
  • Công lao của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên là núi và bể (phân tích ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh ấy) → tô đậm, nhấn mạnh công lao của cha mẹ.
  • Tại sao lại nói “công cha” và “nghĩa mẹ” mà không nói ngược lại là “nghĩa cha” và “công mẹ”? → thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái như thế nào?
  • Suy nghĩ của em về hình ảnh “Cù lao chín chữ”: sự vất vả, nhọc nhằn của mẹ cha khi nuôi em khôn lớn → xúc động, cảm phục...

+ Cảm nghĩ của em về trách nhiệm của người con mà bài ca dao nêu ra:

  • Bài ca dao có chỉ rõ đó là trách nhiệm gì không?
  • Với những gì mà bài ca dao gợi ra ở trên cùng với thực tế đời sống, em nghĩ trách nhiệm của con cái với cha mẹ là gì? (chăm ngoan, học giỏi, nghe lời, quan tâm, phụng dưỡng...)

3. Kết bài:

+ Khái quát lại những cảm nhận của em khi đọc bài ca dao.

+ Vai trò của bài ca dao trong cuộc sống: nhắc nhở, khuyên răn...

II. Bài văn mẫu: Bài văn nêu cảm xúc về bài ca dao "Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông"

Bài văn mẫu số 1

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.

Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Tài liệu VietJack

Bài văn mẫu số 2

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo.

Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bố mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bố mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.

Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Bài văn mẫu số 3

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao bể rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đốì với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”.

Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó-là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nâng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sông, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Bài văn mẫu số 4

Từ bao đời nay, ca dao luôn gắn với đời sống của nhân dân lao động. Lời ca dao gửi gắm những tình cảm, bài học về cuộc sống. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

Biện pháp tu từ so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Ở đây, tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên – đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Có lẽ chẳng thể nào đong đếm được công lao của đấng sinh thành. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc.

Lòng cha mẹ dù con lớn lên cũng không nguôi lo lắng. Hình ảnh “cù lao chín chữ” muốn nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và chín chữ ở đây cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Câu thơ giống như một lời nhắn nhủ, khuyên bảo con cái phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ. Từ đó, con cái phải sống sao cho tròn đạo hiếu.

Bài ca dao chỉ bốn câu nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình. Lời răn dạy chắc hẳn sẽ còn nguyên giá trị cho đến muôn đời

Xem thêm bài văn mẫu lớp 7 hay chi tiết:

TOP 10 Bài văn tả cảm xúc về bài thơ lời của cây (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Bài văn tả cảm xúc về bài thơ lời của cây (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Đoạn văn ngắn nêu cảm xúc của em về nhân vật mẹ trong bài thơ mẹ (2024) SIÊU HAY

TOP 5 Bài văn nêu cảm nhận về món ăn đặc sản của địa phương em (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Bài văn kể lại truyện ngụ ngôn rùa và thỏ (2024) SIÊU HAY

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!