TOP 30 Dàn ý Tả chiếc đồng hồ báo thức (2024) SIÊU HAY

Dưới đây là TOP 30 Dàn ý Tả chiếc đồng hồ báo thức hay nhất hướng dẫn chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh, giúp cải thiện khả năng viết văn của các em.

Đề bài: Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức

Tổng hợp các mẫu dàn ý hay, chi tiết: Tả chiếc đồng hồ báo thức

Dàn ý mẫu 1

Tài liệu VietJack

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức mà em muốn miêu tả

Gợi ý:

  • Chiếc đồng hồ đó do ai mua/ tặng cho em?
  • Em đã sử dụng chiếc đồng hồ đó bao lâu rồi?

b) Thân bài:

  • Chiếc đồng hồ báo thức thuộc nhãn hiệu gì?
  • Hình dáng và kích thước của chiếc đồng hồ đó là bao nhiêu? Nó có tiện lợi cho việc sử dụng không?
  • Chất liệu chính để làm nên chiếc đồng hồ là gì? Chất liệu ấy có nhẹ không? Có bền không?
  • Màu sắc chủ đạo của chiếc đồng hồ là gì? Đó có phải là màu sắc yêu thích của em không?
  • Chiếc đồng hồ gồm những bộ phận nào? Đâu là bộ phận chính và chiếm nhiều diện tích nhất?
  • Mặt đồng hồ có hình dáng và kích thước như thế nào? Nó được trang trí những gì? Các con số có dễ nhìn không?
  • Các cây kim đồng hồ có hình dáng, màu sắc và cách di chuyển như thế nào? Riêng kim báo thức có tự di chuyển được không?
  • Nút xoay điều khiển các kim đồng hồ nằm ở đâu? Có dễ sử dụng không?
  • Đồng hồ báo thức bao lâu mới cần thay pin một lần? Vị trí để pin nằm ở đâu? Nắp đóng mở khay đựng pin được thiết kế như thế nào?
  • Nút bấm tắt chuông khi đồng hồ báo thức hoạt động nằm ở đâu? Nó có hình dáng như thế nào?
  • Từ khi có đồng hồ báo thức, em có cần bố mẹ đánh thức nữa không?
  • Ngoài báo thức, chiếc đồng hồ còn có tác dụng như thế nào?

c) Kết bài:

  • Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức
  • Cách em giữ gìn và bảo quản chiếc đồng hồ báo thức đó

Dàn ý mẫu 2

 

1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức của em

- Ai mua cho em?

- Đồng hồ báo thức được mua vào lúc nào?

2. Thân bài

- Tả bao quát chiếc đồng hồ

  • Màu sắc gì?
  • Hình dáng: to hay nhỏ? tròn hay vuông?

- Tả chi tiết

  • Mặt đồ hồ có màu gì? In hình gì?
  • Chi tiết đồng hồ: Chữ, số trên đồng hồ ra sao?
  • Có bao nhiêu cây kim
  • Phía sau đồng hồ có gì? Màu sắc

3. Kết bài

- Khẳng định lại tầm quan trọng của chiếc đồng hồ

- Tình cảm của em với chiếc đồng hồ báo thức

Dàn ý mẫu 3

a. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức

Mẫu: Dạo này, mẹ của em thường phải đi trực ca đêm ở bệnh viện, vì vậy buổi sáng em phải tự mình thức dậy và chuẩn bị đến trường. Để em có thể thức dậy đúng giờ, mẹ đã mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức mới.

b. Thân bài

- Miêu tả khái quát chiếc đồng hồ báo thức:

  • Đó là chiếc đồng hồ thuộc hãng gì? Do nước nào sản xuất?
  • Chiếc đồng hồ có hình dáng gì? Kích thước bao nhiêu?
  • Em đặt chiếc đồng hồ ở vị trí nào trong phòng?
  • Màu sắc và chất liệu chủ yếu của chiếc đồng hồ?

- Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ báo thức:

  • Kim giây, kim phút, kim giờ, kim hẹn giờ có màu gì? Độ dài, kích thước ra sao? Tốc độ di chuyển như thế nào?
  • Nút xoay để điều chỉnh các kim nằm ở đâu? Sử dụng như thế nào?
  • Nút tắt tiếng chuông báo thức nằm ở đâu? Hình dáng, kích thước như thế nào?
  • Chiếc đồng hồ báo thức hoạt động cần bao nhiêu cục pin? Mỗi lần thay pin mới có thể sử dụng được bao lâu? Việc thay pin có khó khăn không? Em có thể tự làm được không?

- Chức năng của chiếc đồng hồ báo thức:

  • Hẹn giờ báo thức (ngủ dậy, giờ học bài, giờ đi chơi…)
  • Xem giờ trong ngày (như những chiếc đồng hồ treo tường khác…)
  • Trang trí cho góc học tập, căn phòng

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức

Mẫu: Em thích chiếc đồng hồ báo thức lắm. Vì nó vừa đẹp lại còn tiện lợi. Em sẽ giữ gìn đồng hồ thật cẩn thận để nó luôn đẹp như mới.

Dàn ý mẫu 4

1. Mở bài

Nhân dịp sinh nhật, bà nội tặng cho em một chiếc đồng hồ báo thức để bàn rất xinh.

2. Thân bài

- Miêu tả khái quát:

  • Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú mèo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt.

- Mặt trước đồng hồ:

  • Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự.
  • Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.
  • Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất.
  • Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn.
  • Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn.
  • Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp.

- Mặt sau đồng hồ:

  • Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển.
  • Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ.

- Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới.

- Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.

- Chức năng của đồng hồ báo thức:

  • Gọi em dậy đi học đúng giờ, xem giờ giấc chính xác.

3. Kết bài

Nêu tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức.

Dàn ý mẫu 5

a. Mở bài

- Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức mà em muốn tả:

  • Ai mua, tặng cho em chiếc đồng hồ báo thức đó? Nhân dịp gì?
  • Em đã dùng chiếc đồng hồ đó lâu chưa? Em có thích nó không?

b. Thân bài

- Miêu tả bao quát chiếc đồng hồ:

  • Đồng hồ có hình gì? Kích thước ra sao? (có thể so sánh với đồ vật khác để xác định kích cỡ của đồng hồ)
  • Đồng hồ được làm từ chất liệu gì? Có màu sắc gì?
  • Đồng hồ theo kiểu dáng như thế nào? (đơn giản, cầu kì, dễ thương…)

- Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ: tả theo từng bộ phận của đồng hồ:

  • Phần mặt số: tả phần họa tiết nền, các chữ số, kim giờ, kim giây, kim phút…
  • Phần nút bấm điều chỉnh: màu sắc, kích thước, vị trí, chức năng của các nút
  • Phần đựng pin: vị trí, kích thước, nắp đậy, loại pin cần dùng…

- Chức năng của chiếc đồng hồ: xem giờ, đặt báo thức, trang trí góc học tập…

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức
  • Em sẽ làm gì để giữ gìn chiếc đồng hồ luôn mới và sạch đẹp

Dàn ý mẫu 6

Tài liệu VietJack

a. Mở bài

  • Nhân dịp sinh nhật, mẹ mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức rất xinh để đặt trên bàn học.

b. Thân bài

- Miêu tả khái quát:

  • Chiếc đồng hồ to bằng bàn tay của em, có hình vuông như bánh chưng
  • Đồng hồ có màu trắng bóng, rất sạch sẽ, lại xinh đẹp

- Mặt trước đồng hồ:

  • Là mặt hiển thị số, lõm vào bên trong một chút chính là mặt số hình chữ nhật
  • Mặt số gồm 12 số từ 1 đến 12 viết dọc theo đường viền hình vuông
  • Ở giữa là một chấm đen làm trục để lắp các kim đồng hồ vào
  • Kim đồng hồ gồm kim giờ, kim phút, kim giây và kim hẹn giờ
  • Kim giờ ngắn chừng một ngón tay, to màu đen
  • Kim phút to bằng một nửa kim giờ, dài hơn kim giờ khoảng 3cm, màu đen
  • Kim giây nhỏ bằng một phần ba kim phút, màu đỏ, dài hơn kim giờ một chút
  • Kim hẹn giờ màu vàng, nhỏ như kim giây nhưng ngắn hơn một chút, dùng để hẹn giờ báo thức

- Mặt sau đồng hồ:

  • Có một hộp vuông dùng để cho pin vào
  • Hai nút điều khiến, cái bên trái để điều khiển kim phút, khi kim phút xoay đủ vòng thì kim giờ sẽ theo đó mà di chuyển
  • Nút bên trái để điều khiển kim hẹn giờ

- Phía trên đỉnh đồng hồ có một nút bấm hình chữ nhật, khi bấm xuống sẽ kích hoạt chế độ báo thức, bấm lần thứ 2 thì tắt báo thức, rất tiện lợi

- Mặt bên trái đồng hồ có một nút tròn nhỏ, khi bấm và giữ nguyên sẽ bật chiếc đèn mini ở mặt trước đồng hồ, giúp xem giờ dù là trong bóng tối

- Chức năng của đồng hồ báo thức:

  • Giúp em xem giờ chính xác, từ đó học tập và vui chơi đúng giờ
  • Gọi em dậy sau những giấc ngủ để kịp đến lớp, từ ngày có đồng hồ báo thức em không sợ trễ học nữa

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức

Dàn ý mẫu 7

Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức.

  • Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình em một chiếc đồng hồ báo thức.

Thân bài:

- Tả bao quát:

+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?

Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Loại đồng hồ chạy bằng pin, hiệu Sony.

- Tả từng bộ phận:

+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Còn mới hay đã trầy xước?

  • Vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng.

+ Mặt đồng hồ:

  • Sau tấm mi ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra thành mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba.
  • Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau.

+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?

  • Trong nhà, ai cần biết giờ chỉ cần chạy ra nhìn nó là biết ngay.

Kết bài: Cảm nghĩ của em.

  • Em sẽ cố gắng làm bài và sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn đồng hồ và quý trọng thời gian.

Dàn ý mẫu 8

1. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về chiếc đồng hồ báo thức
  • Mỗi buổi sáng thức dậy, em đều nhìn chiếc đồng hồ báo thức của mình và mỉm cười, thầm trò chuyện: “Hôm nay tớ không dậy muộn, đó là nhờ cậu đấy, cảm ơn nha!”. Đồng hồ báo thức giờ đã là người bạn thân thiết không thế tách rời trong cuộc sống của em.

2. Thân bài:

- Nguồn gốc:

  • Chiếc đồng hồ báo thức này chính là món quà sinh nhật ý nghĩa mẹ đã tặng cho em trong sinh nhật vừa rồi với lời nhắn đầy yêu thương: “Mẹ mong người bạn này sẽ giúp con dậy sớm để không bị muộn học nữa nhé!”
  • Có lẽ chính nhờ người bạn này mà từ hôm đó đến nay, em đều thức dậy sau khi nghe thấy tiếng chuông báo và thật vui vì em không bị cô phạt vì muộn học nữa.

- Hình dáng:

  • Ôi, chiếc đồng hồ báo thức của em mới đẹp làm sao! Khi bóc quà ra khoe mọi người, cả nhà em ai cũng tấm tắc khen đẹp, thấy vậy, em thấy vui lắm.
  • Chiếc đồng hồ làm bằng nhựa cứng, hình quả táo xanh đáng yêu, cầm trên tay thì nó chỉ nặng hơn cái hộp bút của em một chút xíu.
  • Trên đầu là hai quả chuông đặt hai bên trông rất ngộ nghĩnh.
  • Nền bên trong đồng hồ màu trắng, số được in màu đen rõ nét.
  • Với hình dáng, kích thước khác nhau, mỗi chiếc kim trên mặt đồng hồ đều được em đặt cho những danh xưng rất đặc biệt, nhờ thế mà em thấy chiếc đồng hồ càng trở nên gần gũi hơn vậy.
  • Kim giờ lùn và béo nhất, lại còn đi chậm chạp nhất chắc vì lớn tuổi nhất nên em gọi là bác; kim giây thì nhỏ nhắn nhất, chạy nhanh nhất nên em gọi bằng anh; còn kim phút thì từ tốn, đĩnh đạc hơn hẳn kim giây thì em gọi bằng chú. Với những danh xưng ấy, em cảm tưởng đó như những con người thật, người thân của em, họ chăm chỉ làm việc, ngày ngày báo đúng giờ để em không bị muộn học.

- Cách sử dụng:

  • Đồng hồ báo thức có nhiều loại, nhưng chiếc đồng hồ của em đặc biệt bởi nó có hai quả chuông nhỏ xinh trên đầu nhưng lại tạo ra âm thanh rất to.
  • Sau khi điều chỉnh kim đồng hồ hẹn 6h sáng từ trước lúc đi ngủ, em gạt thanh gạt bé xíu sau lưng để đặt báo thức.
  • Sáng hôm sau, khi đến giờ, cái thanh kim loại giữa hai quả chuông gõ liên tục vào chúng tạo ra âm thanh inh ỏi khiến em choàng tỉnh, phải ngồi dậy tắt đồng hồ thì nó mới hết kêu.

3. Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ của em về chiếc đồng hồ báo thức
  • Chiếc đồng hồ báo thức mẹ tặng cho em giờ đã trở thành người bạn thân thiết giúp em dậy sớm mỗi ngày, biết quản lí thời gian một cách hiệu quả hơn.

Dàn ý mẫu 9

1. Mở bài:

  • Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.

2. Thân bài:

  • Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.
  • Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.
  • Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.
  • Mặt số màu trắng.
  • Quanh mặt số có viền màu đen.
  • Có bốn kim: Kim giờ to, ngắn; Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ; Kim giây bé nhất; Kim báo thức màu xanh nhạt
  • Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.
  • Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.
  • Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.
  • Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.

3. Kết bài:

  • Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.
  • Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc
  • Không để thời gian trôi đi vô ích.

Dàn ý mẫu 10

Tài liệu VietJack

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.

2. Thân bài:

- Tả bao quát:

  • Của nước nào sản xuất? Loại nào?

(Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm).

- Tả từng bộ phận:

  • Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?

(Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.)

  • Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?

(Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây. Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.)

  • Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?

(Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc. Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định, giờ nào việc nấy)

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em.

(Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận)

Một số bài văn mẫu hay: Tả chiếc đồng hồ báo thức

Bài văn mẫu số 1

Người bạn giúp em luôn thức dậy đúng giờ đi học mỗi buổi sáng chính là chiếc đồng hồ báo thức. Nó là món quà xinh đẹp mà ông nội đã tặng em nhân ngày em tròn 10 tuổi.

Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú mèo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt. Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự. Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.

Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất. Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn. Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn. Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp. Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển. Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ. Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới. Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.

Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận để nó mãi là người bạn tốt, đồng hành cùng em trên con đường học tập.

Bài văn mẫu số 2

Món quà sinh nhật mà em thích nhất đó chính là chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ báo thức này em được bố tặng vào dịp sinh nhật tám tuổi của em. Đó là món quà sinh nhật mà em trân trọng và nâng niu nhất. Em thực sự rất thích chiếc đồng hồ báo thức này!

Em coi chiếc đồng hồ báo thức này giống như người bạn thân thiết, thậm chí còn như là món quà vô giá của mình. Bởi nó là món quà sinh nhật kèm theo lời chúc, lời nhắn nhủ, gửi gắm của bố vào cho em. Bố mong em với chiếc đồng hồ này sẽ trở nên tự lập hơn, trưởng thành hơn và có khả năng làm chủ được thời gian của mình không còn phụ thuộc, ỷ lại quá nhiều vào những người xung quanh.

Bởi thời gian là vô cùng quý giá, mỗi sáng sớm hãy nghe tiếng đồng hồ báo thức vang lên mà thức dậy thật sớm để chuẩn bị cho một ngày mới tràn đầy năng lượng với công việc học tập và mọi việc trong cuộc sống. Vì vậy, em càng thêm trân trọng chiếc đồng hồ này hơn.

Chiếc đồng hồ báo thức này mới thật đẹp làm sao! Thiết kế của chiếc đồng hồ không quá cầu kỳ, phức tạp mà chỉ đơn giản thôi nhưng vẫn rất đẹp. Đồng hồ được trang trí bởi những họa tiết vô cùng dễ thương. Là hình của một chú gấu làm họa tiết chính, xung quanh là hình ảnh của một khu rừng trông vô cùng tươi mới.

Chiếc đồng hồ có màu xanh lá cây, tượng trưng cho hy vọng và những điều tốt đẹp. Chiếc đồng hồ báo thức hoạt động rất tốt và nhanh nhẹn. Sau khi em đã hẹn giờ thì sáng hôm sau, theo giờ giấc đã được cài đặt nó sẽ réo lên thật to gọi em thức dậy. Từ ngày có chiếc đồng hồ báo thức này em không còn đi học muộn hay phải để mẹ gọi nữa.

Em thực sự rất yêu quý, trân trọng và nâng niu chiếc đồng hồ báo thức này. Em sẽ trân trọng và giữ gìn nó thật tốt để nó mãi là người bạn tốt, có ích trong suốt cuộc đời của em.

Bài văn mẫu số 3

Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình em một chiếc đồng hồ báo thức.

Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Loại đồng hồ chạy bằng pin, hiệu Sony. Cả đồng hồ là một khối tròn, đường kính khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng. Phía trên có quai xách cong cong rất tiện cho việc di chuyển. Sau tấm mi ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra thành mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba. Riêng con số mười hai được ghi bằng màu đỏ. Các số khác màu đen. Giáp tâm đồng hồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi ngày, tháng. Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai, màu đỏ là cô em út có tên gọi là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. Nhìn vào, em thấy cô bé này quay liên tục không biết mệt mỏi. To và ngắn hơn là anh kim phút, lâu lâu anh ta mới nhích một chút. Chị kim giờ thấp người hơn anh kim phút, dường như đứng tại chỗ, nhưng thực ra, chị ta quay rất chậm, từ tốn như bước đi của một bà già ngoài bảy mươi tuổi. Mặt sau đồng hồ có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng.

Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức để gọi em dậy đi học. Hằng ngày, tiếng "tích tắc! tích tắc!" của đồng hồ đều đặn vang lên. Trong nhà, ai cần biết giờ chỉ cần chạy ra nhìn nó là biết ngay. Sáng sớm, lúc năm giờ, đồng hồ vang lên một hồi chuông dài và tiếp sau là tiếng "cạp, cạp" của chú vịt Đô-nan khiến mọi người bừng tỉnh giấc.

Em rất thích chiếc đồng hồ này, nó không những giúp em đi học đúng giờ mà còn nhắc nhở em chuyên cần hơn nữa trong học tập. Em sẽ cố gắng làm bài và sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn đồng hồ và quý trọng thời gian.

Xem thêm một số bài văn mẫu hay khác:

TOP 50 Bài văn Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích (2024) SIÊU HAY

TOP 30 Bài văn Tả chiếc đồng hồ báo thức (2024) SIÊU HAY

TOP 30 Dàn ý miêu tả đồ vật (2024) SIÊU HAY

TOP 30 bài văn tả đồ vật mà em yêu thích (2024) HAY NHẤT

TOP 25 Bài văn Tả cây bút máy (2024) SIÊU HAY

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!