Đề bài: Nghị luận xã hội về sự thấu cảm
Dàn ý Nghị luận xã hội về sự thấu cảm
Dàn ý mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: sự sẻ thấu cảm cuộc sống.
2. Thân bài
a. Giải thích
Sự thấu cảm: là thấu hiểu, đồng cảm với hoàn cảnh của người khác, từ đó chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với họ. Sự thấu cảm vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống mà mỗi người cần có.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người sống có lòng thấu cảm:
Biết quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác.
Lắng nghe người khác bằng cả tấm lòng chân thành, sự yêu thương, chia sẻ mà không vụ lợi.
Người có lòng thấu cảm là người có lòng nhân ái, từ sự thấu hiểu, yêu thương sẽ có những hành động thiết thực để giúp đỡ người.
- Ý nghĩa, vai trò của lòng thấu cảm trong cuộc sống:
Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và lan tỏa được những thông điệp tích cực, tốt đẹp ra ngoài xã hội.
Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, thấu cảm, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,…
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự thấu cảm trong cuộc sống và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Dàn ý mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự sẻ thấu cảm cuộc sống.
(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
Sự thấu cảm: chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.
b. Phân tích
Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, thấu cảm, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự thấu cảm trong cuộc sống và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Dàn ý mẫu 3
I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự thấu cảm trong cuộc sống hôm nay
II. Thân bài
1. Giải thích
Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ.
2. Bàn luận về vấn đề
- Ý nghĩa to lớn của sự thấu cảm với cuộc sống con người và xã hội
Ý nghĩa với cá nhân người có khả năng thấu cảm: có thể thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Qua đó, ta sẽ được mọi người tin cậy, yêu thương. Đó chính là chìa khoá của thành công và hạnh phúc.
Ý nghĩa đối với những người xung quanh: Mọi người khi nhận được sự cảm thông, sẻ chia trong những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống sẽ vơi nhẹ nỗi buồn, có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.
Ý nghĩa với xã hội: Tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương.
Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.
Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.
Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.
Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách.
- Biểu hiện của sự thấu cảm:
Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.
Đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.
- Bình luận mở rộng:
Phê phán những biểu hiện của những người chỉ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.
Phản biện: Thấu cảm không có nghĩa là chúng ta bao che cho những hành vi xấu, ác (đạo đức, pháp luật) của người khác.
- Bài học nhận thức:
Ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông.
Biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh. "Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau".
Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.
Hãy biết đặt mình vào người khác, không tùy tiện phán xét người khác.
→ Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ đó có sự thấu cảm trong cuộc sống.
III. Kết bài
Khẳng định lại vai trò to lớn của sự thấu cảm trong cuộc sống con người, mang con người đến gần nhau hơn
Một số bài văn mẫu hay
Mẫu 1
Có bao giờ bạn tự hỏi điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con người là gì không? Chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết đó chính là tình yêu thương, sự thấu cảm. Vậy thế nào là thấu cảm? Sự thấu cảm là thấu hiểu, đồng cảm với hoàn cảnh của người khác, từ đó chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với họ. Sự thấu cảm vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống mà mỗi người cần có. Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn. Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn, đó cũng là lúc con người biết san sẻ với nhau. Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là lúc lòng nhân ái, sự trắc ẩn lên ngôi. Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu có thể làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách. Sự thấu cảm giúp ta được được mọi người tin cậy, yêu thương, những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống sẽ vơi đi, con người có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách và tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương. Người sống có sự thấu cảm là những người có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; biết đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người chỉ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Để khắc phục những tình trạng đó, mỗi chúng ta cần ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông; đồng thời biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh, sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha. Mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp để xã hội ngày càng phát triển văn minh, nhân đạo hơn.
Mẫu 2
Con người Việt Nam ta vốn được biết đến với nhiều đức tính, phẩm chất tốt đẹp. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là sự thấu cảm, sẻ chia, đùm bọc nhau. Sự thấu cảm là việc chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh. Bên cạnh đó, sự thấu cảm còn là việc chúng ta đồng cảm, xót thương trước những số phận bất hạnh, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người khác để khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Người có lòng yêu thương, sự thấu cảm, chia sẻ là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Đồng cảm, chia sẻ vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương, chia sẻ với người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Người sống có sự thấu cảm, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Họ sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người. Bên cạnh đó, họ cũng là những người biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn. Sự thấu cảm, chia sẻ có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân mình. Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Mẫu 3
Sự thấu cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Khi ta có sự thấu cảm, ta sẽ biết đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác để cảm nhận, thấu hiểu, cảm thông với cảnh ngộ, nỗi niềm của họ một cách sâu sắc. Sự thấu cảm bồi đắp lòng nhân ái, giúp con người biết sống yêu thương, biết chia sẻ và có trách nhiệm với cộng đồng, với những người xung quanh mình. Sự thấu cảm cũng giúp ta tránh được những phán xét, suy nghĩ cực đoan và sống vị tha hơn đối với người khác. Những người ở trong hoàn cảnh đau buồn, bất hạnh khi nhận được sự thấu cảm, yêu thương, chia sẻ, họ sẽ vơi bớt nỗi buồn, có thêm động lực để vượt qua khó khăn, nỗi đau, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sự thấu cảm còn tạo nên mối quan hệ thân thiện, gắn kết, yêu thương giữa người với người, giúp cho xã hội tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta phải biết thấu cảm với người khác để sống có tấm lòng, biết yêu thương, sẻ chia với những người bất hạnh, làm cho xã hội tốt đẹp hơn như lời khẳng định của nhà thơ Tố Hữu: “Có gì đẹp trên đời hơn thế/ Người yêu người sống để yêu nhau”.
Mẫu 4
Trong cuộc sống của chúng ta ai cũng có những lúc gặp khó khăn, trắc trở trong công việc và trong cuộc sống. Có những khi con người ta gặp một chuyện buồn hay sự bất hạnh nào đó trong cuộc sống rất cần được những người xung quanh thấu cảm, chia sẻ với tâm trạng, hoàn cảnh của mình.
Sự thấu cảm chính là một phần không thể thiếu của cuộc sống, nếu thiếu đi nó thì con người sẽ trở thành vô tâm, vô cảm sống ích kỷ, bàng quan với mọi thứ xung quanh. Trái tim con người vì thế mà sẽ dần dần bị chai sạn mài mòn đi những rung cảm đời thường, chân thực yêu thương rất con người, rất nhân văn.
Sự thấu cảm là gì? Sự thấu cảm chính là sự cảm thông có cái nhìn khách quan, thấu đáo trọn vẹn một tính cách, một sự việc, hiện tượng nào đó để có thể hiểu được suy nghĩ của người khác, hiểu được tâm trạng của người khác khi rơi vào hoàn cảnh đó sẽ như thế nào. Sau khi chúng ta cảm nhận được cảm xúc của họ sẽ đưa ra sự nhìn nhận chân thành, thấu tình đạt lý hơn, có cái nhìn tích cực hơn không phê phán chỉ trích người khác mà thông cảm với hoàn cảnh của họ.
Thể hiện cái nhìn bao dung, lạc quan hơn vào những người xung quanh, tránh được cái nhìn phiến diện tiêu cực với mọi việc xung quanh mình.
Trong cuộc sống ai cũng có những lúc gặp chuyện buồn, trong gia đình có người thân chẳng may qua đời, bạn bè, hàng xóm tới phúng viếng hỏi thăm trong lúc tang gia bối rối có thể chủ nhà có những điều sơ xuất không cảm ơn tận tình, hoặc có những thiếu sót thì những người tới hỏi thăm phúng viếng đều cảm thông cho gia chủ bởi họ đang hoàn cảnh vô cùng đau khổ, bối rối, nên đầu óc và trí tuệ sáng suốt bị lu mờ đi ít nhiều chúng ta thường thông cảm mà bỏ qua, không vì thế mà chấp nhặt, hay khó chịu…
Đó chính là sự thấu cảm trong cuộc sống, sự nhân văn giữa con người với con người sống trong xã hội cần phải có với nhau.
Hay một bạn học sinh cả tối qua phải thức đêm để chăm người thân bị ốm nên không kịp ôn bài cũ khi tới trường, chẳng may hôm đó bạn lại được cô giáo gọi lên để kiểm tra bài cũ. Bạn học sinh đó không thuộc, nên cô cho điểm kém nhưng nếu biết rõ nguyên nhân vì sao bạn đó không học thuộc bài mà từ trước tới giờ bạn đều là học sinh gương mẫu chăm chỉ, thì chắc chắn cô giáo và cả lớp sẽ thông cảm, chia sẻ với bạn mà thôi.
Sự thấu cảm là việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nếu trong xã hội mất đi sự thấu cảm con người sẽ trở thành những người vô tâm, thành những cỗ máy robot chỉ việc làm việc và hoạt động theo sự lập trình sẵn có thiếu đi tính linh hoạt rất cần thiết của một con người thiếu sự thấu tình đạt lý, thiếu đi tính nhân văn trong xã hội. Xã hội Việt Nam chúng ta là một xã hội vô cùng trọng tình cảm, trọng lễ nghĩa nên sự thấu cảm trong xã hội là một điều vô cùng quan trọng.
Sự thấu cảm trước tiên nó thường bắt nguồn từ lòng trắc ẩn, tình thương yêu giữa con người với con người đối với nhau. Nhờ điều đó, mà mỗi con người chúng ta xích lại gần nhau hơn, trở nên gần gũi thân thiết và gắn bó với nhau hơn, thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái mà người xưa thường dặn dò con cháu mình phải noi theo như "Lá lành đùm lá rách"
Một con người khi biết thấu cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của người khác sẽ là con người có cái nhìn toàn diện, toàn cục trọn vẹn giúp người đó đưa ra những phán đoán chính xác và bao dung hơn với những lỗi lầm của người xung quanh mình, không trở thành kẻ hà khắc, độc ác, khó tính…Biết thấu cảm với hoàn cảnh khó khăn, nỗi buồn của những người xung quanh mình để hiểu rõ những người xung quanh mình hơn.
Sự thấu cảm mang lại sức mạnh vô cùng to lớn, làm nên sự kỳ diệu đó chính là sự thay đổi tâm tính của một con người, hướng con người tới sự hoàn thiện bản thân, nhân cách, và suy nghĩ của mình trong cuộc sống để trở thành người chín chắn, tích cực, lạc quan.
Tuy nhiên, sự thấu cảm không đồng cảm với sự bao che, dung túng cho những hành vi xấu xa, trái đạo đức pháp luật, trái với luân thường đạo lý làm người ở đời. Ví như việc chúng ta nhìn thấy bạn mình gian dối trong thi cử vì hôm qua mẹ bạn ốm bạn không học bài được, điều này cần nhắc nhở để bạn sửa đổi, bởi một lần gian dối thì sẽ có lần sau gian dối. Nó sẽ biến một con người trung thực thành kẻ chuyên quay cóp bài, sống thành tích.
Bên cạnh những người biết cảm thông, thấu cảm với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống thì có những người lại quá thờ ơ, lạnh nhạt, dửng dưng với cuộc sống, với nỗi khổ của những người xung quanh mình. Họ sống vô cùng ích kỷ, bàng quan trước cuộc sống chỉ biết lo tới lợi ích của bản thân mà thôi, không quan tâm tới những người xung quanh sống chết như thế nào theo kiểu "Sống chết mặc bay"
Sự cảm thông có sức mạnh vô cùng to lớn nó làm cho cuộc sống của những con người trong xã hội trở nên gắn bó, thân thiết xích lại gần nhau hơn, không làm cho con người trở nên vô cảm, ích kỷ, hoạt động như một cỗ máy. Nó làm cho con người sống biết yêu thương che chở, cảm thông với người khác trái tim con người rung lên những nhịp đập vô cùng nhân văn, thể hiện tinh thần nhân đạo ấm áp trong cuộc sống làm người.
Khi mỗi con người có sự thấu cảm thì những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, sẽ dễ dàng được bỏ qua bởi trái tim con người hướng tới sự Chân- Thiện- Mỹ. Họ sống để yêu thương lẫn nhau, chứ không phải vì đấu đá tranh giành, đố kỵ, còn gì tuyệt vời hơn khi con người sống trong xã hội với tinh thần nhân văn cao cả "người với người sống để yêu nhau"
Khi con người biết đặt mình vào hoàn cảnh sống của người khác để suy nghĩ, để giải quyết tình huống thì sẽ có cái nhìn toàn diện thấu đáo hơn, sẽ tránh được những trường hợp chúng ta cảm thấy hối hận day dứt về sau.
Mẫu 5
Cuộc sống của chúng ta hiện nay như đang dần bị đổi thay rất nhiều nhưng ta như mất đi sự cảm thông với nhau. Mối quan hệ giữa người với người như trở lên xa cách hơn, chính vì thế mà con người chúng ta rất cần phải đồng cảm, thấu cảm với nhau để cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn.
Đầu tiên ta phải hiểu thế nào là thấu cảm? Thấu cảm cũng chính là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác. Đó chính là việc chúng ta sẽ đặt mình vào cuộc đời của họ. Đồng thời ta cũng như hiểu được đó cũng chính là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một ai đó. Khi con người chúng ta mà có thể hiểu được người khác, hiểu được những suy nghĩ của họ và cũng có thể hiểu được cả những cảm xúc của chính họ thì sẽ không có sự phán xét hay phân biệt gì nữa. Khi chúng ta làm được như vậy chắc chắn cuộc sống sẽ trở lên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Bạn luôn kỳ thị nhiều người, đó là khi bạn chỉ nhìn vào họ một cách phiến diện chỉ đánh giá vào một số hành động mà lại quy chụp họ là người không tốt. Nhưng nếu như bạn muốn tìm hiểu họ thì chưa chắc họ đã là những người như ban đầu bạn nghĩ. Nhà văn Nam Cao cũng đã phát biểu một chân lý rất đúng đắn đó là câu “Chao ôi! Đối với người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,…toàn những cớ cho ta tàn nhẫn không bao giờ thấy được họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Cho nên chúng ta muốn đánh giá một người chúng ta phải thấu cảm họ trước, đặt mình là họ thì mới đưa ra nhận xét chứ đừng chủ quan duy ý chí của mình mà làm ảnh hưởng đến những người khác, họ thật buồn khi mình bị nhìn nhận không đúng. Và cho dù bạn có nhận ra được và xin lỗi họ thì vẫn không thể nào có thể xóa nhòa 100% tổn thương mà trước đây bạn đã gây ra cho họ.
Thấu cảm nói một cách đầy đủ nó cũng chính là khả năng nhìn nhận thế giới bằng con mắt của người khác, là sự thấu hiểu, cảm thông trọn vẹn giữa con người với nhau. Ta như nhận thấy được sự thấu cảm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ta như nhận thấy được sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn và hiểu nhau, cảm thông cho nhau nhiêu hơn.
Trong cuộc sống ta như nhận thấy được rằng cũng lại đã có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn. Tất cả những điều này dường như cũng đã giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn và cao hơn đó chính là lòng vị tha với lỗi lầm của người khác. “Nhân vô thập toàn” là bởi vậy, không ai có thể hoàn hảo được tất cả mọi thứ cho nên chúng ta hay biết thấu cảm và suy nghĩ cho nhau để có thể sống thật hạnh phúc cho chính mình và mang lại cả những sự yêu thương, đồng cảm cho những người cạnh bên mình.
Có thể nhận thấy được rằng, chính sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người. Hơn hết nó dường như cũng đã lại hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách một cách đúng đắn hơn, tốt đẹp hơn. Sống trong cuộc sống mọi người như đặt vào vị trí của những người khác để từ đó cũng như hiểu được cho chính họ chắc chắn sẽ mang được niềm tin yêu trong cuộc sống. Đồng thời qua đó như cũng đã lại phê phán những người sống thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm.
Dường như chúng ta cũng lại có thể ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông của chính con người với nhau. Ta dường như cũng nhận thấy được mỗi con người chúng ta mà như biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh thì chắc chắn cuộc sống sẽ tuoiiw đẹp hơn rất nhiều. Có ai đó đã từng nói rằng "Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau".
Thêm một điều nữa ta cũng cần phải nhận thấy được ở sự thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, đồng thời nó cũng chính là một sự trọn vẹn một ai đó. Khi chúng ta mà hiểu được họ sẽ khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ. Đồng thời cũng sẽ lại cảm được những cảm xúc của họ và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét bất cứ điều gì cả. Đừng bao giờ đánh giá người khác dựa trên những suy nghĩ chủ quan của chính mình, hãy mở lòng ra để đặt chính bản thân mình vào họ xem nếu như mình là họ mình sẽ như thế nào. Sư hiểu nhau, thấu cảm lẫn nhau sẽ mang đến cho con người niềm tin yêu, xã hội công bằng và luôn tràn đầy tình yêu thương.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi
Thấu cảm trong cuộc sống con người, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay khi “mệnh ai người nấy lo” thì chúng ta cũng rất cần sự thấu cảm. Sự thấu cảm như một sợi dây vô hình nó như gắn kết con người chúng ta lại khiến cuộc sống tốt đẹp hơn.
Mẫu 6
Thiền sư Thích Nhất Hạnh một lần đã từng nói: “Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc”. Thấu hiểu người khác không chỉ là một nhu cầu của bản thân mà bản thân mình cũng cần được người khác thấu hiểu. Không người nào có thể tự do trưởng thành trên đời này và có một cuộc sống hoàn hảo mà không có ít nhất một người thấu hiểu.
Sự thấu hiểu (thấu hiểu, đồng cảm) là khả năng hiểu biết và nhận thức một cách sâu sắc về tình cảm, hoàn cảnh của người khác, từ đó chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với họ. Người có khả năng thấu hiểu sẽ đồng cảm và liên kết với người khác và họ có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Thấu hiểu không đơn giản là hiểu cảm xúc của người khác mà thấu hiểu còn là kỹ năng vô cùng quan trọng mà ai cũng cần nên có trong cuộc sống. Có lẽ từ thấu hiểu được viết gọn của cụm từ hiểu nội tâm, nói cách khác thấu hiểu là nghĩ hoặc cảm nhận về mọi chuyện như chúng ta, nhưng thực tế lại không như vậy. Chúng ta thường dùng góc nhìn của mình để hiểu người khác, nhưng góc nhìn của chúng ta thường rất khác với góc nhìn của người khác. Sự khác biệt ấy cần phải được thấu hiểu, chấp nhận và tôn trọng lẫn nhau.
Người thấu hiểu người khác luôn biết quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác. Họ luôn từ tốn và kiên nhẫn lắng nghe người khác bằng cả tấm lòng chân thành, sự yêu thương, chia sẻ mà không vụ lợi. Người thấu hiểu là người có lòng nhân ái, từ sự thấu hiểu, yêu thương sẽ có những hành động thiết thực để giúp đỡ người.
Sự thấu cảm vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống mà mỗi người cần có. Cuộc sống cần phải biết thấu hiểu và cảm thông bởi có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Khi thấu hiểu, chúng ta mới biết chia sẻ với người khác. Khi đó, ta cũng sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và lan tỏa được những thông điệp tích cực, tốt đẹp ra ngoài xã hội. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
Rất rõ ràng rằng giữa yêu thương và thấu hiếu có mối liên hệ rất gần. Ai yêu thương sẽ thấu hiểu, và ai thấu hiểu sẽ yêu thương. Người cảm thấy được mình được hiểu sẽ cảm thấy được yêu thương, và người cảm thấy được yêu thương chắc chắn cảm thấy mình được hiểu. Phải đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu được cách suy nghĩ của họ. Nhưng nghiên cứu tâm lý cho thấy lời khuyên này làm nảy sinh một vấn đề: Khi ta hình dung cuộc sống nội tâm của người khác, ta cũng không chắc chắn nắm bắt được cách suy nghĩ của người khác. Vậy sao ta có thể đón nhận cảm được hết nỗi đau của họ, điều này thật sự khó mà thực hiện được đủ công suất 100%.
Nếu biết thấu hiểu nỗi đau của người khác thì ta sẽ có thể đưa ra những hành động đúng đắn. Nhiều lúc ta chỉ cần một người có thể thấu hiểu, lắng nghe mình, người có thể giải bầy tâm trạng cùng ta tâm sự. Thì đó quả là một điều may mắn, vui mừng. Thay vì chỉ biết khiển trách người, khác hãy cố thấu hiểu hoàn cảnh của họ. Khi có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác. Đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.
Như vậy, thấu hiểu rõ ràng là tên gọi khác của yêu thương. Tình yêu thương là sức mạnh chữa lành lớn nhất. Tình yêu thương thậm chí có thể chữa lành những ký ức sâu sắc và đau đớn nhất vì tình yêu thương mang đến ánh sáng của sự thấu hiểu tới những góc tăm tối nhất trong trái tim và tâm hồn ta. Khi những người quan tâm, yêu thương mình thật sự thì họ mới dành thời gian mà ngồi nghe ta ca thán. Hình dung họ vào hoàn cảnh mình gặp phải. Chỉ cần một người thấu hiểu thôi là có thể xoay chuyển từ buồn thành vui, khóc thành cười. Lúc có cãi vả xảy ra. tranh luận một vấn đề nan giải, chúng ta không chỉ dựa trên trực giác để nắm bắt được ý nghĩ của người khác. Chỉ có lắng nghe họ mới mang lại hiệu quả.
Thấu hiểu người khác, bạn đã trao cho họ nguồn sức mạnh để sống lạc quan, tin tưởng và chiến thắng. Thật bấy ngờ khi biết rằng người ta không mong muốn được yêu thương nhiều bằng mong muốn được thấu hiểu. Có những điều được giấu kín ở trong lòng, rất ngại thổ lộ, rất cần được người khác thấu hiểu. Tuy nhiên, cần phải chân thành và sâu sắc khi thấu hiểu người khác. Sự thấu hiểu nông cạn của người có thiện ý làm khó chịu hơn sự hiểu lầm tuyệt đối của người mang ác ý.
Sống với lòng thấu hiểu sâu sắc, chúng ta sẽ tạo dựng được một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương. Sự thấu cảm chính là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn. Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.
Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn. Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách. Thấu cảm không có nghĩa là chúng ta bao che cho những hành vi xấu, ác (đạo đức, pháp luật) của người khác
Đừng nhận xét bất cứ cái gì mà chưa từng thấu hiểu nó. Phải luôn biết lắng nghe để thấu hiểu. Mỗi cá thể trên thế giới cũng có một chút yêu thương trong con người và khao khát được yêu thương. Thấu hiểu nỗi đau của người khác cũng là một cách học tập thấu hiểu chính bản thân. Phải luôn biết lắng nghe để thấu hiểu.
Thấu hiểu người khác đâu chỉ mang niềm vui đến cho họ mà bản thân cũng được hạnh phúc. Thấu hiểu là cách tốt nhất để chúng ta chống lại sự vô cảm. Sống với sự thấu hiểu, chúng ta sẽ lạc quan và tin tưởng hơn vào bản thân và cuộc sống. Đó chính là cội ngườn của thành công.
Xem thêm một số bài văn mẫu hay khác:
TOP 50 Bài văn Nghị luận về thành công trong cuộc sống (2024) SIÊU HAY
TOP 30 Bài văn Nghị luận xã hội về nghề nghiệp tương lai (2024) SIÊU HAY
TOP 30 Bài văn Nghị luận xã hội về công dân toàn cầu (2024) SIÊU HAY
TOP 100 Bài văn nghị luận về câu hỏi Bạn đã sống cuộc đời của chính mình chưa (2024) SIÊU HAY