Tóm tắt Yêu và đồng cảm – Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức
Tóm tắt tác phẩm Yêu và đồng cảm
Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.
Bố cục Yêu và đồng cảm
Chia văn bản làm 6 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “cũng như không có tình”: Giới thiệu câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm với vạn vật.
– Phần 2: Từ “hôm sau tới trường” đến “đồng cảm và nhiệt thành”: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác.
– Phần 3: Từ “họa sĩ đưa tấm lòng mình” đến “có nhân cách vĩ đại”: Khẳng định đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ.
– Phần 4: Từ “lòng đồng cảm” đến “của người họa sĩ”: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật.
– Phần 5: Từ “Người bình thường” đến “chính là nghệ sĩ”: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật
– Phần 6: Đoạn còn lại: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật.
Nội dung chính Yêu và đồng cảm
Những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực được tác giả thể hiện trong văn bản. Đồng thời, qua văn bản tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật đích thực.
Tác giả – tác phẩm: Yêu và đồng cảm
Tác giả văn bản Yêu và đồng cảm
Phong Tử Khải (1898-1975) là họa sĩ, tác giả tản văn, dịch giả và nhà lý luận giáo dục âm nhạc nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc. Ông đã xuất bản 160 tác phẩm ở các lĩnh vực trên.
Tác phẩm Yêu và đồng cảm
1. Thể loại: Tản văn
2. Xuất xứ: Văn bản “Yêu và đồng cảm” được trích từ cuốn sách Sống vốn đơn thuần là tuyển tập văn học – mỹ thuật của Phong Tử Khải, bao gồm 41 bài tản văn và 43 bức tranh tiêu biểu do ông sáng tác.
3. Tóm tắt:
Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.
4. Bố cục: Các đoạn được chia theo SGK
– Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm với vạn vật
– Đoạn 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác
– Đoạn 3: Khẳng định đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ
– Đoạn 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật
– Đoạn 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật
– Đoạn 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật
5. Giá trị nội dung:
– Tầm quan trọng của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật.
– Ca ngợi tâm hồn trong sáng hồn nhiên đáng khâm phục và trân trọng của trẻ em
6. Giá trị nghệ thuật:
– Lí lẽ sắc bén, luận điểm thuyết phục
– Ngôn từ cô động, xúc tích