Tóm tắt tác phẩm Tản Viên từ Phán sự lục
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục (mẫu 1)
Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó, nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục (mẫu 2)
Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn khẳng khoái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được. Cuối đời Hồ, có tên giặc tử trận vào đền Tản Viên rồi tác yêu tác quái trong dân gian. Tử Văn tức giận bèn châm lửa đốt đền. Về nhà, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy tên giặc kia đến dọa nhưng mặc kệ, cứ ngồi thản nhiên. Chiều tối lại có ông già đến, tự xưng là Thổ Công. Ông già kể cho Tử Văn rõ mọi sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ. Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương tâu rõ đầu đuôi sự việc, lời lẽ rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Diêm Vương tức giận liền sai tên lính đầy tên giặc giả danh kia xuống ngục Cửu U. Tử Văn sống lại, cùng dân làng mua gỗ dựng lại tòa đền. Viên Thổ Công cảm kích bèn mời Tử Văn về làm Phán sự cho Đức Thánh Tản ở đền Tản Viên. Tử Văn nghe nói, vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất ngay sau đó. Đền thờ Thánh Tản Viên.
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục (mẫu 3)
Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang, tính tình vốn cương trực, khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được. Trong làng có một ngôi đền thiêng vốn thuộc quyền cai quản của Thổ công đất này nhưng bị tên tưởng bại trận của Bắc triều chiếm lấy. Hồn ma của hắn tác oai tác quái trong nhân dân. Tử Văn tức giận, bèn đi đốt đèn. Bị hồn ma đến tượng giặc giả mạo Thổ công tới đe dọa nhưng Tử Văn không mảy may sợ hãi. Vì sự gian tà của hồn ma tên tướng giặc, Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống Minh ti và tra hỏi. Nhưng với bản lĩnh cứng cỏi, luôn đứng về công lý và nhân dân lương thiện, cùng với sự giúp đỡ của Thổ công, Tử Văn đã khiến cho hồn ma tên tướng giặc bị trừng trị thích đáng. Tử Văn được Diêm vương cho sống lại. Thổ công vì cảm kích bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất của Ngô Tử Văn mà mời Tử Văn đến nhận chức phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời, sau đó không bệnh mà mất . Có người thấy Tử Văn ngồi trên xe ngựa lẫn trong làn sương mù chỉ chắp tay thi lễ, không nói lời nào rồi thoắt cái cưỡi gió mà biến mất.
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục (mẫu 4)
Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang, tính tình vốn cương trực, khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể làm ngơ. Trong làng có một ngôi đền thiêng vốn là do Thổ công cai quản nhưng lại bị một tên hồn ma tướng giặc cướp mất. Hắn làm điều gian ác tai ngược trong cuộc sống của nhân dân. Không cam chịu cảnh đó, Tử Văn quyết định đốt đền. Tên hồn ma tướng giặc giả làm thổ công tới đe dọa Tử Văn nhưng Tử Văn không sợ. Vì sự gian ác của hồn ma tên tướng giặc, Tử Văn bị bắt xuống Minh ti và bị tra khảo. Dưới Minh ti, Tử Văn vẫn cứng cỏi, kiên quyết đứng về phía công lý và lẽ phải cùng người dân lương thiện. Được Thổ công giúp đỡ, Tử Văn thắng cuộc trong cuộc xử kiện ở Minh ti. Diêm Vương cho Tử Văn được sống lại. Thổ công vì cảm kích bản lĩnh và khí chất khảng khái của Tử Văn nên mời Tử Văn tới nhận chức phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời, sau đó không bệnh mà chết. Có người thấy Tử Văn ngồi trên xe ngựa lẫn trong làn sương mù chỉ chắp tay thi lễ, không nói lời nào rồi thoắt cái cưỡi gió mà biến mất.
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục (mẫu 5)
Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được. Cuối đời Hồ, có tên giặc tử trận vào đền Tản Viên rồi tác yêu tác quái trong dân gian. Tử Văn tức giận bèn châm lửa đốt đền. Về nhà, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy tên giặc kia đến dọa nhưng mặc kệ, cứ ngồi thản nhiên. Chiều tối lại có ông già đến, tự xưng là Thổ Công. Ông già kể cho Tử Văn rõ mọi sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ. Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương tâu rõ đầu đuôi sự việc, lời lẽ rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Diêm Vương tức giận liền sai tên lính đầy tên giặc giả danh kia xuống ngục Cửu U. Tử Văn sống lại, cùng dân làng mua gỗ dựng lại tòa đền. Viên Thổ Công cảm kích bèn mời Tử Văn về làm Phán sự cho Đức Thánh Tản ở đền Tản Viên. Tử Văn nghe nói, vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất ngay sau đó.
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục (mẫu 6)
Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng nơi chàng ở có một ngôi đền vốn rất thiêng. Nhưng từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn bắt đầu làm yêu làm quái trong dân gian. Tức giận, Tử Văn châm lửa đốt đền để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn bắt đầu lên cơn sốt. Trong khi sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đến đòi làm trả lại ngôi đền và đe dọa sẽ bắt Tử Văn xuống âm phủ để cho Diêm Vương trị tội. Nhưng đến chiều tối, Thổ thần đến bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn. Chàng được Thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên hung thần, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó. Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ sứ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần với đầy đủ chứng cứ. Cuối cùng, công lý được khôi phục, Diêm Vương trừng trị tên hung thần (đem nhốt vào ngục Cửu U), cho Thổ thần được phục chức, sai lính đưa Tử Văn về trần gian (nghĩa là Tử Văn được sống lại). Một tháng sau, Tử Văn thấy Thổ thần đến cảm ơn. Để đền ơn nghĩa, Thổ thần đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên.
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục (mẫu 7)
Ngô Tử Văn tên tục là Soạn, người Yên Dũng, Lạng Giang, tính tình khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Cuối đời Hồ, có hồn ma tên tướng giặc tử trận ở đền Tản Viên rồi tác yêu tác quái trong dân gian. Tử Văn nghe tin tức giận bèn tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Sau khi đốt đền, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy hồn ma tên tướng giặc đến mắng mỏ, đe dọa và kiện dưới âm phủ nhưng Tử Văn vẫn thản nhiên và không hề run sợ. Chiều tối lại có ông già đến, tự xưng là Thổ Công. Thổ Công kể cho Tử Văn rõ mọi sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ. Đêm xuống, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Khi đối chất với Diêm Vương, Tử Văn điềm nhiên, cứng cỏi, một mực kêu oan. Hồn ma tên tướng giặc tỏ vẻ khúm núm, rộng lượng, xảo trá xin tha tội cho Tử Văn. Cuối cùng hồn ma tên tướng giặc bị bỏ xuống Cửu U, Tử Văn chiến thắng và được phong là chức phán sự đền Tản Viên. Không bao lâu sau Tử Văn không bệnh mà mất.
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục (mẫu 8)
Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Xuống âm phủ, trước Diêm Vương, chàng đã dũng cảm vạch trần tội ác của tên hung thần. Công lý được thực thi: tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại, sau đó được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục (mẫu 9)
Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn là một kẻ sĩ nổi tiếng khảng khái, chính trực, không chịu được sự tác yêu tác quái, làm hại dân của hồn tên tướng giặc bại trận nên đã đốt đền của hắn. Tên hung thần đe dọa và kiện chàng ở âm phủ. Chàng được thổ thần mách bảo về tội ác và tung tích của hắn, đồng thời chỉ dẫn chàng cách đối phó. Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, chàng dũng cảm tố cáo mọi tội ác của tên hung thần. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Cuối cùng công lý được khôi phục, tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Sau đó, Tử Văn được Viên Thổ Công tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.
Tóm tắt Tản Viên từ Phán sự lục (mẫu 10)
Ngô Tử Văn là con người vùng đất Lạng Giang, nổi tiếng chính trực, không chịu những yêu sách tác quái làm hại dân lành của một tên tướng giặc, Tử Văn quá tức giận nên đã đốt đền hắn. Sau khi về nhà, bỗng nhiên chàng lên cơn sốt, đầu óc mê man, chàng mơ thấy có tên hung thần đòi bắt chàng xuống âm phủ vì tội dám đốt đền. Nhưng đến chiều tối có một người tự xưng Thổ Thần hiện lên, Thổ Thần cảm phục trước sự dũng cảm của Từ Văn nên Chàng được thổ thần mách bảo tội ác và tung tích của tên tướng và không quên chỉ cách cho chàng ứng phó. Đến đêm, Tử Văn bị quỷ sứ xuống âm phủ. Tủ Văn đã trình bày hết những tội ác của tên hùng thần đã làm với dân chúng cùng những bằng chứng chứng minh. Cuối cùng, công lý đã được sáng tỏ và thực thi, tên tướng bị trừng trị còn Tử Văn được sống lại. Trở về cõi thực, Tử Văn được Thổ Thần giao cho một chức trách là giữ chức phán sự đền Tản Viên.
Tác giả - Tác phẩm Tản Viên từ Phán sự lục
Tác giả văn bản Tản Viên từ Phán sự lục
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài.
- Quê hương: Hải Dương.
- Gia đình: Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông.
- Ông là học trò của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã từng đỗ hương tiến sĩ (cử nhân), từng làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ẩn dật.
- Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục thể hiện rõ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.
Tác phẩm Tản Viên từ Phán sự lục
1. Thể loại:
- Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố li kì, hoang đường.
- Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thể loại.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Truyền kì mạn lục:
+ Truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường;
+ Mạn: tản mạn;
+ Lục: sao lục, ghi chép.
=> Ghi chép các truyện li kì, tản mạn của dân chúng.
- Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.
3. Phương thức biểu đạt:
Tản Viên từ Phán sự lục có phương thức biểu đạt là tự sự
4. Tóm tắt:
Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó, nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.
5. Bố cục:
Tản Viên từ Phán sự lục có bố cục gồm 3 phần : mở đầu, nội dung và kết thúc.
- Mở đầu : Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn.
- Nội dung: Chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Ngô Tử Văn và hành động đốt đền.
+ Đoạn 2 (Đốt đền xong đến khó lòng thoát nạn.): Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần.
+ Đoạn 3 (Tử Văn vâng lời đến không bệnh mà chết.): Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương.
+ Đoạn 4 (Phần còn lại): Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức Tản Viên.
- Kết thúc: Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ.
6. Giá trị nội dung:
- Qua hình tượng nhân vật người trí thức Ngô Tử Văn và tên giặc ngoại xâm, tác giả đã ca ngợi chính nghĩa và thái độ kiên quyết diệt trừ gian tà của con người.
- Bài học nhân sinh về chính - tà; thiện - ác.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
- Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực