Tóm tắt tác phẩm Kiêu binh nổi loạn
Tóm tắt tác phẩm Kiêu binh nổi loạn - mẫu 1
Hoàng Lê Nhất thống chí phản thời kì lịch sử từ lúc Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.
Tóm tắt tác phẩm Kiêu binh nổi loạn - mẫu 2
Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo của đám kiêu binh “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận đã thể hiện cụ thể, sống động. Điều nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền.
Tác giả - Tác phẩm Kiêu binh nổi loạn
Tác giả văn bản Kiêu binh nổi loạn
- Ngô Gia Văn Phái là một nhóm tác giả Việt Nam gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trên dưới 200 năm, từ đầu thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ thứ 20.
- Quê quán
Họ thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
- Phong cách nghệ thuật
+ Thiết tha, trong trẻo nhưng sâu lắng
+ Pha chút hài hước dí dỏm
- Tác phẩm chính: Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất, Đại Nam Quốc túy, Hoàng Việt hưng long chí, …
Tác phẩm Kiêu binh nổi loạn
1. Thể loại
Tiểu thuyết chương hồi
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Đoạn trích “ kiêu binh nổi loạn” là hồi thứ hai của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí”
3. Phương thức biểu đạt:
Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
5. Tóm tắt:
Hoàng Lê Nhất thống chí phản thời kì lịch sử từ lúc Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Nguyễn Anhs lên ngôi vua (1802). Đoạn trích “ Kiêu binh nổi loạn” kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.
6. Bố cục:
- Phần 1: Cuộc trò chuyện giữ Thế tử Trịnh Tông với hạ nhân và quan thần.
- Phần 2: Kế sách của Vũ Bằng được mọi người đồng tình, ủng hộ.
- Phần 3: Tình thế bất lực, thảm hại, bi đát và cái chết của Quận Huy.
- Phần 4: Sự thắng thế của thế tử Tông.
7. Giá trị nội dung:
- Sử dụng tư liệu hết sức cụ thể, tỉ mỉ: về lai lịch tính cách các nhân vật, về địa chỉ của các vụ việc, về âm mưu của các phe phái, về quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của sự kiện => tình cảnh khủng hoảng của xã hội lúc bấy giờ
8. Giá trị nghệ thuật:
- Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương.