TOP 3 bài văn Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX (2024) HAY NHẤT

Bài viết dưới đây giới thiệu tới bạn đọc bài viết Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX lớp 11 gồm bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX

Đề bài: Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX? Dựa vào kiến thức thực tế và những thông tin đã đọc được trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày hiểu biết của bạn về vấn đề này.

Một số bài văn mẫu Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX

Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Người phụ nữ có vai trò, vị thế rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao vị thế của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ mới thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng đó. Trước hết, người phụ nữ cần có một công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho bản thân mình. Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện thiên chức, vai trò, trách nhiệm của mình ở gia đình còn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hóa, có tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học, kiến thức thực tiễn để phục vụ công tác. Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn quẩn quanh với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Tuy những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ, giảm bớt sức lao động của họ trong công việc nội trợ nhưng  phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như: công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương. Để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, chị em phụ nữ  rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội; Vì vậy, một mặt, mỗi người phụ nữ cần tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại; Một mặt, các thành viên trong gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để phụ nữ có thời gian học tập, tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội; từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. 

Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX (mẫu 2)

Phụ nữ khẳng định vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực hoạt động, như chính trị gia nổi tiếng, nhà lãnh đạo tài ba của các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn, nhà khoa học xuất sắc, xứng đáng với danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.Từ thuở sơ khai, địa vị của người phụ nữ đã được đề cao và coi trọng hơn hẳn so với người đàn ông, tiêu biểu là thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ. Trong xã hội này, quyền của người đàn bà được biểu hiện trước hết là quyền được phân công lao động trong gia đình và quyền điều hành những công việc chung của thị tộc. Vì thế, họ không những được bình đẳng, được tôn trọng mà còn có thể được bầu làm tộc trưởng, tù trưởng. Vì sao lại có sự tôn trọng đặc biệt dành cho người phụ nữ như vậy? Bởi vì, những đứa con được sinh ra bởi người phụ nữ; việc hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi lúc bấy giờ cũng được người phụ nữ đảm nhận; qua đó, họ nắm quyền chi phối về mọi mặt của xã hội, điều khiển công việc và điều hòa quan hệ giữa các thành viên.Theo dòng thời gian, lịch sử cũng dần thay đổi, xã hội thị tộc mẫu hệ nhường chỗ cho xã hội phụ hệ. Tiêu biểu cho xã hội này ở nước ta, đó là thời kỳ phong kiến, lúc bấy giờ quyền của người đàn ông là vô hạn. Từ quyền phân công lao động, cho đến quyền quyết định mọi vấn đề, biến những thành viên khác trong gia đình thành kẻ phụ thuộc, thậm chí thành nô lệ. Người đàn ông có quyền đánh đập. “bán vợ, đợ con”, xã hội xuất hiện sự bất bình đẳng. Người đàn ông nắm quyền lực chính trong gia đình. Vị thế người phụ nữ dần bị xem nhẹ, dù cho vai trò của họ vẫn là không thể phủ nhận đối với gia đình và xã hội.

                                       “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”

 Sự phục vụ của phụ nữ lúc bấy giờ bị xem như là một điều hiển nhiên và tất yếu. Không ai cảm thấy biết ơn cho sự hy sinh to lớn của họ, thậm chí, chính bản thân người phụ nữ cũng bị tư tưởng ấy đồng hóa mà quên đi giá trị đích thực của mình.Ngay ở thời kỳ này, trong những giai đoạn mà sử cũ gọi là “Bắc thuộc”, với những chặng đường vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Vượt lên trên cái phận đàn bà “ba chìm, bảy nổi”, thoát ra khỏi cái lẽ “nữ nhi thường tình”, người phụ nữ Việt Nam nuôi giữ trong mình một ý chí sắt đá, một tinh thần quật cường bất khuất, càng được khắc họa rõ nét trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Họ từ những người mẹ, người vợ tảo tần sớm tối, bỗng chốc hóa thành người chiến sỹ chống ngoại xâm kiên cường, sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc oai hùng.Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã được xây dựng và lưu truyền: mẹ Âu Cơ đưa các con đi mở nước và dạy dân dựng làng; bà mẹ Gióng kiên trì nuôi đứa con “Chậm lớn, chậm đi” và giúp con lên đường đánh giặc; nàng Quế Hoa, cô gái dùng đá làm vũ khí, tung hoành giữa đám giặc Ân; Đó là hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, bà Triệu Thị Trinh, hay Bùi Thị Xuân,...trong thời kỳ chống Bắc thuộc; đó là Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế,...trong hơn 60 năm thực dân Pháp đô hộ... Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do người phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”[1]. Kế thừa tinh thần đó, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra những kế hoạch và chính sách thiết thực nhằm bồi dưỡng, nâng cao vị thế của người phụ nữ không chỉ ở gia đình mà còn trong xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế cũng như đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế đã giúp cho người phụ nữ Việt Nam được tiếp cận với cơ hội giáo dục và đào tạo. Họ tham gia một cách tích cực vào công tác quản lý, lãnh đạo, chính trị, những công việc mà trước đây nam giới chủ yếu nắm giữ. Có thế kể đến, đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một nữ chính khách, nữ chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước ta; bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng bộ y tế; bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên bộ chính trị, phó chủ tịch Quốc hội,...Đặc biệt, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở nước ta thuộc vào loại cao nhất thế giới. Các nữ trí thức là nhà khoa học, đại biểu Quốc hội chiếm tỷ lệ cao, với số nữ Giáo sư chiếm tỷ lệ gần 4%, phó giáo sư hơn 6%, tiến sĩ khoa học hơn 5%, tiến sĩ gần 13%... Ngoài ra còn có gần 20 nữ Anh hùng lao động, và nhiều nhà khoa học xuất sắc trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa. Hiến pháp năm 2013, so với Hiến pháp năm 1992, đã có những sửa đổi, bổ sung và phát triển quan trọng về bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền của phụ nữ. Theo đó, mọi người (cả nam và nữ) đều bình đẳng trước pháp luật và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn, hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Đặc biệt, nếu Hiến pháp năm 1992, Điều 63 chỉ quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, thì Hiến pháp năm 2013 quy định “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26). Tức là đã thay đổi quan niệm và cách tiếp cận về bình đẳng giới, từ chỉ bình đẳng với giới nữ sang bình đẳng với cả giới nam và giới nữ. Chủ thể và nội dung quyền bình đẳng về giới, do vậy, đã được mở rộng và làm sâu sắc hơn. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.Có thể khẳng định, Hiến pháp nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, luôn tôn trọng nguyên tắc “bình đẳng và ưu tiên” đối với người phụ nữ, xóa bỏ đi những sự bất công còn tồn tại và tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ phát triển khả năng của mình, cũng như có thể hoàn thành tốt vai trò với gia đình và xã hội. Như vậy, dù là trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, phụ nữ luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, là những người giữ lửa của gia đình, và là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, là linh hồn của những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc xưa nay.Trong thời đại mới, người phụ nữ Việt Nam tiếp tục nâng tầm năng lực và phẩm chất của mình, đoàn kết, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo trong lao động sản xuất, công tác và học tập để có thể đáp ứng yêu cầu của thời đại mới_thời đại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập toàn cầu, xứng đáng với tám chữ: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.

Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX (mẫu 3)

Người phụ nữ có vai trò, vị thế rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao vị thế của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ mới thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng đó. Trước hết, người phụ nữ cần có một công việc ổn định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho bản thân mình. Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện thiên chức, vai trò, trách nhiệm của mình ở gia đình còn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hóa, có tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học, kiến thức thực tiễn để phục vụ công tác. Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn quẩn quanh với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Tuy những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ, giảm bớt sức lao động của họ trong công việc nội trợ nhưng  phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như: công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương. Để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, chị em phụ nữ  rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội; Vì vậy, một mặt, mỗi người phụ nữ cần tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại; Một mặt, các thành viên trong gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để phụ nữ có thời gian học tập, tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe để vừa thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội; từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. 

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ Văn 11 - Kết nối tri thức hay khác:

Phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ

Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe

Tóm tắt những thông tin thú vị mà bạn thu thập được về trí tuệ thông minh nhân tạo

Khả năng chữa lành của thể thao

Bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi,... trong Bài ca ngất ngưởng

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!