Mở bài: Chí phèo
Mở bài Chí phèo hay
Mở bài mẫu 1
“ Uống rượu say không gọi: thế nhân ơi
Ta khật khưỡng chỉ gọi: ơi Thị Nở
Bát cháo hành suốt đời ta vẫn nợ
Còn bập bềnh trôi nổi giữa vần thơ…”
Đã hơn một lần, Nam Cao viết về những mối tình của những kẻ bị cả xã hội miệt thị, lăng nhục độc ác. Hơn một lần, con người tri thức “ trung thực vô ngần” ấy xót thương cho số mệnh của những kẻ cùng đường, bị cả xã hội cự tuyệt, ruồng bỏ để rồi luôn mang trong mình nỗi hận, hận cuộc đời, hận thế gian… Hình như đâu đây vẫn còn văng vẳng tiếng thét đau thương của một con người quằn quại,vật lộn với cái chết trước ranh giới mong manh của cõi thiện và ác - Chí Phèo.Thổi hồn vào tác phẩm bằng tấm lòng đôn hậu chan chứa tình yêu thương, Nam Cao đã soi vào tác phẩm ánh sáng nhân đạo sâu sắc,đẹp đẽ thông qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí thật xót xa đau đớn.
Mở bài mẫu 2
Có nỗi đớn đau nào sẽ lại thành duyên, có khoảng không gian nào chứa chan màu nước mắt. Sống một cuộc đời lương thiện, tại căn nhà nhỏ nơi vùng quê vốn đã trở thành một ước mơ không thể thành hiện thực của một kẻ đã đi vào con đường sa ngã. Hắn đã từng yêu, yêu một người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”, cuộc tình được se duyên mang đầy thương đau trong ngưỡng cửa của thiện - ác. Nam Cao đã thật thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo cùng với những bất công ngang trái dưới ách thống trị tàn ác, dã man của thế lực phong kiến. Đến đây, ngòi bút nhân đạo của nhà văn như sáng bừng lung linh đẹp đẽ tựa như sức sống bất diệt của thiên lương.
Mở bài mẫu 3
Vọng lên từ những vách núi tử thần hòa quyện với làn sương đêm, hương hoa tình yêu như choàng chiếc áo thanh tú vào không gian,cất lên khúc hát đớn đau xót thương cho những mối tình thật giản dị, thật mộc mạc đơn sơ mà cũng rất đỗi thiêng liêng, sâu sắc. Thoang thoảng đâu đây hương cháo hành man mác, mang theo mùi vị của đất,của quê hương xứ Đại. Bát cháo hành mang theo tình yêu đầy rẫy những sẹo của Chí Phèo và Thị Nở. Sức mạnh kì diệu , lớn lao của tình yêu, sức sống bất diệt của thiên lương đã cảm hóa trái tim quỷ dữ, làm sống dậy bản tính lương thiện của một loài đã ngả sang vật được thể hiện một cách cảm động qua tấm lòng nhân đạo, ngòi bút nhân văn đầy tinh tế và sắc sảo của Nam Cao.
Mở bài mẫu 4
Nhận xét về các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Hoàng Khương cho rằng: “Trong tác phẩm về người nông dân của Nam Cao, người đọc thường thấy những nhân vật xấu xí, thô lỗ và những câu chuyện nhục nhã. Chính sự lịch sự của anh ta. Đó là lý do tại sao Trong khi một số người hoài nghi về thực và giá trị nhân đạo của nam nhà văn cao, có lẽ chính với những nhân vật “rắc rối” này, nhãn quan hiện thực và quan điểm nhân đạo của nhà văn mới được thể hiện một cách rõ ràng và đầy đủ. ” và nhân vật Chí Phèo trong vở kịch cùng tên của nam cao là một nhân vật “rắc rối” như vậy, nhưng đó là những lời tác giả viết về nhân vật này và những bi kịch mà anh ta phải chịu đựng. giá trị nhân văn của tác phẩm mà cao cao muốn gửi gắm qua nhân vật này.
Mở bài mẫu 5
Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Những năm 40 của thế kỉ, trên văn đàn hiện thực Việt Nam, Nam Cao nổi bật với những trang viết khai phá sâu sắc bi kịch của nhữngkhiếp người khổ đau trong bóng đêm của xã hội cũ. Tấm lòng nhà văn hướng về cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân. Phát hiện trong quẩn quanh bế tắc là bi kịch khủng kiếp hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình. Chí Phèo bước ra từ những trang sách của nhà văn Nam Cao thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa. Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên là nhân vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước cách mạng.
Mở bài mẫu 6
Nam Cao - cây bút cuối của văn học giai đoạn 1930 – 1945. Nhưng nhờ có ông và các phẩm xuất sắc của mình, Nam Cao đã làm bừng sáng cả một giai đoạn văn học, ông đã góp phần không nhỏ vào mảng tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng. Hai đề tài chủ yếu của ông gồm người nông dân và người trí thức, trong đó đề tài người nông dân là nổi bật hơn cả. Với đề này truyện ngắn Chí Phèo đã trở thành áng văn bất hủ của Nam Cao nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung.
Mở bài mẫu 7
Viết về đề tài người nông dân đã có rất nhiều nhà văn thành công trong đó có nhà văn Nam Cao với kiệt tác “Chí Phèo”. Truyện tập trung khắc họa tình cảnh và số phận của nhân vật chính bị đẩy vào mức đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn mất nhân hình và nhân tính. Đồng thời đã tố cáo hiện thực xã hội cũ và thể hiện tư tưởng nhân đạo, quan điểm nghệ thuật của nhà văn.
Mở bài mẫu 8
“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng thời khắc họa thành công hình ảnh người nông dân bị bần cùng hóa.
Mở bài mẫu 9
“Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn của Nam Cao viết về đề tài nông dân, nhưng lại trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất. Có thể nói rằng, “Chí Phèo” là một bản án cáo trạng đanh thép đối với một xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa trước Cách mạng.
Mở bài mẫu 10
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là truyện ngắn Chí Phèo. Qua truyện ngắn này, nhà văn đã khái quát nên một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng - người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa. Truyện ngắn Chí Phèo chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Mở bài mẫu 11
“Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao viết về người nông dân. Họ là những con người lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Từ đó, nhà văn đã gửi gắm những bài học nhân sinh sâu sắc.
Mở bài mẫu 12
Nam Cao được biết đến là một cây bút tài hoa trên diễn đàn văn học Việt Nam, những tác phẩm ra đời mang màu sắc hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông mang cái nhìn về thời đại và cuộc sống hoàn toàn mới, cũng như hình ảnh trong các tác phẩm cũng đa dạng và phong phú,mang những mảng tính cách mà sự pha trộn sáng tối lại như được tương phản rõ rệt. Chí Phèo là một tác phẩm điển hình khi nhắc tới Nam Cao. Đây là câu chuyện về đoạn cuối cuộc đời của một con người trong xã hội thực dân phong kiến diễn ra và được ghi lại bởi Nam Cao, câu chuyện cũng gợi một những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Mở bài mẫu 13
Chỉ là một truyện ngắn, lại là truyện ngắn sáng tác sớm của Nam Cao về đề tài nông dân, nhưng Chí Phèo là sự tổng hợp, sự kết tinh của ngòi bút Nam Cat về đề tài này. Nếu như Nam Cao có thể được coi là "nhà văn của nông dân" , cùng với Ngô Tất Tố, thì trước hết vì ông có Chí Phèo.
Mở bài mẫu 14
"Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, người ta mới thấy đây là hiện thân đầy đủ nhất cho những gì gọi là cùng khổ của người dân cày trong một xã hội thuộc địa: bị dày đạp, cào xé, hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình." (Nguyễn Đăng Mạnh). Người ta vẫn coi Chí Phèo như một hiện tượng lạ của văn học và đời sống, một sáng tạo đặc biệt của Nam Cao mà qua đó, bao lớp hiện thực được lật dở, bao tầng tư tưởng được cày xới.
Mở bài mẫu 15
Khi nhận định về các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Trong mảnh sáng tác về nông dân của Nam Cao, người đọc thường gặp những nhân vật xấu xí, thô lỗ cục cằn và những chuyện nhục nhã của họ. Chính vì thế mà một số người tỏ ra hoài nghi giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao, có biết đâu rằng, chính với đám nhân vật “có vấn để” đó mà cái nhìn hiện thực và quan điểm nhân đạo của nhà văn mới thể hiện rõ, đầy đủ nhất”.
Mở bài mẫu 16
Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều tác phẩm thuộc dòng văn học hiện thực phê phán viết về số phận người nông dân ra đời như Tắt đèn của Ngô Tất Tố với chị Dậu, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan với anh Phan,... và không thể không kể đến Nam Cao với hàng loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam. Trong đó nổi bật là hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên Chí Phèo.
Mở bài mẫu 17
Nam Cao cây bút cuối của văn học giai đoạn 1930 – 1945, nhưng nhờ có ông và các phẩm xuất sắc của mình, Nam Cao đã làm bừng sáng cả một giai đoạn văn học, ông đã góp phần không nhỏ vào mảng tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng. Hai đề tài chủ yếu của ông gồm người nông dân và người trí thức, trong đó đề tài người nông dân là nổi bật hơn cả. Với đề này truyện Chí Phèo đã trở thành áng văn bất hủ của Nam Cao nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung.
Mở bài mẫu 17
Mở đầu cho thiên truyện "Chí Phèo" của Nam Cao là tiếng chửi của một thằng say, tác giả mở ra cuộc đời đầy bi kịch của Chí Phèo khi thù hận tất cả. Chí thù hận với cuộc đời, với xã hội, với con người và với ngay bản thân Chí. Nhà văn cho người đọc thấy một kiếp sống mà không ra sống trong không gian ngột ngạt xã hội Việt Nam trước Cách mạng, đó là một vòng luẩn quẩn bế tắc. Nói không ngoa khi khẳng định "Chí Phèo" là một kiệt tác văn xuôi đương thời, là tác phẩm đánh dấu và đưa tên tuổi của Nam Cao lên một tầm cao mới. Nhà văn thể hiện cái nhìn đầy đủ mới mẻ, độc đáo và có chiều sâu khi thể hiện nỗi khổ của con người.
Mở bài mẫu 19
Nam Cao vốn là một nhà văn hiện thực đến sau, bước vào làng văn học khi tài nguyên về người nông dân đã không còn lạ lẫm. Ấy vậy mà ông vẫn khai thác được tài nguyên một cách điêu luyện, tạo ra tác phẩm được coi là tuyệt bút. Tác phẩm "Chí Phèo" thực sự trở thành một hồi chuông vang vọng, ở đó tiếng kêu cứu của con người khẩn thiết vang lên, tất cả đều được nhà văn tái hiện qua số phận của nhân vật cùng tên tác phẩm.
Xem thêm các bài văn mẫu 11 hay khác:
TOP 10 Bài văn phân tích 2 khổ thơ cuối bài Tràng giang (2024) SIÊU HAY
TOP 40 Mở bài Chữ người tử tù (2024) SIÊU HAY
TOP 40 Mở bài Hai đứa trẻ (2024) SIÊU HAY