TOP 20 Đoạn văn 200 chữ nghị luận về ý nghĩa sự lắng nghe (2024) SIÊU HAY

1900.edu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc dàn ý phân tích chi tiết và những bài văn nghị luận về ý nghĩa sự lắng nghe hay nhất giúp các em học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. Mời các em tham khảo:

NGHỊ LUẬN VỀ Ý NGHĨA SỰ LẮNG NGHE

Dàn ý: Nghị luận về ý nghĩa sự lắng nghe

1. Mở đoạn

  • Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự lắng nghe trong cuộc sống.

2. Thân đoạn

(Triển khai các luận điểm đã trình bày trong phần I thành các gạch đầu dòng)

a) Luận điểm 1: Lắng nghe là gì?

  • Lắng: Là trạng thái mà ở đó mọi thứ chậm lại, hoặc dừng lại, chìm xuống không còn sôi nổi, mạnh mẽ như lúc đầu. Lắng còn sử dụng như một từ để chỉ sự yên tĩnh khác thường, một số từ đi kèm với lắng như: Lắng đọng, lắng cặn, lắng xuống, sâu lắng
  • Nghe: Là quá trình thu nhận âm thanh phát ra từng xung quanh thông qua tai. Đôi khi nghe cũng được sử dụng để biểu thị sự thấu cảm, cảm nhận.

=> Lắng nghe là quá trình tập trung tiếp nhận âm thanh một cách chủ động có chọn lọc, đi kèm với phân tích thông tin và đưa ra phản hồi thích hợp với những gì họ tiếp nhận.

b) Luận điểm 2: Vai trò, mục đích của lắng nghe

* Vai trò của lắng nghe:

- Trong công việc:

  • Lắng nghe giúp ta học hỏi kinh nghiệm, thấu hiểu tâm tư tình cảm, tính cách, sở thích, thói quen của đồng nghiệp, khách hàng, đối tác và những người xung quanh.
  • Đối với các nhà lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe sẽ giúp họ thấu hiểu nhân viên của mình, tạo được sự gắn kết và tăng hiệu quả làm việc.

- Trong cuộc sống:

  • Lắng nghe giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn đối với những người xung quanh, xây dựng và phát triển quan hệ
  • Lắng nghe giúp con người hiểu nhau để thân thiết, gắn bó và tin tưởng hơn.

* Mục đích của lắng nghe: nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt.

c) Luận điểm 3: Ý nghĩa của sự lắng nghe

  • Nhờ lắng nghe, con người có thể khiến cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Lắng nghe nghĩa là yêu thương chia sẻ
  • Lắng nghe tạo ra sự liên kết về xúc cảm, từ đó tạo được thiện cảm với đối phương.
  • Lắng nghe giúp chia sẻ cảm thông với người khác, đồng thời có thể hiểu đối phương hơn.
  • Thể hiện sự tôn trọng người khác, tôn trọng câu chuyện của họ
  • Lắng nghe giúp ta giải quyết xung đột hiệu quả hơn.

d) Luận điểm 4: Dẫn chứng về sự lắng nghe

  • Tại cuộc họp của khách hàng, nhân viên bán hàng hỏi một câu hỏi mở như “Tôi có thể làm gì để phục vụ bạn tốt hơn?” và khuyến khích đối tác của mình thể hiện đầy đủ mọi mối quan tâm.
  • Học sinh trong giờ học tập trung lắng nghe giáo viên giảng bài để hiểu bài và nắm vững kiến thức của bài giảng.
  • Một người quản lý tóm tắt những gì nhóm của cô ấy đã nói trong một cuộc họp nhân viên và hỏi họ liệu cô ấy có nghe chính xác hay không.
  • Một y tá thông báo cho một bệnh nhân rằng cô ấy biết họ lo sợ về cuộc phẫu thuật sắp tới của họ và nói rằng cô ấy ở đó vì cô ấy.
  • ...

(Học sinh tự lấy dẫn chứng từ đời sống thực tế hàng ngày hoặc trên sách báo...)

e) Bài học nhận thức và hành động

- Phản đề: Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người mắc căn bệnh không chịu lắng nghe, vô cảm, thờ ơ trước tiếng kêu cứu của cuộc sống... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. Vẫn còn những kẻ bảo thủ, độc đoán, không chấp nhận sự sáng tạo và những ý kiến mới mẻ, do vậy dần tụt hậu.

- Bài học nhận thức: Trong cuộc sống, sự lắng nghe có vai trò rất quan trọng. Luôn biết lắng nghe và thấu hiểu đó là điều quan trọng trong cách hoàn thiện nhân cách cá nhân, xã hội, tạo nên những giá trị to lớn trong cuộc sống, văn hóa.

- Bài học hành động:

  • Rèn luyện kỹ năng lắng nghe
  • Luôn biết lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh để nâng cao vốn tri thức cho bản thân.
  • ...

3. Kết đoạn

  • Khái quát, khẳng định lại vai trò ý nghĩa quan trọng của sự lắng nghe trong cuộc sống.
  • Rút ra bài học cho bản thân cần phải biết lắng nghe.

Đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa sự lắng nghe trong cuộc sống

Mẫu số 1

Chúng ta ai cũng gặp phải những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống của mình và luôn có nhu cầu chia sẻ với người khác. Cũng có những lúc chúng ta lắng nghe tâm sự từ những người xung quanh. Từ đây, ta có thể khẳng định lắng nghe có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người và là chìa khóa của thành công. Lắng nghe là việc mỗi người nhẫn nại, chân thành nghe người khác tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện của họ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu nhau và có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Việc lắng nghe, đồng cảm với người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Biết lắng nghe con người có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan, toàn diện về bản thân từ đó phát huy mặt mạnh, hạn chế, khắc phục mặt yếu. Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với họ và khi chúng ta có nhu cầu chia sẻ, người khác sẽ lắng nghe ta. Việc biết lắng nghe mang lại ý nghĩa, vai trò to lớn đối với cuộc sống con người. Người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại, biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội, những người này sẽ có thêm nhiều bài học quý giá. Bên cạnh đó, lắng nghe sẽ khiến con người thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có rất nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng. Lại có những người chỉ muốn chia sẻ những khó khăn, đau khổ của mình cho người khác mà không chịu lắng nghe tiếng lòng của họ,…Mỗi chúng ta bớt đi cái tôi của mình một chút, biết lắng nghe một chút, thấu hiểu một chút thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và dễ dàng hơn.

Mẫu số 2

Nghị luận bàn về ý nghĩa của sự lắng nghe

Người sống với nhau bằng gì? Chẳng phải câu trả lời là chúng ta sống với nhau bằng tình cảm hay sao. Đúng vậy, con người tiến hóa được như bây giờ là nhờ vào tình cảm. Nhất là trong xã hội hiện nay, sự lắng nghe, rung cảm với nhau lại càng trở nên quan trọng bởi lẽ: “Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công”. Lắng nghe là việc mỗi người nhẫn nại, chân thành nghe người khác tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện của họ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu nhau và có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Thấu cảm sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Việc lắng nghe, đồng cảm với người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với tâm hồn đang thương tổn của họ. Lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại, biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội, những người này sẽ có thêm nhiều bài học quý giá bởi lẽ có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó. Trái ngược với lắng nghe với lòng thấu cảm là những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế sự tương tác giữa người và người. Lại có những người không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ những người xung quanh mà chỉ cho bản thân mình là nhất. Chúng ta cần sớm nhận ra những tiêu cực của việc không chịu lắng nghe, đồng thời rèn luyện cho bản thân việc kiên nhẫn lắng nghe để thấy được nhiều bài học quý giá hơn.

Mẫu số 3

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Câu hát đã để lại cho chúng ta những chiêm nghiệm sâu sắc về cách sống đẹp và tầm quan trọng của sự sẻ chia, sẵn sàng lắng nghe trong cuộc sống. Khi chúng ta lắng nghe người khác bằng cả tấm lòng chân thành là khi chúng ta sẵn sàng cởi mở, sẻ chia với họ. Sẻ chia hiểu theo nghĩa cơ bản là sự quan tâm, đồng cảm giữa con người với con người được thể hiện thông qua những hành động thiết thực. Đôi khi sẻ chia chỉ đơn giản là những lời động viên chân thành, một câu nói an ủi, một cái nắm tay, hay chỉ là một ánh mắt, một cái nhìn thân thiện. “Yêu thương cho đi là sự yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được”. Những người sống đơn giản và luôn thanh thản trong tâm hồn là những người luôn sẵn sàng chia sẻ đồng cảm với nỗi đau sự bất hạnh của người khác. Họ sống để yêu thương, để cho đi yêu thương và cũng là để được yêu thương. Những người như vậy thật đáng quý đáng trân trọng biết bao! Để sống biết yêu thương và chia sẻ không quá khó. Chì cần những tình cảm những hành động ấy xuất phát từ trái tim thì nó cũng sẽ đến được trái tim. Không phải là điều gì quá lớn lao, sẻ chia chỉ đơn giản là một cái ôm ấm áp khi ai đó đang mệt mỏi rã rời, là bờ vai yêu thương để tựa vào khi buồn phiền, là lời động viên an ủi lúc mất mát u buồn… Lòng thương cảm giữa con người với con người không cần phải dựa vào những giá trị vật chất tầm thường mà nó cần được dựng xây trên nền tảng của trái tim yêu thương. Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người những giá trị vật chất mới nhưng nó không có nghĩa là những giá trị tinh thần bị thay đổi. Vậy mà ngày nay lối sống vị kỷ của một bộ phận giới trẻ đang ngày một nghiêm trọng, họ tự bao biện cho lối sống ấy bằng cách đổi lỗi cho cuộc sống hối hả bộn bề lo toan. Lo toan là điều bình thường và tất yếu trong cuộc sống nhưng không bao giờ nó cản trở ta trao gửi yêu thương, chưa bao giờ nó xâm chiếm toàn bộ suy nghĩ tình cảm mà vẫn luôn cho ta một góc nhỏ của lòng trắc ẩn và sự yêu thương. Yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại dù không quá nhiều nhưng hãy làm điều gì đó để cuộc sống này tươi đẹp hơn.

Mẫu số 4

Đôi khi, bạn chỉ nói chứ không chịu lắng nghe. Điều đó thật không tốt nếu bạn mong muốn nhận được sự lắng nghe từ người khác. Lắng nghe là nhiệt tình tiếp nhận, cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ với lời nói, thái độ, tình cảm của người khác. Người hạnh phúc là người biết lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ chỉ biết thổ lộ, than vãn. Sự sáng suốt không đến từ việc nói; nó lặng lẽ đến từ việc bạn biết lắng nghe. Được người khác lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông. Được chia sẻ là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống. Được lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông. Được lắng nghe là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống.Hãy luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu người khác. Hãy tìm kiếm những âm vang từ cuộc sống một cách chân thành, tập trung và có chọn lọc. Đừng lắng nghe một cách hời hợt bởi sau những gì bạn được người khác chia sẻ, bạn cần làm gì đó để giúp người khác vơi bớt âu lo, gắn kết tình cảm thêm tốt đẹp. Thật đáng trách cho những ai không biết lắng nghe những âm vang từ cuộc sống vốn rất phong phú. Tâm hồn họ sẽ khô héo trong sự ích kỉ, cô đơn và buồn chán. Không biết lắng nghe từ người khác, bạn cũng chẳng thể lắng nghe được chính mình.

Mẫu số 5

"Bạn có biết chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn mỗi người, để mở cánh cửa hạnh phúc trong gia đình, để mở cánh cửa thành công trong xã hội là gì không? Đó là lắng nghe. Khi bàn về mục đích của lắng nghe, không phải ai cũng giải đáp được: “Mục đích cuối cùng của lắng nghe là để thấu hiểu hay cảm thông?”. Theo tôi, để mỗi người sẵn sàng lắng nghe người khác đã khó, để lắng nghe với thái độ chân thành càng khó và muốn lắng nghe để thấu hiểu tâm tư của người khác càng khó hơn. Vì để hiểu được một người không phải chuyện dễ dàng, càng khó khăn hơn nếu chúng ta thiếu trải nghiệm để có thể có thể ngồi lại lắng nghe, chia sẻ làm thỏa mãn người khác. Vậy nên, chúng ta đừng tự làm khó mình, hay chê trách mình không đủ khả năng thấu hiểu họ. Mà khi lắng nghe ai đó chia sẻ việc cần hơn là ta bình tâm lắng nghe với thái độ chân thành. Có thể ta không đủ khả năng để thấu hiểu hết được những điều mà họ chia sẻ. Ai cũng thế thôi, họ hiểu điều đó chứ. Nếu không thể hiểu điều này hãy tự đặt mình vào tình huống để hiểu những gì tôi đang chia sẻ. Vậy nên, chỉ cần lắng nghe, san sẻ với thái độ thật chân thành là đủ. Khi ấy người được lắng nghe sẽ tìm thấy được sự đồng điệu, đồng cảm về tâm hồn rồi. Vậy là chúng ta đã có câu trả lời: Mục đích cuối cùng của lắng nghe là thấu hiểu và cảm thông, nếu không thể thấu hiểu ta có thể cảm thông, san sẻ với họ. Nhưng cũng cần tránh kiểu lắng nghe hình thức – lắng nghe cho có lắng nghe. Như vậy, không những người chia sẻ bị tổn thương, lạc lõng mà chúng ta còn lãng phí thời gian hay thậm chí có thể mất họ. Vậy đó, cho nên mỗi người cần lắng nghe với thái độ chân thành. Đó là chìa khóa để mở cửa tâm hồn người khác, để mở cửa hạnh phúc gia đình và mở cánh cửa thành công trong cuộc sống.” Bước thứ nhất để đạt tới sự thông thái là im lặng, thứ hai là biết lắng nghe người khác nói”.

Mẫu số 6

Có người nói rằng "Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công". Muốn biết được điều này có chính xác hay không trước hết chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu "lắng nghe", "thấu cảm" là gì. ". Lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện. Thấu cảm sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét…. Câu nói trên có nghĩa là chỉ cần ta chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác và hiểu được, cảm nhận được suy nghĩ của người khác thì chúng ta sẽ tiến đến thành công. Câu nói này hoàn toàn chính xác bởi chỉ khi chúng ta biết tiếp thu, đồng cảm thì chúng ta mới nắm bắt được người khác như thế con đường thành công của chúng ta sẽ đến dễ dàng hơn. Khi chúng ta biết lắng nghe người khác chúng ta sẽ rút ra được những bài học quý giá cho bản thân từ câu chuyện của họ. Đồng thời khi ta lắng nghe người khác chúng ta cũng sẽ hiểu họ hơn nhận ra được tính cách của họ để nhận định ta có thể học hỏi, giao lưu với người đó không. Lắng nghe với lòng thấu cảm sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ trong giao tiếp vì con người có nhu cầu được khẳng định, được công nhận, được đánh giá đúng mức,... Để có thói quen này, mỗi người cần rèn kĩ năng nghe hiểu, biết cảm thông, chia sẻ, quan tâm đến người khác,... Trái ngược với lắng nghe với lòng thấu cảm là những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế Sự tương tác giữa người và người. Như vậy chúng ta thấy biết lắng nghe và thấu hiểu sẽ là chìa khóa gần nhất giúp chúng ta đạt tới thành công.

Mẫu số 7

Một câu nói phổ biến là "Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công". Để kiểm chứng tính chính xác của câu nói này, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của "lắng nghe" và "thấu cảm". Lắng nghe là một quá trình tập trung và chủ động, muốn hiểu rõ nội dung của người nói. Chúng ta phân tích những gì họ nói và đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện. Thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, toàn diện một ai đó, khiến ta hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của họ, mà không có sự phán xét. Câu nói trên có nghĩa là nếu chúng ta chịu lắng nghe và hiểu được suy nghĩ của người khác, chúng ta sẽ tiến đến thành công. Điều này hoàn toàn chính xác, bởi chỉ khi chúng ta đồng cảm và tiếp thu ý kiến của người khác, chúng ta mới nắm bắt được người đó, và con đường thành công của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi chúng ta lắng nghe người khác, chúng ta sẽ rút ra được những bài học quý giá cho bản thân từ câu chuyện của họ. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ hiểu họ hơn và nhận ra được tính cách của họ để có thể học hỏi và giao lưu với người đó. Lắng nghe với lòng thấu cảm sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ trong giao tiếp, vì con người có nhu cầu được khẳng định, được công nhận và được đánh giá đúng mức. Để có thói quen này, mỗi người cần rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, biết cảm thông, chia sẻ và quan tâm đến người khác. Ngược lại, nếu ta nghe qua loa, chiếu lệ và chỉ nghe để đối đáp, để khống chế hoặc để toan tính, thì đó là những kiểu nghe hạn chế sự tương tác giữa con người. Việc lắng nghe và thấu hiểu là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình giao tiếp của con người. Những người có khả năng lắng nghe và thấu hiểu tốt thường có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với người khác và có khả năng giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả hơn. Lắng nghe và thấu cảm còn giúp ta nâng cao trình độ kiến thức, đồng thời giúp ta phát triển tốt hơn trong công việc. Khi lắng nghe và thấu hiểu người khác, ta sẽ có thêm những ý tưởng mới, có thể giúp ta giải quyết những vấn đề khó khăn hơn. Đồng thời, những mối quan hệ tốt với người khác cũng sẽ giúp ta tạo ra cơ hội mới và mở rộng mạng lưới quan hệ. Tuy nhiên, để rèn luyện kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu không hề đơn giản. Đôi khi chúng ta bị chi phối bởi suy nghĩ và cảm xúc của chính mình, khiến ta không thể lắng nghe và thấu hiểu người khác. Việc giải quyết vấn đề này cần sự kiên trì và quyết tâm để thực hiện. Trong một số trường hợp, việc lắng nghe và thấu hiểu cũng có thể gặp phải những khó khăn. Ví dụ, khi giao tiếp với người khác nói tiếng nước ngoài, ta có thể gặp phải những khó khăn trong việc hiểu rõ ý của họ. Trong trường hợp này, ta cần có sự kiên nhẫn và cố gắng để tìm hiểu thêm về ngôn ngữ và văn hóa của họ. Tóm lại, lắng nghe và thấu hiểu là chìa khóa của thành công trong giao tiếp và cuộc sống. Việc rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp chúng ta phát triển cả tinh thần và trí tuệ, giúp ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn và đạt được thành công trong mọi lĩnh vực.

Mẫu số 8

Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng đều gặp phải những khó khăn, gian khổ và cần có người để chia sẻ. Tuy nhiên, cũng có những lúc chúng ta cần lắng nghe tâm sự từ những người xung quanh để đồng cảm và thấu hiểu. Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng và là chìa khóa của thành công trong cuộc sống. Đó là việc chúng ta nhẫn nại và chân thành lắng nghe tâm sự và chia sẻ của người khác để đồng cảm và rút ra bài học cho chính mình. Lắng nghe và đồng cảm với người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Nếu biết lắng nghe, chúng ta có thể nhận được những nhận xét và đánh giá của người khác về bản thân, từ đó có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về bản thân để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt yếu. Mỗi người đều có nhu cầu chia sẻ và lắng nghe, và khi chúng ta lắng nghe người khác, chúng ta cũng có thể chia sẻ với họ. Kỹ năng lắng nghe mang lại ý nghĩa và vai trò to lớn đối với cuộc sống con người. Những người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại và biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu và lĩnh hội. Bên cạnh đó, lắng nghe còn giúp con người thấu hiểu và bao dung cho nhau, xây dựng một xã hội tích cực và đẹp hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng. Cũng có những người chỉ muốn chia sẻ những khó khăn và đau khổ của mình mà không chịu lắng nghe tiếng lòng của người khác. Vì vậy, nếu mỗi người chúng ta bớt đi một chút cái tôi, biết lắng nghe và thấu hiểu một chút thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp.

Mẫu số 9

Trong cuộc sống, chúng ta sống với nhau bằng tình cảm. Điều này đúng với việc con người đã tiến hóa đến mức độ hiện tại nhờ vào tình cảm. Trong xã hội ngày nay, việc lắng nghe và đồng cảm với nhau trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết. "Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công". Lắng nghe là một hành động mà mỗi người cần có tính kiên nhẫn và chân thành để nghe tâm sự của người khác, chia sẻ những câu chuyện của họ. Từ đó, chúng ta có thể đồng cảm và thấu hiểu nhau và rút ra được bài học quý giá cho bản thân mình. Thấu cảm là việc hiểu biết và đồng cảm hoàn toàn với ai đó. Nó giúp chúng ta hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc của người khác mà không cần phán xét. Việc lắng nghe và đồng cảm với người khác sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn và có nhiều bài học quý giá hơn. Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe tâm sự của người khác, tức là chúng ta có thể chia sẻ với tâm hồn đang thương tổn của họ. Lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, và những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên. Người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại và biết từ bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội. Chúng ta cần nhận ra những tiêu cực của việc không chịu lắng nghe và rèn luyện cho bản thân việc kiên nhẫn lắng nghe để tìm ra nhiều bài học quý giá hơn. Ngược lại, nếu chúng ta nghe qua loa, chiếu lệ hoặc chỉ cho bản thân mình là nhất thì sẽ hạn chế sự tương tác giữa người và người.

Mẫu số 10

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của sự sẻ chia và sẵn sàng lắng nghe trong cuộc sống. Khi ta lắng nghe người khác bằng cả tấm lòng chân thành, ta có thể sẵn sàng cởi mở và sẻ chia với họ. Sẻ chia có nghĩa là sự quan tâm, đồng cảm giữa con người với con người được thể hiện thông qua những hành động thiết thực. Đôi khi, sẻ chia chỉ đơn giản là những lời động viên chân thành, một câu nói an ủi, một cái nắm tay, hay chỉ là một ánh mắt, một cái nhìn thân thiện. “Yêu thương cho đi là sự yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được”. Những người sống đơn giản và luôn thanh thản trong tâm hồn là những người luôn sẵn sàng chia sẻ đồng cảm với nỗi đau sự bất hạnh của người khác. Họ sống để yêu thương, để cho đi yêu thương và cũng là để được yêu thương. Những người như vậy thật đáng quý đáng trân trọng. Sẻ chia và yêu thương không quá khó. Chỉ cần tình cảm và hành động xuất phát từ trái tim thì chúng sẽ đến được trái tim. Sẻ chia chỉ đơn giản là một cái ôm ấm áp khi ai đó đang mệt mỏi rã rời, là bờ vai yêu thương để tựa vào khi buồn phiền, là lời động viên an ủi lúc mất mát u buồn… Lòng thương cảm giữa con người với con người không cần phải dựa vào những giá trị vật chất tầm thường mà nó cần được xây dựng trên nền tảng của trái tim yêu thương. Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người những giá trị vật chất mới nhưng không thay đổi giá trị tinh thần. Vậy mà ngày nay, một số giới trẻ vẫn sống vị kỷ, tự biện minh cho lối sống bận rộn, lo toan. Sự sẻ chia và đồng cảm là những giá trị tinh thần quan trọng để chúng ta có thể sống đẹp và hạnh phúc. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được giá trị của những hành động đơn giản nhưng đầy ý nghĩa này và cố gắng thực hiện chúng trong cuộc sống hàng ngày. Đôi khi, sự sẻ chia cũng có thể là việc chúng ta dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của người khác mà không phán xét hay chỉ trích. Sự lắng nghe chân thành và tôn trọng sẽ giúp tạo nên mối quan hệ chân thành và sâu sắc hơn trong cuộc sống. Một điều quan trọng cần nhớ đó là sự sẻ chia không chỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người nhận mà còn cho chính người sẻ chia. Khi chúng ta sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ người khác, chúng ta cũng đang thể hiện sự tình yêu và sự trân trọng đối với bản thân mình. Vì vậy, hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân và cả những người xung quanh mình. Những hành động nhỏ bé nhưng chân thành và đầy tình yêu thương có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta và người khác một cách tích cực và đáng kể.

Mẫu số 11

Hướng dẫn viết bài nghị luận xã hội

Khi giao tiếp, đôi khi bạn chỉ muốn nói mà không quan tâm đến người khác đang nói gì. Điều này thật không tốt nếu bạn muốn được người khác lắng nghe. Lắng nghe có nghĩa là tận tình tiếp nhận, cảm thông và chia sẻ với cảm xúc, thái độ của người khác. Người hạnh phúc là người biết lắng nghe và thấu hiểu, còn kẻ bất hạnh chỉ biết than vãn và không biết lắng nghe. Sự thông minh không phải là việc nói nhiều, mà là khả năng lắng nghe và thấu hiểu. Được người khác lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, thấu hiểu và cảm thông. Điều này là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người, mở cửa cho hạnh phúc trong gia đình và thành công trong cuộc sống. Để có thể lắng nghe người khác, bạn cần lắng nghe và thấu hiểu chính mình trước. Hãy tìm kiếm những giá trị thực sự trong cuộc sống và đừng lắng nghe một cách lãng phí. Sau khi người khác chia sẻ, hãy hành động để giúp họ giải tỏa và kết nối tình cảm tốt hơn. Nếu bạn không biết lắng nghe, tâm hồn của bạn sẽ trở nên khô héo, ích kỷ và cô đơn. Bởi vì nếu bạn không thể lắng nghe người khác, bạn cũng không thể lắng nghe được chính mình.

Mẫu số 12

Bạn có biết chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn, hạnh phúc gia đình và thành công trong xã hội là gì không? Đó chính là lắng nghe. Mục đích cuối cùng của lắng nghe là để thấu hiểu và cảm thông với người khác. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì không phải ai cũng có thể. Để lắng nghe một cách chân thành, ta cần có kinh nghiệm và sự sẵn sàng. Thậm chí, để hiểu được người khác còn khó hơn nếu ta không có đủ kinh nghiệm để chia sẻ với họ. Vì vậy, đừng tự làm khó mình và chê trách mình không đủ khả năng để hiểu họ. Thay vào đó, hãy lắng nghe người khác một cách bình tĩnh và chân thành. Dù ta có thể không thấu hiểu hết được những điều mà họ chia sẻ, nhưng ta vẫn có thể cảm thông và chia sẻ với họ. Điều quan trọng là ta cần tránh kiểu lắng nghe hình thức, chỉ lắng nghe để có lắng nghe mà không thực sự hiểu được người khác. Vậy làm thế nào để đạt được sự thông thái? Bước đầu tiên là im lặng và bước thứ hai là biết lắng nghe người khác nói. Chỉ cần lắng nghe và chia sẻ với thái độ chân thành, ta có thể mở cánh cửa tâm hồn của người khác, đem lại hạnh phúc cho gia đình và thành công trong cuộc sống.

Mẫu số 13

Tạo hoá ban cho con người đôi tai để có thể nghe được mọi âm vang của cuộc sống, thế nhưng không phải ai cũng thấu hiểu tầm quan trọng của việc biết lắng nghe để luyện rèn được phẩm chất này. Vậy lắng nghe là gì? Bản thân từ “lắng nghe” có hai tiếng mang lại cho chúng ta những ý nghĩa rất hay. Phải “lắng” thì mới nghe được. Cho nên “lắng” là cửa ngõ của sự “nghe”. Không “lắng” thì không thể “nghe” trọn vẹn. “Lắng” chính là sự im lặng sâu sắc của con tim, là sự thấu hiểu, đồng cảm, tôn trọng đối với người đối diện. Vì thế, lắng nghe ở đây sẽ không chỉ đơn thuần là nghe được những vang động của cuộc sống, mà còn là sự lắng nghe bằng chính chính con tim của mình. Shakespeare từng nói: “Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một TỆ NẠN hết sức phổ biến”. Dường như Shakespeare đã thấu hiểu và lan toả đến chúng ta tầm quan trọng của việc biết lắng nghe. Nó có thể chỉ đơn giản là hành động chúng ta nhường lời, chú ý, quan tâm đến câu chuyện của người khác trong cuộc giao tiếp; hay một một sớm mai thức dậy, ta lắng nghe được những âm thanh vốn có của sự sống như Chí Phèo đã từng phát hiện thấy khi tỉnh cơn say. Đơn giản là thế, nhưng, sự lắng nghe sẽ không chỉ là việc ta chú ý những âm thanh xung quanh, mà sẽ còn là sự lắng nghe chính bản thân mình nữa. Lắng bằng sự chân thành, nghe bằng cả trái tim để hiểu mình, hiểu người, hiểu cuộc sống và tạo nên những thành công cho riêng bản thân, bạn nhé!

Mẫu số 14

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ): “biết lắng nghe”. Đôi khi, bạn chỉ nói chứ không chịu lắng nghe. Điều đó thật không tốt nếu bạn mong muốn nhận được sự lắng nghe từ người khác. Lắng nghe là nhiệt tình tiếp nhận, cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ với lời nói, thái độ, tình cảm của người khác. Người hạnh phúc là người biết lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ chỉ biết thổ lộ, than vãn. Sự sáng suốt không đến từ việc nói; nó lặng lẽ đến từ việc bạn biết lắng nghe. Được người khác lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông. Được chia sẻ là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống. Được lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông. Được lắng nghe là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống.Hãy luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu người khác. Hãy tìm kiếm những âm vang từ cuộc sống một cách chân thành, tập trung và có chọn lọc. Đừng lắng nghe một cách hời hợt bởi sau những gì bạn được người khác chia sẻ, bạn cần làm gì đó để giúp người khác vơi bớt âu lo, gắn kết tình cảm thêm tốt đẹp. Thật đáng trách cho những ai không biết lắng nghe những âm vang từ cuộc sống vốn rất phong phú. Tâm hồn họ sẽ khô héo trong sự ích kỉ, cô đơn và buồn chán. Không biết lắng nghe từ người khác, bạn cũng chẳng thể lắng nghe được chính mình.

Xem thêm những bài văn mẫu hay khác tại đây:

TOP 20 Bài văn nghị luận về Giá trị của lời cảm ơn (2024) HAY NHẤT

TOP 20 Bài văn nghị luận về Khó khăn, thử thách trong cuộc sống (2024) HAY NHẤT

TOP 20 bài nghị luận về giá trị bản thân 2024 HAY NHẤT

TOP 20 bài nghị luận về sự trải nghiệm (2024) HAY NHẤT

TOP 20 Bài văn Nghị luận về tình bạn (2024 )SIÊU HAY

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!