Đề bài: Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tính kiêu căng và tự mãn.
2. Thân bài
a. Giải thích
Kiêu căng: nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó.
Tự mãn: tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng.
Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người có tính kiêu căng, tự mãn:
Luôn cho rằng bản thân mình hơn người, là nhất. Có ý định hoặc coi thường người khác vì họ không bằng mình.
Khi làm được một việc gì đó luôn muốn được người khác tán dương, khen ngợi và coi thường, khinh bỉ những người không làm được việc mình làm, không có được thứ mình có.
Người có tính kiêu căng tự mãn là những người nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ luôn biết đến bản thân mình, thậm chí là huênh hoang, cao ngạo.
- Tác hại của việc kiêu căng, tự mãn:
Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người.
Tính kiêu căng, tự mãn sẽ kéo theo nhiều tính xấu khác như: ích kỉ, nhỏ mọn, luôn muốn trở thành tâm điểm của lời khen,…
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người kiêu căng và tự mãn dẫn đến hậu quả xấu làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn, biết mình biết ta, sống chan hòa với mọi người. Lại có những người luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, thắng không kiêu, thua không nản,…. những người này là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính kiêu căng và tự mãn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Một số bài văn mẫu hay
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 1
Mỗi chúng ta đều có những bản ngã riêng, những khuyết điểm mà bản thân cần phải khắc phục nếu muốn có được thành công và hoàn thiện hơn. Một trong những thói xấu mà chúng ta cần loại bỏ chính là tính kiêu căng và tự mãn. Kiêu căng là việc mỗi người nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó. Còn tự mãn là việc ta tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. Người có tính kiêu căng, tự mãn là những người luôn cho rằng bản thân mình hơn người, là nhất, có ý định coi thường người khác hoặc coi thường người khác vì họ không bằng mình. Khi làm được một việc gì đó họ luôn muốn được người khác tán dương, khen ngợi và coi thường, khinh bỉ những người không làm được việc mình làm, không có được thứ mình có. Người có tính kiêu căng tự mãn còn là những người nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ luôn biết đến bản thân mình, thậm chí là huênh hoang, cao ngạo. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng, tự mãn sẽ kéo theo nhiều tính xấu khác như: ích kỉ, nhỏ mọn, luôn muốn trở thành tâm điểm của lời khen,…Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều tấm gương sống với lòng khiêm tốn, biết mình biết ta, chan hòa với mọi người. Lại có những người luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, thắng không kiêu, thua không nản,…. những người này là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Mỗi người là chủ nhân tương lai của đất nước, mà chủ nhân thì phải có trách nhiệm làm cho đất nước ấy ngày càng giàu đẹp, văn minh, thịnh vượng hơn. Hãy gạt bỏ cái tôi, lòng kiêu căng tự mãn để có được những điều tốt đẹp nhất giúp đời, giúp người.
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 2
Mỗi người có một cách tôi luyện, rèn giũa bản thân mình khác nhau. Mỗi người muốn rèn luyện bản thân hãy cố gắng tránh xa những tính xấu đặc biệt là tính kiêu căng và tự mãn. Kiêu căng và tự mãn là hai tính khí hay đi cùng với nhau. Kiêu căng là việc chúng ta nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh, lĩnh vực nào đó. Còn tự mãn lại là việc chúng ta tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. Người kiêu căng, tự mãn hay có thói cho rằng bản thân mình là nhất, mình hơn người, những người khác phải học tập, noi theo mình, từ đó dẫn đến chủ quan, lơ là trong cuộc sống và dễ vấp ngã. Biết tự hào về bản thân là tốt nhưng nếu quá tự mãn thì chẳng khác nào tự tay phá hủy cuộc sống của chính mình. Cuộc sống không nên kiêu căng và tự mãn bởi chính nó là thuốc độc giết chết tâm hồn ta. Càng tự mãn ta càng chủ quan, càng không đề phòng. Cho đến khi bất trắc, tai ương xảy đến ta không cống đỡ nổi dễ đưa ta vào tình thế nguy nan. Chẳng ai yêu mến và tôn trọng một kẻ kiêu căng, tự mãn. Tri thức giúp ta trở nên khiêm tốn còn ngu si làm ta trở nên kiêu ngạo, tự phụ. Thực tế, trong cuộc sống vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. Cuộc sống của chúng ta do chính mình làm chủ, hãy sống, rèn luyện và trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 3
Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn đó trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người sống với tính kiêu căng và tự mãn.
Kiêu căng là việc mỗi người tự nghĩ và tự cho bản mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó. Còn tự mãn là tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh. Kiêu căng và tự mãn là hai tính cách hủy hoại một con người vô cùng nghiêm trọng.
Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo.
Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình các sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 4
Kiêu căng và tự mãn là tự lấy làm thoả mãn về những gì mình đã đạt được, mà không cần phải cố gắng hơn nữa, đồng thờ tỏ ra tự kiêu, khinh thường người khác. Người có tính kiêu căng, tự mãn là người luôn tự hào về những gì mình có, hài hòng với cuộc sống hiện tại, cho rằng mình hơn người khác, không chịu rèn luyện hay cố gắng. Người hay kiêu ngạo, tự mãn, xem thường người khác, sống thụ hưởng hơn là cống hiến, không có mục đích, khát vọng lớn lao. Cuộc sống mà tỏ ra kiêu căng, tự mãn tất sẽ rước hoạ vào thân. Chính thói kiêu căng khiến con người ta hay bất đồng với người khác, dễ dẫn đến mâu thuẫn và xung đột. Bởi tự tự mãn, con người không có mục tiêu để phấn đấu, cuộc sống thụ hưởng nhàm chán, làm hao mòn tài sản và tâm hồn. Cuộc sống không nên kiêu căng và tự mãn bởi chính nó là thuốc độc giết chết tâm hồn ta. Càng tự mãn ta càng chủ quan, càng không đề phòng. Cho đến khi bất trắc, tai ương xảy đến ta không cống đỡ nổi dễ đưa ta vào tình thế nguy nan. Chẳng ai yêu mến và tôn trọng một kẻ kiêu căng, tự mãn. Tri thức giúp ta trở nên khiêm tốn còn ngu si làm ta trở nên kiêu ngạo, tự phụ. Bởi thế, làm người chớ kiêu căng và tự mãn mà hay khiêm nhường, sống vì người khác, đừng hơn thua với nhau, luôn rèn luyện bản thân mình, xây dựng ước mơ, khát vọng lớn lao, ra sức học tập để trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 5
Trong cuộc sống, tính cách kiêu ngạo là tính cách không nên có ở mỗi người. Thật vậy, đức tính kiêu ngạo sẽ đem đến rất nhiều tác hại cho mỗi người trong công việc cũng như trong các mối quan hệ. Đầu tiên, tính kiêu ngạo sẽ làm cho chúng ta trở nên xa lánh với những người xung quanh. Dường như, chẳng có ai ưa thích và muốn gần gũi với một người kiêu ngạo, luôn nghĩ mình là số một, là giỏi nhất không ai sánh bằng. Người kiêu ngạo luôn có xu hướng độc tôn bản thân để mà hạ thấp năng lực của những người xung quanh xuống. Vậy nên, người kiêu ngạo cũng sẽ đồng nghĩa với sự cô độc và xa lánh của những người xung quanh. Thứ hai, tính cách kiêu ngạo là đức tính sẽ hạn chế đi khả năng học hỏi của mỗi người. Đây chính liều thuốc độc giết chết sự mở mang học hỏi từ những người xung quanh. Khi một người luôn nghĩ mình là giỏi nhất, não sẽ chẳng thể mở mang tiếp thu được những kiến thức mới khác. Mỗi người trên thế gian đều có những điều để cho chúng ta học hỏi, nếu như kiêu ngạo thì ta sẽ chặn đứng cánh cửa đến với tri thức của mình. Mặt khác, đức tính kiêu ngạo còn có thể được hiểu theo nghĩa tích cực đó là sự tự tin vào năng lực bản thân, tự tin với những phẩm chất mình có. Tóm lại, sự kiêu ngạo mà độc tôn bản thân là đức tính không nên có, còn kiêu ngạo theo xu hướng tự tin chính mình thì lại là đức tính tốt cần có ở mỗi người chúng ta.
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 6
Con người có quyền tự hào về những điều mình đạt được. Nhưng tự hào không có nghĩa là tự mãn và kiêu căng. Tự mãn là thuật ngữ chỉ những người luôn thoả mãn với những gì mình đạt được, cho rằng mình không cần phải cố gắng thêm nữa. Còn kiêu căng là chỉ sự kiêu ngạo một cách lộ liễu làm cho người khác phải khó chịu. Tự mãn và kiêu căng luôn đi liền với nhau trong một con người, nó làm cho họ luôn cảm thấy bản thân mình là tốt nhất, mà không bao giờ quan tâm hay để ý đến những người xung quanh. Với họ, không có ai có thể vượt qua bản thân mình, họ cũng thường hay huênh hoang về những thành tựu đã đạt được, sống trong sự nhỏ nhen và ích kỉ. Chính vì thế, khi ở gần một người có tính kiêu căng, tự mãn, chúng ta thường cảm thấy khó chịu và tránh xa. Những người có tính kiêu căng, tự mãn sẽ bị mọi người xung quanh sự cô lập, xa lánh, không muốn kết giao bạn bè. Họ cũng không nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm hay giúp đỡ từ người khác. Bởi không phải ai cũng có thể chịu nổi tính cách của họ. Nhà bác học Lê Quý Đôn từng cho rằng mình đã đọc hết sách trong toàn thiên hạ, vậy nên treo bảng mà thách thức người đời. Đến khi có ông cụ - bạn của bố ông tới thách đố, ông mới dần bỏ được tính kiêu căng, tự mãn và cố gắng học hỏi, trở thành một nhà bác học tài ba như ta biết ngày nay. Vậy nên, con người phải luôn trau dồi, hoàn thiện bản thân, đừng trở thành một kẻ kiêu căng tự mãn bởi như ông cha ta luôn dạy rằng:"Núi cao còn có núi cao hơn".
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 7
Mỗi con người tự có cách trau dồi cho bản thân mình những kĩ năng, kiến thức để bước vào đời. Nhưng không phải ai cũng đủ bản lĩnh để tránh xa những thói hư tật xấu, đặc biệt là tính kiêu căng, tự mãn. Kiêu căng là biểu hiện của sự kiêu ngạo một cách thái quá, lộ liễu, khiến người khác khó chịu. Còn tự mãn là biểu hiện của sự bằng lòng với chính mình, cho rằng mình không cần phải cố gắng thêm. Đây là hai tính xấu mà con người ta phải tránh trong cuộc sống bởi nó sẽ mang tới những hậu quả khôn lường. Người kiêu căng, tự mãn luôn cảm thấy mình là trung tâm, luôn cho rằng bản thân là phiên bản tốt nhất, không chịu tiếp tục cố gắng. Họ bỏ ngoài tai những lời khuyên của mọi người, không để ý, quan tâm tới xung quanh. Họ huênh hoang, tự đắc với chính mình, nhỏ nhen và ích kỉ nữa. Điều này sẽ tạo nên những tác hại như bị cô lập, bị xa lánh. Xã hội sẽ bỏ lại những kẻ tự mãn, kiêu căng, họ sẽ không được tín nhiệm cũng như không nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Chúng ta, nên từ bỏ những tính xấu như kiêu căng, tự mãn thì mới có thể có được những thành công lớn trong tương lai.
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 8
Con người sinh ra đều bắt đầu từ con số không, chính vì vậy để hiểu biết, tiến lên, ta cần phải học hỏi. Kiến thức là đại dương mênh mông mà không ai có thể hiểu biết hết được. Vậy nhưng cũng vẫn có những con người luôn kiêu căng, tự mãn với những thành quả mình đạt được mà quên đi câu nói của cha ông "Núi cao còn có núi cao hơn". Kiêu căng là chỉ sự kiêu ngạo đến lộ liễu, khiến cho người khác khó chịu. Còn tự mãn là người luôn bằng lòng với những gì mình đạt được và cho rằng mình là nhất, không cần phải cố gắng thêm nữa. Kiêu căng, tự mãn là hai tính cách xấu của con người bởi nó sẽ khiến cho con người giậm chân tại chỗ, không thể tiến lên, khiến cho họ luôn trong vòng luẩn quẩn mà họ chính là cái "rốn". Họ sẽ không quan tâm tới suy nghĩ hay bất cứ điều gì từ những người khác, bỏ ngoài tai những lời khuyên răn. Dần dần, họ trở thành những kẻ huênh hoang, ích kỷ và nhỏ mọn. Hậu quả đến với những người đó là sự xa lánh của xã hội, sự cô lập giữa cộng đồng. Họ thường bị bỏ lại, không ai tin tưởng hay giúp đỡ những người kiêu căng tự mãn. Thay đổi, bỏ đi sự kiêu căng, tự mãn thì chúng ta mới tiến lên được, mới thành công được. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bạn học sinh luôn có thái độ tự mãn trong học tập. Điều này gây ra những hệ luỵ xấu sau này, vậy nên hãy luôn phấn đấu, đừng nên bằng lòng với nỗ lực của mình để tương lai có thể trở thành một con người có ích cho xã hội.
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 9
Kiêu căng, tự mãn là một bản tính của con người, đó là suy nghĩ mình luôn là nhất, ai cũng kém so với mình. Chính vì lối suy nghĩ như vậy nên kẻ kiêu ngạo luôn coi trời bằng vung, mình là nhất thiên hạ, ý kiến của mình luôn là đúng, bất cứ ai nói gì cũng không nghe. Khoe khoang thành tích của bản thân, thấy hơn được mấy người là nghĩ mình tài giỏi hơn tất cả mọi người. Người kiêu căng, tự cao, tự đại hay khăng khăng giữ ý kiến của mình, không chịu thỏa hiệp với người khác. Kẻ kiêu căng sẽ bị thiên hạ coi khinh. Chính thói kiêu ngạo khiến cho ta mất đi những cơ hội và những người bạn mà có thể sau này ta sẽ thấy hối tiếc về điều đó. Đừng bao giờ cúi đầu. Hãy luôn ngẩng cao. Nhìn thẳng vào mắt thế giới. Hãy mạnh mẽ nhưng đừng thô lỗ; Hãy tử tế nhưng đừng yếu đuối; Hãy mạnh bạo nhưng đừng bắt nạt; Hãy khiêm nhường nhưng đừng nhút nhát; Hãy kiêu hãnh nhưng đừng kiêu căng, tự phụ.
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 10
Trong cuộc sống thực tế hàng ngày, ta có thể dễ dàng nhận thấy những người kiêu căng và sự kiêu căng của họ đã gây cho họ rất nhiều những tác hại. Vậy trước tiên ta cần phải hiểu thế nào là kiêu căng. Kiêu căng tức là tự cho mình hơn người nên xem thường người khác một cách lộ liễu, kiêu ngạo. Người kiêu căng luôn đề cao bản thân, dìm người khác thậm chí họ còn khinh thường người khác. Kiêu căng để lại rất nhiều những hậu quả. Khi ta sống kiêu căng, mọi người sẽ xa lánh chúng ta không yêu quý, nếu có ta có khó khăn thì cũng không dễ gì nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Ngoài ra, nếu sống kiêu căng thì cũng gây cuộc sống của chúng ta những phiền toài, bất đồng. Người kiêu căng thì luôn đề cao, cho rằng những suy nghĩ, ý kiến của mình là nhất, vì vậy họ có thể tiếp thu, tiếp nhận những kiến thức, ý kiến đúng, phù hợp. Như vậy, kiêu căng là một tính xấu và mỗi người chúng ta nên biết sống khiêm tốn hơn để ngày càng được mọi người yêu quý cũng như giúp cho cuộc sống không phiền toái, thanh thản, yên bình hơn.
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 11
Mọi người có quyền tự hào về những gì mình đã đạt được. Nhưng tự hào không có nghĩa là tự mãn và kiêu ngạo. Tự mãn là thuật ngữ chỉ những người luôn hài lòng với những gì mình đạt được, cho rằng mình không cần cố gắng nhiều hơn nữa. Và kiêu ngạo là sự kiêu ngạo hiển nhiên khiến người khác khó chịu. Sự tự mãn và kiêu ngạo luôn song hành trong một con người, nó khiến họ luôn cảm thấy mình là người giỏi nhất mà không hề quan tâm hay chú ý đến những người xung quanh. Với họ, không ai có thể vượt qua mình, họ cũng thường khoe khoang thành tích, sống nhỏ nhen và ích kỷ. Vì vậy, khi ở xung quanh một người kiêu ngạo và tự mãn, chúng ta thường cảm thấy khó chịu và tránh xa. Người có tính kiêu ngạo, tự mãn sẽ bị mọi người xung quanh cô lập, xa lánh, không muốn kết bạn. Họ cũng không nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm hay sự giúp đỡ từ người khác. Vì không phải ai cũng chịu được tính cách của họ. Nhà khoa học Lê Quý Đôn từng cho rằng mình đã đọc hết sách trên đời nên treo bảng thách thức thiên hạ. Khi một ông già – bạn của cha anh đến thách đấu, anh đã dần từ bỏ tính kiêu ngạo, tự mãn và cố gắng học hỏi, trở thành một nhà khoa học tài ba như chúng ta biết ngày nay. Vì vậy, con người phải luôn tu dưỡng và hoàn thiện bản thân, đừng trở thành kẻ kiêu căng, tự mãn vì như ông cha ta đã dạy rằng: “Núi cao còn có núi cao hơn”.
Nghị luận về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 12
Trong cuộc sống, biết tự tin vào bản thân là một điều tốt và cần phát huy. Tuy nhiên, có một vài người lại biến sự tự tin ấy trở thành sự tự cao, kiêu ngạo làm ảnh hướng tiêu cực đến bản thân cũng như những người xung quanh. Có lẽ vì vậy mà người xưa có câu: “Có 3 điều làm hỏng một con người là: Rượu, sự kiêu ngạo và sự giận dữ”. Tự cao, kiêu ngạo là từ dùng để ám chỉ những người tự tin một cách thái quá vào bản thân, luôn coi mình là nhất mà không coi người khác ra gì. Kiêu ngạo, tự cao được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong cuộc sống. Điển hình như có những người luôn cho mình là nhất, thứ gì của mình cũng là số một mà không ai có được, không ai sánh bằng. Họ luôn bảo thủ bảo vệ những ý kiến của bản thân, luôn cho chúng là đúng mà không quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh. Có những người lại thể hiện sự kiêu ngạo của bản thân bằng cách coi thường, thậm chí thù ghét tất cả những thứ thấp kém hơn mình về địa vị, tiền bạc… Một vài người thể hiện sự tự cao, kiêu ngạo ở chỗ thích những thứ hào quang hư ảo, ưa nịnh bợ, tâng bốc. Kiêu ngạo, tự cao như một chất axit ăn mòn nhân cách và huỷ hoại cuộc sống của con người. Bởi sự kiêu ngạo, thói tự cao sẽ kéo theo những đức tính xấu khác như sự ích kỉ, bảo thủ. Chính vì luôn cho mình là đúng, luôn cho những thứ của mình là tốt nhất nên con người thường không muốn san sẻ những điều mình có cho bất cứ một ai khác. Bên cạnh đó, có thể thấy những người kiêu ngạo, tự cao lại chính là những người cô đơn, cô độc nhất. Vì chính thói tự cao, kiêu ngạo đã khiến những người xung quanh mất đi thiện cảm hay đúng hơn là chính những người đó đang tự tách bản thân mình ra khỏi khối cộng đồng chung. Mặt khác, thói tự cao, kiêu ngạo cũng dẫn đến những hậu quả khó lường trong cuộc sống. Cứ tự huyễn hoặc vào khả năng của bản thân mà không cần tới sự góp ý và giúp đỡ của người khác, khi gặp phải những khó khan lại trở tay không kịp rồi trở thành kẻ thất bại. Hay đánh giá thấp người khác mà coi thường khả năng của họ để rồi nhận kết cục là kẻ bại trận. Tuy nhiên, “căn bệnh” tự cao, kiêu ngạo không phải không có cách chữa trị. Bản thân mỗi con người hãy học cách sống chậm lại, suy nghĩ sâu sắc và nhìn nhận mọi thứ rộng hơn. Phải tự biết khả năng của bản thân tới đâu, khuyết điểm của mình là gì mà tiếp tục phát huy hay dần dần khắc phục. Phải biết cách nỗ lực, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân. Bởi “núi này cao còn núi khác cao hơn”. Phải biết phần đấu tới những điều tốt đẹp, biết san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Bởi “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao). Trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải biết không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về những gì bản thân mình gây dựng. Tuy nhiên, đừng để niềm tự hào đó trở nên thái quá, để tự biến mình thành những kẻ kiêu ngạo, tự cao và rỗng tuếch. Đừng để bản thân mình trở thành những con “ếch ngồi đáy giếng.”
Xem thêm một số bài văn mẫu hay khác:
TOP 30 Bài văn nghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi (2024) SIÊU HAY
TOP 30 Bài văn nghị luận về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống (2024) SIÊU HAY
TOP 30 Bài văn nghị luận về sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay (2024) SIÊU HAY
TOP 30 Bài văn nghị luận câu nói Bạn đừng nên chờ đợi những bất ngờ của cuộc sống (2024) SIÊU HAY
TOP 20 Bài văn Nghị luận xã hội về tệ nạn ma túy (2024) SIÊU HAY