Dàn ý chi tiết nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Dàn ý chi tiết nghị luận mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu nói Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.
2. Thân bài
a. Giải thích
Câu nói mang ngụ ý nhắc nhở mỗi thế hệ sau này hãy biết cố gắng học tập, vươn lên để bảo vệ, cống hiến, giữ gìn và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.
b. Phân tích
- Hành động của con người đối với đất nước:
Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên.
Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.
Sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng.
- Ý nghĩa của những hành động đó:
Cống hiến là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả con người đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn.
Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn.
Người sống cống hiến sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển theo hướng tốt hơn.
c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… chúng ta cần phải bài trừ những suy ngĩ, hành động này khỏi cuộc sống.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.
Dàn ý chi tiết nghị luận mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Câu nói mang ngụ ý đề cao vai trò của đất nước đối với đời sống của mỗi con người đồng thời là lời nhắc nhở mỗi thế hệ sau này hãy biết cố gắng học tập, vươn lên để bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.
b. Phân tích
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.
Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
d. Phản biện
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay 200 chữ ngắn gọn nhất
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay 200 chữ ngắn (Mẫu 1)
Đất nước Việt Nam ta trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử với nhiều biến động. Để có được thành quả như hiện tại thì ông cha ta đã phải đánh đổi nhiều mồ hôi, sương máu. Chúng ta được hưởng thụ những thành quả đó, liệu có bao giờ tự hỏi: “Ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay là câu nói mang ngụ ý đề cao vai trò của đất nước đối với đời sống của mỗi con người đồng thời là lời nhắc nhở mỗi thế hệ sau này hãy biết cố gắng học tập, vươn lên để bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn. Chúng ta biết rằng, con người được hưởng thụ nhiều thành quả từ cái ăn, cái mặc, phương tiện đi lại, điều kiện y tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật... Những điều kiện sống đó được tạo nên nhờ công sức lao động, sự đóng góp của những người lao động trong cộng đồng, những thế hệ cha ông ta đi trước. Chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Sự cống hiến không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định mình trước toàn thế giới. Chính vì vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Mặc dù vậy, trong xã hội chúng ta ngày hôm nay vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có lối sống, tư tưởng lệch lạc, chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn cống hiến mà chỉ muốn hưởng thụ. Thậm chí có những người còn tham gia vào những tổ chức xấu, đứng lên chống lại Đảng và nhà nước,… Những hành động này đáng bị lên án và xử lí nghiêm khắc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh đó, ta cũng cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với nhau vì nó không chỉ giúp cho ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Sứ mệnh của con người là sinh ra để được cống hiến. Hãy sống hết mình vì bản thân, vì cuộc đời và vì những giá trị tốt đẹp nhất.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay 200 chữ ngắn (Mẫu 2)
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy mà sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Sự cống hiến của mỗi cá nhân được thể hiện bằng việc chúng ta học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Sự cống hiến không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định mình trước toàn thế giới. Chính vì vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có nhiều bạn trẻ chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, những thế hệ trẻ của đất nước,chúng ta hãy góp một phần nhỏ bé của mình để cống hiến cho quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay 200 chữ ngắn (Mẫu 3)
Chúng ta từ khi sinh ra và lớn lên trải qua nhiều giai đoạn, quá trình khác nhau để hoàn thiện và trưởng thành. Có thể thấy, môi trường, những tác động xung quanh có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành nên con người mỗi người. Và quê hương - nơi chôn rau cắt rốn có một vai trò đặc biệt đối với đời sống tâm hồn của ta. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm, nhiệm vụ học tập hôm nay và cống hiến ngày mai. Nhiệm vụ của người học sinh trong học tập rèn luyện hôm nay và cống hiến ngày mai chính là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh, Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà giàu đẹp, có thể chống lại mọi kẻ thù. Bên cạnh đó, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Chúng ta cũng cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với nhau vì nó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta chỉ có một quê hương cũng như chỉ được sống một lần. Hãy sống thật ý nghĩa, sống và cống hiến, tận hưởng hết mình. Không một ai sinh ra đã ở vạch đích hay hoàn hảo, chỉ cần ta biết sống và biết yêu, ta sẽ cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa và tươi đẹp hơn.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay 200 chữ ngắn (Mẫu 4)
Mỗi người chúng ta khi sinh ra trên đời này, ai cũng sẽ có cho mình những trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, và hơn hên là trách nhiệm của một công dân đối với Tổ Quốc của chúng ta. Ta được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương, trên dải đất hình chữ S này, được sống dưới một bầu tự do, hạnh phúc và yên bình, được hưởng những quyền lợi mà đất nước mang lại, vậy nên con người hoàn toàn cũng cần có trách nhiệm đối với Tổ Quốc mình. Trước hết, là một công dân, mà nòng cốt là thế hệ trẻ, cần không ngừng nỗ lực và rèn luyện để dựng xây Tổ Quốc. Bác Hồ đã từng nói "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu".Thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước, là những người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đất nước phát triển sau này, vậy nên, việc học tập tốt và tu dưỡng đạo đức, tác phong là một điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, là một công dân, cần biết yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh. Một đất nước, một xã hội chỉ thực sự phát triển khi những hạt nhân trong xã hội ấy biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với nhau vượt qua bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Giống như, khi xưa, thế hệ ông cha ta đã không tiếc thân mình, đổ mồ hôi và xương máu để bảo vệ Tổ Quốc, chống lại kẻ thù xâm lược, quyết tâm đem lại cuộc sống hòa bình cho dân tộc như ngày hôm nay. Ngoài ra, là một công dân, con người ta cần biết tự hào và phát huy truyền thống của dân tộc. Dòng máu trong tim ta là dòng máu của Tổ Quốc, luôn phải biết hướng về cội nguồn, đừng bao giờ chối bỏ hay quay lưng lại với chính Tổ Quốc của mình, nơi đã cho ta sự sống. Hãy tự hào về những giá trị văn hóa, tinh thần của đất nước và phát huy, giữ gìn cũng như phát triển chúng, mang những nét cổ truyền ấy đi xa hơn trên thế giới này, để bạn bè khắp năm châu đều biết đến Việt Nam, Tổ Quốc thân yêu của ta. Có rất nhiều những tấm gương sáng đã làm rạng danh Tổ Quốc trên nhiều lĩnh vực như giáo sư Toán học Ngô bảo Châu, hoa hậu Hoàn vũ H’hen Niê hay Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam,...họ đều là những con người đã không ngừng nỗ lực, học tập, thi đấu để đạt được những thành tích lớn, đem cái tên Việt Nam tỏa sáng trên những đấu trường quốc tế danh giá khác nhau, khiến người người đều nhớ mãi đến tên họ. “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”, là một công dân, đặc biệt là một thế hệ trẻ, trách nhiệm đối với Tổ Quốc là một điều mà mỗi cá nhân đều phải ghi nhớ và thực hiện, chính nó sẽ là tác động to lớn, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của đất nước sau này.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay 200 chữ ngắn (Mẫu 5)
Để có được cuộc sống trong ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay, đất nước ta đã phải trải qua những năm tháng gian lao, vất vả; vậy nên, ở hiện tại, mỗi chúng ta phải có ý thức sâu sắc về trách nhiệm đối với tổ quốc. Trách nhiệm là điều mình cần làm, cố gắng thực hiện, là sự ràng buộc về lời nói, hành động, bảo đảm điều mình làm là đúng đắn và chịu hậu quả nếu làm sai. Nói tới trách nhiệm của công dân với tổ quốc chính là đề cập tới mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Trong vai trò là công dân của một quốc gia, chúng ta cần hành động để góp phần xây dựng đất nước, non sông. Trước hết, tinh thần trách nhiệm được biểu hiện qua việc nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ công dân, tuân thủ các chính sách, đường lối của nhà nước.Trong bối cảnh dịch covid hiện nay, mỗi người cần thực hiện tốt các chỉ thị, quy định về giãn cách xã hội. Song song với đó chính là việc nỗ lực học tập, rèn luyện, sống có ước mơ để cống hiến, dựng xây quê hương, đất nước. Chúng ta có thể kể đến giáo sư Ngô Bảo Châu, vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh,... họ là những tấm gương tiêu biểu đã nỗ lực để mang lại vinh quang cho tổ quốc trên đấu trường quốc tế. Là một người con đất Việt, mỗi chúng ta phải tự hào, gìn giữ truyền thống văn hoá dân tộc cũng như có ý thức sâu sắc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Như Bác Hồ đã từng căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm còn thể hiện qua việc tích cực tham gia các hoạt động chung vì cộng đồng như: bảo vệ môi trường, chia sẻ với đồng bào vùng khó khăn, chịu ảnh hưởng của thiên tai,... Mỗi cá nhân khi cống hiến vì cộng đồng sẽ được phát huy những thế mạnh của bản thân, sống một cuộc sống có ích, ý nghĩa hơn. Đồng thời, đất nước ta sẽ càng giàu đẹp hơn, dân tộc ta sẽ đoàn kết hơn. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa nhận thức được điều đó, họ sống ích kỉ, thờ ơ với các vấn đề cộng đồng. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần chăm chỉ học tập và rèn luyện, sống có mục tiêu, nỗ lực vươn lên để cống hiến cho quê hương, đất nước. Thực hiện tốt trách nhiệm công dân chính là tiền đề cho sự phát triển của bản thân mình.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay 200 chữ ngắn (Mẫu 6)
"Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay!" Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài, phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay chi tiết nhất
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 1)
Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất và luôn khắc ghi câu nói “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Câu nói khuyên nhủ con người sống có trách nhiệm với đất nước. Để hiểu được trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương đất nước, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là trách nhiệm của tuổi trẻ. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước chính trách nhiệm giữ gìn nền độc lập đang có, tích cực xây dựng một đất nước ngày càng vững mạnh, giàu đẹp, văn minh.
Chúng ta cần sống với lòng biết ơn thế hệ đi trước vì mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Hiểu một cách đơn giản, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là đang cống hiến cho tổ quốc. Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc còn là trách nhiệm yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Là một học sinh, để cống hiến cho nước nhà, trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô, rèn luyện cả về trí tuệ lẫn đạo đức để hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, hiểu rõ tầm quan trọng của đất nước đối với bản thân mình. Cần phải luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh… có như vậy mới xứng đáng là một công dân gương mẫu của nước nhà.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi những công việc chung là việc của người khác, thờ ơ, vô trách nhiệm… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
Ai sinh ra cũng có cội nguồn, cũng có đất nước, quê hương. Chúng ta hãy sống và cống hiến hết mình để làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn cũng như góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 2)
Trong thanh niên ngày nay luôn truyền miệng nhau 1 câu nói, và chính câu nói này trở thành khẩu hiệu, phương châm hành động của thanh niên ngày nay, đó là “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Câu nói này được truyền bá rộng rãi đi nhờ bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Đây là câu nói nguyên là của tổng thống Hoa Kỳ Kennedy trong diễn văn nhận chức ngày 20- 01 – 1961: “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc”… Bác Hồ của chúng ta cũng từng nói: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?” (1955).
Câu nói này đã truyền bá đi rộng rãi, nhanh chóng trong thế hệ trẻ mà hầu như ai cũng biết. Nó thôi thúc bao nhiêu con tim hăng say làm việc, lao động vì đất nước. Vì sao câu nói này lại được hoan nghênh như vậy? Trước tiên là vì câu nói này hết sức đúng đắn. Tổ quốc là hoàn cảnh chính trị mà chúng ta đang sống; là đất nước nơi mà chúng ta sinh ra, lớn lên và làm công dân của nước đó; là lãnh thổ mà lịch sử đã thuộc về 1 dân tộc; Đất nước là 1 hiện tượng xã hội, gắn liền với các quan hệ xã hội (chế độ xã hội, chế độ nhà nước, các quan hệ chính trị gắn với giai cấp). Bản ngữ, ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc văn hóa, phong tục tập quán.” Có thể nói Tổ quốc là tất cả đất nước này, là núi non là biển cả, tài nguyên thuộc chủ quyền Việt Nam. Tổ quốc bao gồm cả con người trong đất nước ấy, là văn hóa truyền thống, là bạn bè, là người thân… Có Tổ quốc mới có hạt gạo ta ăn, cánh đồng ta trồng, ngụm nước ta uống. Cảm ơn Tổ quốc hôm nay đã cho ta được đi học, được sống cùng bạn bè, người thân. Tổ quốc là một cái gì đó thiêng liêng, cao quý, khó có thể diễn tả hết thành lời.
Vì Tổ quốc, vì bảo vệ đất nước Việt Nam mà bao nhiêu con người đã hy sinh xương máu để giữ gìn. Không chỉ vậy, đó còn là lịch sử 4000 năm đất nước từ khi để nước đẻ cái, từ thời Hùng Vương, từ khi cái tên làng, tên xã còn chưa có. Nhân dân ta đã xây dựng từng chút một để có một đất nước mang hình dáng, mang giọng cười, tiếng hát, mang suy nghĩ rất Việt như hôm nay. Chính vì vậy chúng ta càng phải yêu hơn và quyết ra sức giữ gìn Tổ quốc này, xây dựng nó ngày càng phát triển hơn. Tổ quốc không những có ơn với ta, cho ta được sinh ra, được sống sung sướng, no đủ, được hòa bình yên ấm, chính vì vậy “làm” được gì đó cho Tổ quốc chính là nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mỗi cá nhân.
Hiện nay có nhiều bạn trẻ có những suy tiêu cực như: Xã hội này, Tổ quốc này sinh ra ta thì phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và cho ta cuộc sống đầy đủ vật chất. Họ còn đưa ra những so sánh Việt Nam ta với những nước lớn trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Đức… rồi nói rằng con người bên đó được sống dân chủ hơn, sống tốt hơn và cảm thấy thiệt thòi về hoàn cảnh sống của mình. Đó là những suy nghĩ hết sức thiển cận và vô trách nhiệm. Dù bất kỳ nơi nào cũng đều có quá trình phát triển đi từ nghèo đói đến giàu mạnh, đi từ man rợ đến văn minh. Chúng ta do chiến tranh, do hoàn cảnh đã không thể bằng bạn bằng người càng cần phải cố gắng hơn để xây dựng đất nước ta phát triển mạnh giàu hơn, văn mình hơn cho bằng bạn bằng bè. Tự bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ xem mình đã làm được những gì để góp phần xây dựng Tổ quốc này chưa hay vẫn còn sa đà vào suy nghĩ ngây ngô thiển cận, sa đà vào những thú vui vô bổ như: rượu bia, cờ bạc, đánh game…?
Thứ hai, câu nói trên không chỉ đúng đắn mà nó còn phù hợp với tâm lý, tư tưởng của mỗi người. Nó đã trở thành động lực để mỗi người cố gắng nhất là với tầng lớp thanh niên đang ngày đêm cố gắng đem sức mình cố gắng tạo dựng một cường quốc sánh vai với năm châu. Mỗi lần chán nản, mệt mỏi, câu nói này lại như cổ vũ thêm sức mạnh tinh thần để cố gắng hơn. Nhiều bạn cho rằng thế hệ trẻ ngày nay không còn yêu Tổ quốc? Sai rồi, hãy nhìn mà xem mỗi lần đội tuyển Việt Nam thi đấu tại 1 giải nào đó như Seagames chẳng hạn, mỗi quả bóng lọt lưới là dân ta lại nhảy lên vui mừng, sẵn sàng giết luôn con gà để ăn khao. Đó chỉ là vì tinh thần yêu thể thao thôi ư? Không đâu, đó là vì lòng yêu Tổ quốc thầm kín bấy lâu nay mới có dịp bộc lộ đấy. Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, khắp trên mạng, ra đường, vào nhà đều thấy tiếng than thở bất bình, lo lắng. Đó chẳng phải là lòng yêu đất nước là gì?
Tổ Quốc là một khái niệm tinh thần về quốc gia, quê hương, đất nước, lịch sử, tổ tiên mà ta không sờ, không nhìn, không đếm đo được. Có thể nói tổ quốc là linh hồn của quốc gia vậy. Người ta chỉ có thể cảm nhận, hay không cảm nhận được tổ quốc mà thôi. Cũng vì thế mà có người sống ở ngay đất nước nơi người ta sinh ra nhưng vẫn không có tổ quốc, một người vô tổ quốc; và có những người sống tha hương nhưng vẫn có thể có tổ quốc khi người ta vẫn còn cảm nhận được, và ôm ấp cái giá trị tinh thần ấy. Có những con người luôn hy sinh thầm lặng để cống hiến cho Tổ quốc: những chiến sĩ biên phòng, những anh lính đảo xa, những cô giáo miền cao đem chữ đến nơi xa xôi ấy. Ta có thể mất quốc gia, mất nước vì thế sự, thời thế nhưng, trừ khi chính ta từ bỏ nó, tổ quốc không bao giờ mất được.
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay…” để muốn nói lên một điều, thời nào, giai đoạn nào đất nước cũng luôn cần sự “sống để yêu thương và dâng hiến” của thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ hôm nay càng cần cố gắng tiếp thu, tích lũy tri thức, cần cố gắng học tập, lao động, rèn luyện đạo đức,… để xây dựng Tổ quốc này thêm đẹp giàu, thêm văn mình. Để tương lai con em chúng ta không phải băn khoăn, thất vọng, so sánh với nước bạn… Xây dựng, củng cố hơn lòng tự hào, tự tôn dân tộc, để mỗi lần nhắc đến cái tên Việt Nam là 1 lần thêm yêu thương, tự hào.
Tổ Quốc là 1 khái niệm tất cả mọi người đều biết nhưng lại chẳng ai biết đầy đủ! Chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim mỗi người.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 3)
Thanh niên là nền tảng là nhân tố quyết định sự phát triển của tổ quốc. Câu hát trong bài ca “khát vọng tuổi trẻ”: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta ma phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay” khiến thanh niên phải suy nghĩ về vai trò quan trọng và cả nghĩa vụ của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Câu nói đã trở thành khẩu hiệu phương châm hành động của thanh niên ngày nay.
Vậy đối với thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường và cả thanh niên cả nước chúng ta đã làm được gì cho Tổ quốc. Đây là một câu nói mà tổng thống mỹ Kennedy phát biểu trong ngày lễ nhậm chức. Đây là một câu nói mà không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa sâu xa nó. Đây là câu nói của bác đã từng phát biểu và được sửa lại đôi chỗ cho câu văn được xuôi hơn. Ở đây ta không thấy câu văn nói đến đảng đến chính phủ mà lại nói đến Tổ quốc. Tại sao vậy? Lý do chính là vì đảng hay chính phủ chỉ là cái có thể chỉ tồn tại tạm thời, không biết khí nào sẽ thay đổi. Nhưng còn tổ quốc thì đó là một cái tồn tại vĩnh cửu mãi mãi không bao giờ thay đổi và là một cộng đồng cùng sống trên một mảnh đất và cùng chia sẻ một lịch sử chung, một văn hóa chung, và, ở một mức độ nào đó, một hệ thống kinh tế và một ngôn ngữ chung. Không những thế ta thấy tổ quốc là một cái tên mà mỗi khi ta nhắc đến đều cảm thấy rất thiêng liêng trân trọng nó.
Một công dân tự do sẽ không hỏi rằng tổ quốc có thể làm gì cho họ cũng như họ có thể làm gì cho tổ quốc. Thay vào đó họ hỏi “Tôi và đồng bào tôi sẽ làm gì nhờ vào nhà nước”, để giúp họ thực hiện nghĩa vụ của bản thân, để đạt được mục đích và chủ định riêng, và trên hết, để bảo vệ cho sự tự do của họ. Và người dân sẽ liên hệ câu hỏi đó với câu hỏi khác: Làm sao chúng ta có thể giữ cho nhà nước chúng ta đã tạo ra không biến thành một con quỷ sẽ quay lại nuốt chửng nền độc lập mà đáng ra nó phải bảo vệ? Tự do là thứ cây quý hiếm và mảnh mai. Lý trí mách bảo chúng ta, và lịch sử đã chứng thực, rằng mối đe dọa to lớn đến nền tự do là sự tập trung quyền lực. Cần thiết phải có nhà nước để bảo vệ nền tự do, nhà nước là một công cụ để chúng ta thực hành tự do; nhưng nếu tập trung quyền lực vào những bàn tay chính trị, đó cũng là hiểm họa đe dọa đến nền tự do. Cho dù những người nắm quyền ban đầu mang thiện ý và cho dù họ không lộng hành với quyền lực trong tay, quyền lực này cũng sẽ cuốn hút và biến nhiều người thành một giai cấp khác.
Trong kháng chiến chúng ta cũng thấy rằng những người chiến sĩ chính là những thanh niên chứng minh cho câu nói đó. Họ đã không hề mảy may suy nghĩ mình đã được hưởng lợi gì từ tổ quốc. Và tôi nghĩ họ cũng chưa bao giờ nghĩ như thế. Họ chỉ biết chiến đấu hi sinh để phục vụ sự nghiệp cách mạng, chỉ biết lấy thân mình nhuốm đỏ lá cờ tổ quốc. Tinh thần kháng chiến ấy của họ đáng để cho chúng ta học tập và noi theo. Chúng ta hãy thử nghĩ xem trước đây họ đói kém họ ăn không đủ no mặc không đủ ấm vậy mà trong tim họ lúc nào cũng chỉ nghĩ đến hai từ tổ quốc cách mạng. Vậy mà chúng ta có được hòa bình từ tay họ có được như hôm nay cũng do họ chiến đấu hi sinh để có được. Tôi cũng đang tự hỏi mình đã làm được gì cho tổ quốc. Và tôi cũng thấy lo ngại đối với những người lúc nào cũng chỉ nghĩ mình đã nhận được gì từ tổ quốc. Bạn trông chờ đối phương đã làm gì cho mình rồi mới đáp lại há chẳng phải là quá ích kỉ hay sao và tôi tin những người như thế sẽ không tìm được hạnh phúc lâu dài hoặc hạnh phúc ấy quá ư là mong manh. Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ lại mình đã làm được gì và mình phải làm gì cho tổ quốc hôm nay một tổ quốc đã vượt qua chiến tranh một cách anh hùng nhưng đất nước đó còn đang rất lạc hậu so với thế giới..
Vậy mỗi thanh niên chúng ta những chủ nhân tương lai của đất nước đã làm được gì cho tổ quốc. Có lẽ không cần câu trả lời chúng ta có thể nhận thấy những hành động có ý nghĩa. Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, từ miền xuôi tới miền ngược, từ nhà máy tới công trường, từ ruộng vườn tới… giảng đường đại học, viện nghiên cứu, biên cương, hải đảo… tất cả đang dồn hết trí tuệ, tâm lực, xiết chặt tay nhau cùng triệu triệu người dân Việt xây dựng đất nước hùng cường.
Đất nước phải mạnh mới giữ vững chủ quyền. Hơn ai hết, thế hệ trẻ phải hiểu rõ điều đó. Những ngày này, tuổi trẻ Việt Nam tùy từng mặt trận sẽ biết phải làm gì để trả lời câu hát “ta đã làm gì cho Tổ quốc”? Trên “sóng gió” Hoàng Sa, tuổi trẻ trong lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển đang vững tin để chấp pháp, bảo vệ chủ quyền. Cũng trên ngư trường Hoàng Sa đã từng nhuốm đỏ máu cha ông, tuổi trẻ ngư dân vững vàng tay lái thuyền tàu khai thác kinh tế, góp phần làm giàu cho Tổ quốc.
Tuổi trẻ đối mặt với “sóng gió” Hoàng Sa can trường là vậy, hà cớ gì tuổi trẻ trên các mặt trận học tập, nghiên cứu, sản xuất lại không cùng sánh vai. Học tập, lao động sản xuất cũng là trọng trách đặt trên vai người trẻ. Tập trung sản xuất làm ra của cải, vật chất để xây dựng kinh tế đất nước vững mạnh, cũng là một nhiệm vụ vinh quang, thể hiện đầy đủ một tinh thần yêu nước vậy!
Hiện nay đất nước ta đang nghèo và hơn bao giờ hết đất nước đang rất cần những người trẻ sẵn sàng phục vụ đất nước. Thanh niên chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một đất nước Việt ngày càng hùng mạnh hơn để sánh vai với các cường quốc năm châu và hãy cùng hành động theo câu nói “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 4)
Đã bao giờ bạn từng một lần đặt câu hỏi: Làm thế nào để sống hết mình với cuộc đời. Sống như thế nào để trọn vẹn hai tiếng “con người”? Và tôi đã tìm được câu trả lời khi lắng nghe bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Giai điệu bài hát vẫn cứ vang vọng trong tâm trí tôi: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy thử hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Lời hát được cất lên và đọng vào không chỉ tâm khảm trái tim tôi mà cả thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay. Đó là một lời khẳng định về một phương châm sống hào hùng, mãnh liệt, khao khát cống hiến của bao thế người trẻ xưa và nay, thúc đẩy bao con tim hăng say làm việc, xây dựng đất nước.
“Tổ quốc” là tên gọi thiêng liêng chỉ đất nước, con người, truyền thống lịch sử, văn hóa. Đó là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nơi chúng ta sống, vui chơi, học tập cùng bạn bè, quây quần bên gia đình thân yêu. Bên cạnh đó, “cống hiến” là sự đóng góp sức lực, mồ hôi xương máu, chất xám vào lợi ích tập thể, vào lợi ích chung của một cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Cống hiến của mỗi con người đều quan trọng, và sự cống hiến càng tốt thì xã hội càng mau tiến bộ, Tổ quốc ta ngày càng trở nên văn minh, hiện đại. Như vậy, câu hát trên là lời nhắn nhủ sâu sắc đối với mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ về trách nhiệm cống hiến cho đất nước trong cuộc sống hôm nay.
Có thể nói, lời hát trên thực sự là một quan niệm đúng đắn về lí tưởng sống, cống hiến của thanh niên Việt Nam. Chúng ta biết rằng, con người được hưởng thụ nhiều thành quả từ cái ăn, cái mặc, phương tiện đi lại, điều kiện y tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật... Những điều kiện sống đó dược tạo nên nhờ công sức lao động, sự đóng góp của những người lao động trong cộng đồng. Đó là những người nông dân, công nhân, bác sĩ, kĩ sư… không phân biệt địa vị, giai cấp đang ngày đêm làm việc, cống hiến. Lịch sử dân tộc đã cho thấy những tấm gương sáng đã cống hiến hết mình, thậm chí hi sinh để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, gìn giữ nền độc lập dân tộc. Từ thời vua Hùng Vương, Bà Trưng, Bà Triệu rồi đến các thời đại Lí, Trần, Lê, Nguyễn... đều có những anh hùng đã xả thân mình bảo vệ dân tộc khỏi kẻ thù xâm lược, dốc hết sức mình, đề ra những chính sách cải cách hợp lí, giúp bồi đắp nên hình thành lãnh thổ như Lý Thái Tổ đã dời đô ra Thăng Long, Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan giặc Nguyên - Mông… Trong thời kì kháng chiến gian khổ, ác liệt, sống chết trong gang tấc nhưng họ vẫn không hề run sợ trước kẻ thù mà luôn chiến đấu ngoan cường, bền bì vì độc lập dân tộc. Họ sẵn sàng đánh đổi tuổi xuân, xương máu của mình,”quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, nguyện lấy thân mình nhuốm đỏ lá cờ Tổ quốc. Khi đất nước cần họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hi sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ. Đó là mười hai cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, chị Võ Thị Sáu, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc... Tinh thần kháng chiến ấy của họ đáng để cho chúng ta học tập và noi theo.
Câu nói trên là động lực cho mọi người, nhất là tầng lớp thanh niên đang ngày đêm làm việc, cống hiến cho đất nước, để “Tổ quốc ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn dò. Ngày nay, sống giữa đất trời hòa bình, khi chiến tranh đã lùi xa, mọi sự so sánh giữa thời chiến với thời hiện tại có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ hôm nay chính là lí tưởng sống và cống hiến cho quê hương. Tiếp nối truyền thống của cha anh đi trước thế hệ trẻ ngày nay cũng đang ra sức cống hiến cho Tổ quốc. Thuyền phó cảnh sát biển 4033 Phạm Khả Đăng, mẹ bị ung thư trong giai đoạn hiểm nghèo nhưng anh vẫn bám trụ với đồng đội, bảo vệ biển đảo quê hương. Vận động viên Ánh viên, 19 tuổi, bằng nghị lực và tài năng phi thường cô đã đem vinh quang về cho đất nước. Những người lính - người dân ở hải đảo, ở biên giới là những nhân chứng, những cột mốc sống bảo vệ đất nước. Như thế, “cống hiến” giúp cho mọi người có sức mạnh, ý chí để sống, để phát triển, để vượt qua những khó khăn, gian khổ. Chúng ta thực sự cảm động khi bắt gặp nhiều hình ảnh thanh niên tình nguyện đang lao động quên mình trên mọi miền đất nước. Đấy là những thanh niên có lí tưởng cao đẹp, có trái tim nồng nhiệt, xung kích luôn sẵn sàng đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, với khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ta nhìn thấy trong ánh mắt và qua chuyện kể của các bạn tình nguyện, ngọn lửa của truyền thống yêu nước nồng nàn nhân ái cao đẹp của thanh niên. Riêng hai chữ “tình nguyện” đã nói lên những đức tính quên mình vì nước, vì dân thật cao đẹp biết bao!
Mặc dù vậy, trong xã hội chúng ta ngày hôm nay vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có lối sống, tư tưởng lệch lạc, chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn cống hiến mà chỉ muốn hưởng thụ. Một số người thường có những đòi hỏi về lợi ích, về phúc lợi xã hội, điều kiện làm việc… và thường so sánh những điều kiện đó với nước ngoài tạo tâm lí chán nản, ngại dấn thân. Không những vậy, nhiều người chọn sống ở nước ngoài, làm việc cho nước ngoài thay vì ở Việt Nam. Sự lựa chọn của cá nhân đáng tôn trọng tuy nhiên chưa phải cách tốt nhất để đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Thiết nghĩ, chúng ta phải cống hiến thiết thực, phải thể hiện qua hành động một cách đúng đắn. Làm được như thế chúng ta sẽ có được sự trưởng thành vượt bậc về tâm hồn, tư tưởng, vốn sống, kiến thức và năng lực, hoàn thiện mình hơn, xã hội cũng vì thế mà ngày càng phát triển tốt đẹp. Không chỉ vậy, mỗi người cần nghĩ đến cống hiến nhiều hơn hưởng thụ, nên biết hi sinh một phần hưởng thụ của cá nhân cho tương lai đất nước khi cần thì sẵn sàng hi sinh tất cả, lo cho thiên hạ trước, hưởng từ thiên hạ sau. Có thể yêu cầu “cống hiến” là điều rất to tát, vĩ đại khiến chúng ta ngần ngại nhưng mỗi người, ở vị trí của mình hãy làm việc nghiêm túc, hết công sức, tâm huyết của mình, bằng sự chân thành, đóng góp chung cho sự phát triển của gia đình, xã hội, đất nước. Thế hệ trẻ hôm nay chính là chủ nhân tương lai của Tổ quốc, mỗi học sinh cần tích cực học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức để góp phần làm giàu quê hương.
Tóm lại lời hát trên thực sự là một triết lí vô chùng đúng đắn. Ở thời kì nào cũng vậy, sự yêu thương và dâng hiến của thế hệ trẻ luôn là nguồn sức mạnh quan trọng cho sự đi lên của đất nước. Mỗi người hãy tự xác định cho mình một lí tưởng sống, đặt trái tim và khối óc vào công việc của mình, cống hiến nhiều hơn bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 5)
Trong lời bài hát "Khát vọng tuổi trẻ" của nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu: "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy thử hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc". Câu hát đã trở thành kim chỉ nam của nhiều người: Sống cống hiến, đóng góp sức lực, trí tuệ của bản thân vào lợi ích chung của tập thể, cộng đồng, rộng ra là của quê hương, đất nước. Đẹp hơn cả là lẽ sống cống hiến âm thầm, lặng lẽ không ồn ào khoa trương: “Lặng lẽ dâng cho đời” (Thanh Hải) của những chiến sĩ công an ngày đêm truy bắt tội phạm bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, của những bác sĩ tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 hi sinh hạnh phúc cá nhân để đẩy lùi dịch bệnh, cứu sống người dân; những cô giáo vùng cao trèo đèo lội suối mang con chữ đến với bản làng… Trong cuộc sống, lối sống cống hiến thực sự cần thiết và có ý nghĩa giá trị cao cả với cá nhân, cộng đồng, xã hội. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Chính những sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ ấy đã tạo nên sức mạnh toàn dân, lan tỏa những thông điệp tích cực đến với mọi người; để rồi mỗi người “làm theo sức của mình” góp phần xây dựng một Việt Nam giàu đẹp, vững mạnh, là một trong những đất nước đáng sống trên thế giới. Bên cạnh đó, chính sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ làm cho cuộc đời của mỗi người thêm ý nghĩa nhờ sự gắn kết với cộng đồng, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, sự âm thầm, lặng lẽ mang đến cho con người một cuộc sống bình yên, thanh thản trong tâm hồn; con người tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong tâm hồn mình. Đó là bí quyết để mỗi người có một cuộc sống hạnh phúc. Hãy biết cống hiến để mang đến những điều tốt đẹp cho bản thân và những người yêu thương.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 6)
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta/Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về sự cống hiến của thế hệ trẻ ngày nay. Vậy sự cống hiến là gì và vai trò của nó là gì? Cống hiến là sự hy sinh bản thân, là dốc lòng đóng góp công sức vào việc chung của tập thể, cộng đồng. Đối với thời đại hiện nay, sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là của thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Ta có thể thấy được sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trong thời chiến, họ là những thanh niên xung phong xả thân mình vì độc lập tự do của Tổ quốc. Trở lại thời bình, thế hệ trẻ lại miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, hay lười nhác, ỷ lại ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, là thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy học tập, rèn luyện bản thân để góp một phần nhỏ bé của mình cống hiến cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 7)
Trong bốn ngàn năm lịch sử dựng xây đất nước, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong những năm tháng đó, không biết bao nhiêu người con của đất nước Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ non sông. Đó là những con người dám đấu tranh và dâng hiến tất cả tuổi xuân, thậm chí là mạng sống quý giá để bảo vệ độc lập, tự do của đất nước. Vậy, đứng trước những tấm gương sáng của cha anh, thế hệ trẻ chúng ta cần làm gì để thực hiện trách nhiệm với Tổ quốc?
Trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, là công dân của một quốc gia, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình. "Trách nhiệm" tức là điều mình cần phải làm, phải cố gắng thực hiện, hoặc nhận lấy về mình. Đó còn là sự ràng buộc về lời nói, hành động, sự đảm bảo về những điều mình cho là đúng và phải chịu hậu quả nếu làm sai. "Trách nhiệm của công dân với Tổ quốc" là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong một quốc gia, chúng ta cần làm, cần hành động, thực hiện những hành vi mà ta coi là đúng, là góp phần xây dựng đất nước, non sông của mình. Mỗi chúng ta phải hiểu được tầm quan trọng của trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc bởi Tổ quốc không chỉ là nơi chôn nhau cắt rốn mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta. Trách nhiệm với Tổ quốc cũng chính là trách nhiệm với bản thân, gia đình và bạn bè của mình.
Nếu trách nhiệm của cha ông ta, những thế hệ đi trước là bảo vệ Tổ quốc, là cầm súng đánh đuổi kẻ thù thì trách nhiệm của chúng ta, trong thời đại hôm nay là gì, thể hiện theo những khía cạnh nào? Có giống như cha ông ta chăng? Hay phải chăng là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và những hành động thiết thực để bảo vệ và xây dựng đất nước?
Theo tôi, thứ nhất, trách nhiệm của người công dân được thể hiện ở việc nghiêm chỉnh, gương mẫu thực hiện các nghĩa vụ của công dân. Theo luật quy định, khi công dân đủ mười tám tuổi thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Vậy nên, là một người công dân chúng ta cần phải có trách nhiệm thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình. Theo luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành của đất nước ta, mỗi công dân từ 18 tuổi đến 25 tuổi có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu trong trường hợp học đại học hoặc cao đẳng thì tạm hoãn tới năm 27 tuổi. Khi vào môi trường quân ngũ, chúng ta được tôi luyện, được học tập, rèn luyện bản thân để phục vụ cho đất nước. Chúng ta được rèn luyện về sức khỏe, rèn luyện về bản lĩnh con người, ý chí, rèn luyện tinh thần để khi ra quân, có thể dùng tinh thần ấy để đấu tranh bảo vệ đất nước khi Tổ quốc cần. Trong cuộc sống đời thường, đó cũng chính là nguồn sức mạnh giúp chúng ta thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình. Mỗi năm có hàng ngàn những người thanh niên lên đường nhập ngũ. Họ là những tấm gương tiêu biểu cho tình thần trách nhiệm, cho khát vọng được cống hiện của đất nước non sông. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là thực hiện nghĩa vụ công dân, là thể hiện trách nhiệm đối với Tổ quốc, nhất là đối với lứa tuổi thanh niên.
Thứ hai, trách nhiệm của người công dân với Tổ quốc thể hiện qua sự chăm chỉ học tập, rèn luyện, sống có ước mơ, có mục đích, cống hiến cho đất nước. Sự đóng góp, cống hiến của mỗi công dân sẽ góp phần làm nên sự phát triển, giàu mạnh của đất nước. Vậy nên, học tập, rèn luyện cũng là một cách để thể hiện trách nhiệm công dân của mình. Bởi nếu học tập tốt, rèn luyện tốt sẽ là tiền đề để phát triển đất nước, làm cho đất nước vươn tới năm châu như lời Bác Hồ từng dạy "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Mỗi ngày, hàng triệu những học sinh Việt Nam đang miệt mài trên giảng đường, đó cũng là một cách các em đóng góp phần sức lực nhỏ bé của mình cho Tổ quốc. Hãy nhìn xem, kì thủ Lê Quang Liêm, nhà vô địch thế giới môn cờ chớp, vô địch châu Á, 3 lần vô địch giải cờ vua quốc tế, anh là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Và càng tự hào hơn khi thấy hình ảnh của lá cờ đỏ sao vàng trên vai người con đất Việt ấy tung bay trên đất nước Mỹ, khi Lê Quang Liêm nhận tấm bằng danh dự của đại học Webster. Học tập, phát triển đất nước, rèn luyện, làm rạng danh non sông, đó cũng là một trong những cách thực hiện trách nhiệm công dân của mình đối với Tổ quốc.
Thứ ba, là một người công dân, chúng ta cần quan tâm tới những vấn đề chính trị - xã hội của địa phương, đất nước, chấp hành các chủ trương của Đảng và Nhà nước, luôn luôn chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Không chỉ vậy, chúng ta còn tích cực tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng noi theo. Hiện nay, trong và ngoài nước ta có vô số các tổ chức chống phá, gây chia rẽ đoàn kết của đất nước, các dân tộc anh em Việt Nam. Vậy nên, việc nhận thức rõ những hành vi chống đối, phá hoại, không tham gia các hoạt động trái phép cũng là một cách thể hiện trách nhiệm công dân của mình. Như trong tình hình bệnh dịch Covid 19 hiện nay, có vô số các tổ chức trên các trang mạng xã hội như "Hội anh em dân chủ", "Thanh niên công giáo" hay trang cá nhân "Nguyễn Văn Đài" cho rằng chính phủ ta không kịp thời có những hành động thiết thực như thực hiện tiêm vacxin chậm trễ khiến bệnh dịch lan tràn. Thế nhưng, sự thật lại trái ngược, Việt Nam đang là một trong tám quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng vacxin cao và nhanh nhất thế giới. Vậy nên, tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng và Nhà nước cũng là một trong những cách để chúng ta thực hiện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện trách nhiệm công dân của mình.
Cuối cùng là đấu tranh, phê phán các hành vi xâm phạm lợi ích cũng như chủ quyền quốc gia. Những xung đột giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay đang có chiều hướng gia tăng. Vậy nên việc đấu tranh, lên án các hành động xâm phạm chủ quyền cũng như lợi ích quốc gia của chúng ta là điều vô cùng cần thiết. Thế nhưng không phải đấu tranh là hô hào biểu tình mà là cần tuân theo những chỉ đạo, những chủ trương, đường lối của nhà nước. Đó mới là cách thực hiện đúng trách nhiệm của người công dân đối với đất nước trong thời đại ngày nay.
Việc thực hiện đúng trách nhiệm đối với đất nước sẽ không chỉ giúp chúng ta có được sự nghiệp vững chắc, phát triển bản thân mà còn giúp xã hội, đất nước tiến lên trong thịnh vượng, bảo đảm chủ quyền cho Tổ quốc ta. Thêm vào đó, xã hội Việt Nam sẽ ngày càng văn minh hơn, giàu đẹp hơn, mỗi công dân Việt Nam sẽ càng thêm gắn kết.
Là một học sinh trên ghế nhà trường, để thực hiện trách nhiệm công dân của mình không gì hơn là cố gắng học tập. Bởi lẽ học tập là phương thức gần gũi nhất, thiết thực nhất để có thể góp phần xây dựng Tổ quốc. Không chỉ vậy, chúng ta cần phải đặt ra cho bản thân những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, cố gắng để đạt tới những mục tiêu đó, để tiến lên phía trước, để mai sau trở thành một công dân có ích cho xã hội. Mỗi học sinh phải luôn rèn luyện, gắng sức học tập, sáng tạo không ngừng, đó là trách nhiệm mà chúng ta phải thực hiện trong vị trí hiện tại. Hơn thế, lớp trẻ ở thời đại công nghiệp 4.0 cần có sự tỉnh táo, sáng suốt để hiểu, tránh xa những điều xấu, tiêu cực trên các mạng xã hội, tránh sa đà, hoặc bị lôi kéo theo những tổ chức xấu.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn có một số bộ phận nhỏ không chấp hành, thực hiện các trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, điển hình trong số đó là việc "trốn" nghĩa vụ quân sự. Một số nam thanh niên khi được "gọi", trúng tuyển nghĩa vụ quân sự lại thấy đó là một sự thiệt thòi chứ không phải một niềm vinh dự. Thực hiện nghĩa vụ quân sự tức là thực hiện trách nhiệm của một người công dân với đất nước, đó là một niềm vui, vinh dự với mỗi người, thế nhưng với họ, đó lại là một điều không mong muốn. Không chỉ thế, một số bạn học sinh còn không nghiêm túc học tập, coi học tập như một "trò đùa", không có ước mơ, hoài bão, sống vô nghĩa. Những con người như vậy, liệu có thể nhận ra và thực hiện tốt trách nhiệm công dân của mình hay chăng?
Vậy nên mỗi người hãy luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân mình với Tổ quốc để từ đó phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho đất nước ta ngày thêm giàu đẹp.
Mang trên mình trách nhiệm công dân, đó là động lực khiến chúng ta tiến về phía trước. Trách nhiệm của một người công dân với Tổ quốc cũng là trách nhiệm với tương lai của mình. Cha ông ta đã xây dựng và gìn giữ đất nước, thế hệ chúng ta hãy tiếp nối, noi gương, học hỏi tinh thần của cha ông ta để Việt Nam ta thêm bền vững và giàu đẹp.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay hay nhất
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 1)
Chúng ta là thế hệ trẻ, những con người quyết định vận mệnh của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, văn minh, phát triển hay không là do phần lớn thế hệ trẻ quyết định. Có một bài ca rất hay và ý nghĩa đã là thanh niên chúng ta nên nghe ít nhất là hai lần trong một ngày để thấm sâu hơn cái nghĩa vụ và trách nhiệm của chúng ta cần phải làm gì để cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho Tổ Quốc, bài ca “Khát vọng tuổi trẻ” được biết đến rộng rãi trong đó có một câu mà thanh niên cảm thấy tâm đắc nhất là: “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”. Câu hát đó vang lên khiến cho thế hệ trẻ suy nghĩ về vai trò quan trọng và cả trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Câu nói: “Thanh niên đừng hỏi Tổ Quốc đã cho mình những gì, mà phải hỏi mình đã làm gì cho Tổ Quốc” đã trở thành khẩu hiệu, phương châm hành động của thế hệ trẻ hiện nay.
Có một câu nói đã đi vào huyền thoại đó là câu nói của tổng thống Mỹ Kennedy bà đã phát biểu vào ngày lễ nhậm chức: “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho Tổ Quốc”. Câu nói đó đã khiến cho thế hệ trẻ chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, cũng vì câu nói đó mà đã thôi thúc chúng ta cần phải có những hành động đúng đắn.Tại vì sao câu nói này lại được mọi người biết đến và ủng hộ như vậy? Chính là vì câu nói này hoàn toàn đúng đắn. Đúng! Thanh niên không nên hỏi Tổ Quốc đã cho mình những gì vì thanh niên chính là một phần trong đất nước ấy, Tổ Quốc là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi trí tuệ vầ giúp ta trở thành một con người hoàn chỉnh, có Tổ Quốc mới có đất cho ta làm lụng và sinh sống, cho ta được quyền tự do,không cần hỏi Tổ Quốc đã cho ta những gì vì chúng ta có thể nhìn rõ rằng nếu không có Tổ Quốc thì sẽ không có chúng ta, Tổ Quốc có ơn với ta, cho ta được sinh ra, sống sung sướng, no đủ được hòa bình yên ấm, những thế hệ trước kia cũng vậy họ đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ đất nước, cũng như đó chính là họ đền đáp công ơn của đất nước với mình để ngày nay chúng ta được như thế này.
Vì vậy Tổ Quốc là một cái gì đó rất thiêng liêng và cao quý, không thể diễn tả hết bằng lời. Thanh niên chính là đội xung kích, thanh niên sống trong lòng Tổ Quốc được Tổ Quốc nuôi dưỡng và có tinh thần bất khuất, là thành phần có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong mỗi quốc gia, dân tộc. Một phần lớn sự phát triển và đi lên của đất nước là do thế hệ trẻ quyết định, thanh niên là những người trẻ khỏe, trí tuệ tiếp thu được rất nhanh những sức lực ấy sinh ra chính là để cống hiến cho đất nước khiến cho đất nước Việt Nam ngày đi lên và đứng vào top những nước phát triển trên thế giới. Đất nước ta rất tự hào khi có một lực lượng tiên phong chính là thanh niên hùng mạnh và luôn là những người dẫn đầu trong sự nghiệp của đất nước. Từ “làm” trong câu nói cũng chính là nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cá nhân đối với đất nước.
Ngoài những mặt tích cực như chngs ta thấy hầu hết các thanh niên đều ra sức phấn đấu vì sự nghiệp Tổ Quốc thì còn có một số các thành phần là thanh niên hiện nay đang có những suy nghĩ lệch lạc về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với Tổ Quốc. Họ là những người sông ỉ lại vào thành quả của người khác, luôn có những suy nghĩ không có làm nhưng vẫn có ăn, mặc dù ta không cống hiến nhưng nếu đất nước phát triển ta vẫn có thể nhận được lương thất nghiệp. Hay có một số lại so sánh nước chúng ta với các nước đang phát triển như: Mỹ, Pháp, Đức,.. rồi than thân trách phận tại sao mình lại được sinh ra trong một đất nước nghèo khổ, không dân chủ như các nước phương Tây. Đó là những suy nghĩ đáng lên án. Vậy hãy đặt câu hỏi ngược lại: bạn đã cống hiến sức lực của mình cho đất nước ngày càng phát triển hơn chưa? Những suy nghĩ ấy cần phải được lên án và quở trách.
Câu nói đã đi vào lòng người, không chỉ đúng đắn mà còn phù hợp với tâm lí của mỗi người. Đó như là một động lực để chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn. Cũng như là lấy đó là mục tiêu để cố gắng phấn đấu qua từng ngày, giúp chúng ta có thêm niềm tin và cuộc sống. Để đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, tiến gần hơn đến thành công trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, thế hệ trẻ cần phải cố gắng hơn nữa. Để được một đất nước như ngày hôm nay không biết đã có bao nhiêu con người ngã xuống, có những người đã hi sinh thầm lặng, hi sinh tuổi trẻ và tình yêu của mình, chính việc đó cũng chính là động lực để chũng ta cần phải giỏi hơn nữa để giữ gìn và bảo vệ đất nước. Là thế hệ trẻ em quyết tâm sẽ phấn đấu cố gắng nỗ lực hết sức mình để đất nước phát triển, sẽ cố gắng cống hiến tất cả để nước ta ngày một giàu mạnh văn minh hơn.
Có một câu thỡ mà nếu là người Việt Nam chúng ta sẽ biết đến:
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Đó cũng chính là tình yêu quê hương yêu đất nước của mỗi người con Việt Nam.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 2)
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay…”
Câu hát ấy cứ ngân vang trong lòng của mỗi chúng ta, như thúc giục chúng ta bằng nhiệt huyết của mình hãy đóng góp một phần công sức nhỏ bé cho Tổ quốc thân yêu.
Tổ quốc, trước hết là quê hương của chúng ta, là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Hãy làm điều gì đó cho quê hương, cho đất nước từ những việc đơn giản nhất phù hợp với khả năng, vị trí của mỗi chúng ta. Đó đơn giản là việc truyền thụ kiến thức, truyền niềm tin và nhiệt huyết cho thế hệ trẻ của người thầy đứng trên bục giảng; là thể hiện lòng dũng cảm, quyết tâm của người chiến sỹ nơi miền biên giới hay hải đảo xa xôi; là việc “rèn đức, luyện tài” của người sinh viên trên giảng đường đại học… Hãy vận dụng thật tốt những gì chúng ta đã được trang bị để trở thành những công dân có ích cho xã hội, đóng góp xây dựng quê hương mình ngày một giàu mạnh, văn minh; gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc. Mỗi chúng ta hãy là những người tiên phong, làm điểm tựa cho các thế hệ mai sau tiếp bước đi lên.
Trong môi trường hợp tác quốc tế, liệu chúng ta có muốn bạn bè năm châu đánh giá thấp mình và cả dân tộc mình không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của mỗi chúng ta. Hãy để cả thế giới thấy rằng chúng ta có thể sánh vai với các nước ở khắp “năm châu, bốn biển”.
Tổ quốc, đơn giản là gia đình, người thân, bạn bè, những người luôn ở bên ta từ khi ta cất tiếng khóc chào đời, là điểm tựa, là động lực cho chúng ta phấn đấu. Nhưng các bạn, hãy đặt câu hỏi, liệu chúng ta đã xứng đáng với niềm tin của gia đình và xã hội chưa? Hãy trả lời điều đó bằng những hành động thiết thực: hãy thực hiện thật tốt nhiệm vụ của một sinh viên đại học, bằng lý trí và quyết tâm cao để vượt qua những cám dỗ, hãy biết cảm nhận những lời khuyên nhủ, động viên chân thành từ những người thân, thầy cô, bạn bè của mình để sửa đổi mình thực sự trở thành những người con tốt của gia đình, người công dân tốt của xã hội.
Tổ quốc là bản thân chính mỗi chúng ta, vậy chúng ta đã làm được gì cho chính mình? Trong điều kiện hiện nay, có quá nhiều khó khăn và thách thức đối với sinh viên chúng ta: mạng xã hội, game trực tuyến, trò chơi điện tử, tình hình việc làm khó khăn..., nhưng có một thức tế là chúng ta đang “lơ mơ” và “thờ ơ” với những gì mà đáng ra chúng ta phải làm, hãy dành thời gian để thử trả lời các câu hỏi sau các bạn nhé:
1. Nhiệm vụ của bạn, một sinh viên đại học là làm gì?
2. Bạn dự định ra trường sẽ làm gì, ở đâu?
3. Bạn có biết mức lương tương ứng với công việc đó, hiện tại là bao nhiêu không?
4. Với dự định đó, bạn có biết mình cần trang bị những kiến thức, kỹ năng gì cho công việc đó không?
5. Bạn có kế hoạch gì để mình có đủ các kiến thức và kỹ năng đó?
Trên đây là một ví dụ về mức lương tháng của sỹ quan, thuyền viên Việt Nam trên các tàu nước ngoài, một mức thu nhập đáng mơ ước đối với chúng ta phải không các bạn? Nhưng điều đó hoàn toàn không phải là xa vời, nó phụ thuộc vào bản thân mỗi chúng ta.
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ…” Chúng ta hãy đừng để lãng phí thời gian, hãy tích lũy kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết xã hội ngay hôm nay để ngày mai có thể khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Chúng ta, với mỗi vị trí của mình, trước hết sẽ đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình mình và sau nữa sẽ có những đóng góp cho xã hội, khi đó chúng ta sẽ biết “… ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay…”.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 3)
Ở Việt Nam hầu như ai cũng nghe, ít nhất một lần, câu này trong bài hát Khát vọng tuổi trẻ của Vũ Hoàng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.”
Trong thanh niên ngày nay luôn truyền miệng nhau 1 câu nói, và chính câu nói này trở thành khẩu hiệu, phương châm hành động của thanh niên ngày nay, đó là “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Câu nói này được truyền bá rộng rãi đi nhờ bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Đây là câu nói nguyên là của tổng thống Hoa Kì Kennedy trong diễn văn nhận chức ngày 20- 01 – 1961: "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc"... Bác Hồ của chúng ta cũng từng nói : "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?" (1955).
Câu nói này đã truyền bá đi rộng rãi, nhanh chóng trong thế hệ trẻ mà hầu như ai cũng biết. Nó thôi thúc bao nhiêu con tim hăng say làm việc, lao động vì đất nước. Vì sao câu nói này lại được hoan nghênh như vậy? Trước tiên là vì câu nói này hết sức đúng đắn. Tổ quốc là hoàn cảnh chính trị mà chúng ta đang sống; là đất nước nơi mà chúng ta sinh ra, lớn lên và làm công dân của nước đó; là lãnh thổ mà lịch sử đã thuộc về 1 dân tộc. Có thể nói Tổ quốc là tất cả đất nước này, là núi non là biển cả, tài nguyên thuộc chủ quyền Việt Nam. Tổ quốc bao gồm cả con người trong đất nước ấy, là văn hóa truyền thống, là bạn bè, là người thân… Có Tổ quốc mới có hạt gạo ta ăn, cánh đồng ta trồng, ngụm nước ta uống. Cảm ơn Tổ quốc hôm nay đã cho ta được đi học, được sống cùng bạn bè, người thân. Tổ quốc là một cái gì đó thiêng liêng , cao quý, khó có thể diễn tả hết thành lời.
Vì Tổ quốc, vì bảo vệ đất nước Việt Nam mà bao nhiêu con người đã hi sinh xương máu để giữ gìn. Không chỉ vậy, đó còn là lịch sử 4000 năm đất nước từ khi để nước đẻ cái, từ thời Hùng Vương, từ khi cái tên làng, tên xã còn chưa có. Nhân dân ta đã xây dựng từng chút một để có một đất nước mang hình dáng, mang giọng cười, tiếng hát, mang suy nghĩ rất Việt như hôm nay. Chính vì vậy chúng ta càng phải yêu hơn và quyết ra sức giữ gìn Tổ quốc này, xây dựng nó ngày càng phát triển hơn. Tổ quốc không những có ơn với ta, cho ta được sinh ra, được sống sung sướng, no đủ, được hòa bình yên ấm, chính vì vậy “làm” được gì đó cho Tổ quốc chính là nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mỗi cá nhân.
Hiện nay có nhiều bạn trẻ có những suy tiêu cực như: Xã hội này, Tổ quốc này sinh ra ta thì phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và cho ta cuộc sống đầy đủ vật chất. Họ còn đưa ra những so sánh Việt Nam ta với những nước lớn trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Đức… rồi nói rằng con người bên đó được sống dân chủ hơn, sống tốt hơn và cảm thấy thiệt thòi về hoàn cảnh sống của mình. Đó là những suy nghĩ hết sức thiển cận và vô trách nhiệm. Dù bất kì nơi nào cũng đều có quá trình phát triển đi từ nghèo đói đến giàu mạnh, đi từ man rợ đến văn minh. Chúng ta do chiến tranh, do hoàn cảnh đã không thể bằng bạn bằng người câng cần phải cố gắng hơn để xây dựng đất nước ta phát triển mạnh giàu hơn, văn mình hơn cho bằng bạn bằng bè. Tự bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ xem mình đã làm được những gì để góp phần xây dựng Tổ quốc này chưa hay vẫn còn sa đà vào suy nghĩ ngây ngô thiển cận, sa đà vào những thú vui vô bổ như: rượu bia, cờ bạc, đánh game…? Nguy hiểm hơn là có những kẻ “vô công rồi nghề”, không làm được việc gì còn buông những lời lẽ vô bổ trên các trang mạng và đặc biệt hơn là những phần tử phản động tuyên truyền luận điệu chống nhà nước Việt Nam, sản phẩm của ông cha xây dựng, trong đó có thể có tổ tiên, ông cha họ góp công xây dựng. Chẳng hạn như trên blog Danlambao… Nhiều kẻ chỉ biết ngồi một chỗ nhận tiền “bẩn” viết bài bêu xấu, xuyên tạc, tuyên truyền luận điệu xấu chống Đảng, chống Nhà nước, bịa đặt, bôi nhọ lãnh đạo Nhà nước. Hay là có những kẻ rỗi hơi “làm dáng”, “cười toe toét” chụp ảnh cùng khẩu hiệu “Tôi muốn biết... Chúng tôi muốn biết… chúng ta muốn biết”. Tôi không hiểu cái khẩu hiệu đó có liên quan gì với cái tạo dáng kia không. Theo tôi nghĩ một cách thật đơn giản là họ cầm tầm biển đó để hỏi “dáng chuẩn chưa” hay “tạo dáng thế này đẹp không”… Nhưng họ hỏi thế nào, suy nghĩ ra sao thì chắc họ cũng là những kẻ vô tâm, không biết xâu hổ trong khi đó biết bao người dân Việt đang hào huyết khí thế, lao động vinh quang, thậm chí bất chấp tính mạng xây dựng, gìn giữ tổ quốc của mình. Chẳng lẽ những kẻ đó không có một chút hổ thẹn.
Càng nghĩ tôi càng thấy, câu nói đó không chỉ đúng với giới trẻ mà còn đúng với tất cả những người dân Việt Nam yêu nước. Đó mới xứng đáng là con rồng cháu tiên của một đất nước nghìn năm văn hiến. Và câu nói trên không chỉ đúng đắn mà nó còn phù hợp với tâm lí, tư tưởng của mỗi người. Nó đã trở thành động lực để mỗi người cố gắng, nhất là với tầng lớp thanh niên đang ngày đêm cố gắng đem sức mình cố gắng tạo dựng một cường quốc sánh vai với năm châu bốn biển.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 4)
Có một triết gia đã từng khẳng định rằng: "Con người sẽ trở nên hạnh phúc và thành công nhất khi được cống hiến." Thực vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn nhờ sự sẻ chia giữa người với người, nhờ sự cho đi không tính toán, nhờ sự dâng hiến cho đời. Là một người trẻ, thiết nghĩ, ai cũng cần ra sức cống hiến cho Tổ quốc, làm đẹp thêm cho đời, như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa.
Cống hiến được hiểu là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung. Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim. Điều đáng trân trọng ở đây là người cống hiến không coi đó là sự hy sinh, mà xem đó như là việc phải làm, là “nghĩa vụ” và “nhu cầu” để được hành động, san sẻ.
Sự cống hiến, tinh thần lăn xả và đức hy sinh cao cả luôn hiện diện ở khắp nơi trên cuộc đời. Có thể thấy, trong đời sống, ở đâu, lĩnh vực nào, bao giờ cũng có sự cống hiến với vô vàn hình thức, cách thức hiến dâng. Có người dành cả đời mình cho nghệ thuật. Người cống hiến cho thể thao; người trọn đời cống hiến cho khoa học. Người hết lòng vì Tổ quốc thiêng liêng. Có những cống hiến dễ nhận thấy, được ngợi ca, nhưng cũng có những cống hiến thầm lặng, lắng sâu tự đáy lòng,... Điểm chung nhất của tất cả những cống hiến đó là tinh thần hy sinh cao cả: “Ba lần tiễn con đi - hai lần khóc thầm lặng lẽ”… Và “nước mắt Mẹ không còn vì khóc những đứa con, lần lựa ra đi, đi mãi mãi…”. Có lẽ không có sự hy sinh, mất mát và nỗi đau nào lớn bằng những đứa con - khúc ruột do mẹ mang nặng, đẻ đau đã hiến dâng cho Tổ quốc và mãi mãi không về.
Và đây nữa, những người trẻ anh hùng - những người con áo vải “ra đi từ mái tranh nghèo”, từ đồng quê mộc mạc đã nặng lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”! Họ đã xả thân mình không một chút do dự, nao núng. Ai cũng hừng hực khí phách của “người lính đi đầu” suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trong thời bình hôm nay, chính những người trẻ đã noi theo các thế hệ đi trước, đã tự dặn lòng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Và họ tự đặt cho mình nhiệm vụ ra sức học tập, trau dồi kiến thức mọi mặt; không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân, tích cực tiếp cận những tiến bộ của thời đại, đem hết tinh thần và nhiệt huyết cống hiến cho quê hương, đất nước ngày một “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Chính tuổi trẻ đã góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước mà như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vai trò, vị trí cao như ngày nay”!
Chúng ta tự hào khi có nhiều người trẻ là những giáo sư, tiến sĩ, những nhà khoa học, nhà sáng chế,... ở tuổi thanh niên. Ở đó có những nhà lãnh đạo trẻ tài năng, những nhà kinh doanh vươn tầm quốc tế. Trong họ luôn mang đến tư duy mới, cách mạng, sáng tạo không ngừng và luôn khát vọng, hoài bão để thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh xã hội. Có thể thấy thế hệ trẻ luôn là “nguyên khí quốc gia”, là niềm tin, là hy vọng. Dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, vai trò của thế hệ trẻ vẫn luôn góp công, góp sức quyết định tương lai dân tộc. Sự cống hiến tài năng, trí tuệ của tuổi trẻ luôn là sức mạnh nội sinh, độc lập, tự chủ làm nên lịch sử.
Bản thân người trẻ đã tự xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu và lối sống lành mạnh, đúng đắn, văn minh về sự cống hiến. Gạt bỏ những lợi ích cá nhân, vị kỷ, tầm thường, hy sinh “cái tôi” của bản thân, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực của mình đóng góp cho đất nước, quê hương. Quê hương, đất nước luôn tự hào và hạnh phúc khi sự cống hiến vẫn luôn hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi - nhất là khi “Đất nước chìm trong giông bão” thì lại trỗi lên tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” với một sức trẻ tràn đầy nghĩa khí.
Sự cống hiến không chỉ ở “đầu sóng ngọn gió” mà có ở mọi lúc mọi nơi, mọi ngõ ngách của đời sống và cả “trong sâu thẳm trái tim mình”. Tất cả, tất cả đã và đang sẵn sàng vào cuộc với một tâm thế hiến dâng trong kiêu hãnh, tự hào.
Tuy nhiên, đời sống luôn có hai mặt, trái chiều. Bên cạnh sự xả thân cũng lộ diện sự lười nhát, vụ lợi, sống cho riêng mình; có cả sự “ung dung” hưởng thụ trong lười biếng. Một dạng khác nữa là luôn tỏ ra xông xáo, tích cực hiến kế, hiến tài,... nhưng thực chất là “làm màu” để lấy lòng cấp trên, vì những hành vi “múa rìu” của họ rất khó tìm thấy “cái tâm” trong ấy. Đó là những hiện tượng lệch lạc, cần lên án, chấn chỉnh, bài trừ. Có như thế mới đem lại sự “công bằng” và khích lệ tinh thần cống hiến của tuổi trẻ; để mọi người cùng ý thức hiến dâng (dù ít dù nhiều) luôn là hành động, là nghĩa cử cao đẹp trong tâm mỗi con người.
“Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp” - Bác Hồ kính yêu luôn mong mỏi, luôn kỳ vọng, gửi gắm niềm tin - nhất là thế hệ trẻ nước nhà.
Chúng ta tự hào khi cách đây chưa lâu, trong Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc (giai đoạn 2015 - 2020) đã có trên 2.000 đại biểu là những đại diện xuất sắc nhất trên các lĩnh vực - là những bông hoa trong vườn hoa đẹp của dân tộc. Họ là những con người dâng hiến tài năng, trí tuệ, sức lực của mình cho làng xóm, quê hương, cộng đồng, dân tộc. Ở đó có những câu chuyện, những sẻ chia với những nỗi đau quặn thắt lòng người. Ở đó có cả sự hy sinh tính mạng mình một cách vô tư, hồn nhiên như “chuyện phải làm”!
Chúng ta tự hào với 4 nhân vật truyền cảm hứng trong năm 2020 - bốn “nhân vật cống hiến của năm” được báo chí bình chọn: Đó là cô giáo vùng cao Trương Thị Nhượng (tỉnh Hà Giang) - người đã tận tụy suốt nhiều chục năm ở vùng đất chỉ có núi và núi. Mong mỏi lớn nhất của cô là có được ngôi trường đàng hoàng để tập hợp trẻ mồ côi; học sinh miền núi có thêm miếng thịt trong bữa ăn, có chiếc áo ấm để mặc. Đó là Hoàng Tuấn Anh - “cha đẻ” ATM gạo miễn phí trong đại dịch COVID-19. Anh vẫn tự dặn lòng: “Sẽ nỗ lực để làm được những điều mới mẻ khác nữa, đem lại lợi ích cho cộng đồng”. Đó là cậu sinh viên Ngô Minh Hiếu - chàng trai khiến ta cảm mến với câu chuyện tử tế: 10 năm cõng bạn đến trường… xem đó như một lẽ tự nhiên vì bạn. Và nhân vật đặc biệt: Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch (tỉnh Quảng Bình) - Phan Thanh Miên, người đã qua đời trong trận lũ miền Trung mới đây khi dầm mình trong nước lũ, đưa người dân đến nơi an toàn, còn anh thì ra đi mãi mãi.
Hết lòng vì người khác, xả thân đời mình, bất chấp hiểm nguy, đem hết tài năng, trí tuệ dâng hiến cho người, cho đời là tinh thần thiêng liêng của sự cống hiến. Tuổi trẻ hôm nay và mai sau cần dốc lòng, dốc sức cống hiến cho đời, viết tiếp những trang đời xanh tươi của thế hệ đi trước.
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 5)
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống đẹp đẽ của nước ta đã được khẳng định một cách dõng dạc và tự hào như thế. Tình yêu quê hương đất nước luôn là câu chuyện kể mãi không hết của mọi thế hệ, và cũng vì thế khi bàn về tình yêu nước có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ nói được toàn bộ những gì cần nói về nó.
Tình yêu nước là một khái niệm khó giải thích, nó không phải là một tình cảm tự nhiên xuất hiện trong con người ta kể từ lúc lọt lòng. Lòng yêu nước rất khó để có thể định hình, nó đòi hỏi nhiều yếu tố khách quan để hình thành và phát lộ. Có khi cả đời, ta cũng chẳng biết được liệu người này, người kia có yêu nước không hay thậm chí chính mình có lòng yêu nước không nếu không có thời điểm thích hợp để khơi dậy thứ tình cảm phức tạp này. Tuy nhiên, dù không thể cắt nghĩa lí giải cụ thể tình yêu nước là gì, nó như thế nào, thì chúng ta đều có thể khẳng định một sự thật, tình yêu nước là một tình yêu thiêng liêng và cao cả tuyệt đối.
Tuy chính bản thân ta không thể hiểu hết được thế nào mới là yêu nước, nhưng thật thú vị ở chỗ khi được hỏi bạn có biết một người nào nổi tiếng yêu nước không, chúng ta có thể bật ra dễ dàng một hoặc là rất nhiều cái tên đã ăn sâu vào tư tưởng của mình: Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,…Vì sao chúng ta lại có thể biết điều đó? Bởi lẽ những chiến công vẻ vang gây dựng từ lòng dũng cảm hi sinh thân mình, căm thù giặc ngoại xâm là biểu hiện rõ ràng và nổi bật nhất của lòng yêu nước. Ta có thể đánh giá lòng tự tôn, tự hào dân tộc của một đất nước bằng cách nhìn vào cách mà họ đã bảo vệ bờ cõi lãnh thổ, nền văn minh văn hóa của họ mạnh mẽ và kiên trung đến nhường nào. Một dân tộc “thà làm ma nước Nam chứ không làm vương đất Bắc” chắc chắn là một dân tộc có sức mạnh bất diệt, vượt lên mọi kẻ thù.
Ấy thế nhưng, nói như vậy chẳng có nhẽ chỉ người xưa mới có tình yêu nước, không còn chiến tranh, ta sao có thể thể hiện lòng dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc? Trong thời kì hiện đại, lòng yêu nước của ta không được thể hiện trực tiếp mạnh mẽ, mà nó kín đáo, giản dị nhưng hết sức sâu sắc. Lâm Ngữ Đường từng nói:” Lòng yêu nước còn có thể là gì hơn tình yêu những gì ta ăn khi còn là đứa trẻ?”. Chao ôi, biểu hiện của lòng yêu nước có lẽ thật thiêng liêng và đáng kính qua những sự hi sinh, khí thế hào hùng xông pha trăm trận nhưng cũng lại thật đáng yêu, nhỏ bé gần gũi qua tình yêu làng yêu xóm, yêu cha mẹ hay thậm chí là yêu con đường, ngọn cỏ cành cây mọc trên mảnh đất mình sinh ra. Khi ta yêu những thứ xung quanh ta nghĩa là ta đã quá gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn, tình yêu của ta dành cho chốn quê hưng đã trở thành duyên nợ không thể đứt, ta không chấp nhận việc những điều ta trân trọng yêu quý bị hủy diệt áp bức và ta luôn có một niềm khát vọng được bảo vệ che chở nó. Đó là tiền đề để ta phát triển và nuôi dưỡng tình yêu nước ngày một sâu đậm và mãnh liệt hơn. Anh bộ đội quyết định ra trận chiến đấu chắc hẳn là vì muốn em gái không phải khóc vì bom đạn, căn nhà không bị đổ vì giặc quét, những đóng góp để xây dựng kiến thiết xây dựng đất nước của các nhà khoa học có lẽ cũng xuất phát từ những ngày chăm chỉ học tập với mong muốn giúp cha mẹ gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn…
Là một học sinh, không trực tiếp ra trận chiến đấu, hãy cố gắng học tập chăm chỉ, tu dưỡng đạo đức và tình cảm của mình để sau này có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng tổ quốc ngày một giàu đẹp hơn, vững mạnh hơn. Đặc biệt là luôn giữ bản thân bình tĩnh tỉnh táo trước những tư tưởng sai lệch mang tính chất lợi dụng để thực hiện âm mưu xấu xa, tiêu cực, lòng yêu nước bị thể hiện sai cách sẽ để lại hậu quả khôn lường. Do đó hãy luôn giữ trái tim nóng và cái đầu lạnh.
Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hỏi rằng ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay!
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 6)
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta / Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay…”, nhắc lại một đoạn lời bản nhạc “Khát vọng tuổi trẻ” cũng là để nhắc nhở trách nhiệm chung của cộng đồng dân tộc Việt, đặc biệt là với thế hệ trẻ, thế hệ rường cột của nước nhà. Đất nước trong thời điểm hiện tại, khi biển trời quê hương đang bị xâm lấn bởi tàu to, súng lớn của ngoại bang, lời bài hát lại thêm một lần đặt trách nhiệm vinh quang của Tổ quốc lên vai thế hệ trẻ.
Làm gì cho Tổ quốc hôm nay? Vâng, không chỉ là hôm nay, quá khứ, hiện tại và tương lai, Tổ quốc này luôn đặt ra bao trọng trách trên vai những người trẻ tùy vào từng thời đoạn lịch sử. Nhớ về một thời đạn bom chưa xa lắm, thế hệ trẻ hôm nay không quên lớp lớp tuổi trẻ Việt Nam, từ giã ruộng vườn, nhà máy, từ giã những giảng đường thân yêu để xông thẳng ra mặt trận, nhận lấy sứ mệnh vinh quang giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Cũng một thời đoạn chưa xa, những năm tháng sau 30-4-1975, tuổi trẻ Việt Nam lại có mặt trên khắp mọi miền Tổ quốc, cống hiến không ngừng nghỉ để hàn gắn vết thương chiến tranh. Họ hiện diện trên khắp các mặt trận kinh tế, từ nhà máy đến nông trường, từ ruộng đồng đến những công trình mang tầm thế kỷ… Sức mạnh tuổi trẻ đã góp phần to lớn cho sự nghiệp xây dựng quê hương.
Hôm nay, tiếp nối truyền thống, thế hệ trẻ Việt Nam tiếp tục làm rạng danh non sông với bạn bè quốc tế. Họ đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay? Xin đừng hỏi, bởi đã, đang và sẽ có quá nhiều minh chứng sống động về sức cống hiến của tuổi trẻ. Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, từ miền xuôi tới miền ngược, từ nhà máy tới công trường, từ ruộng vườn tới… giảng đường đại học, viện nghiên cứu, biên cương, hải đảo… tất cả đang dồn hết trí tuệ, tâm lực, xiết chặt tay nhau cùng triệu triệu người dân Việt xây dựng đất nước hùng cường.
Đất nước phải vững mạnh mới giữ vững chủ quyền. Hơn ai hết, thế hệ trẻ cần hiểu rõ điều đó. Những ngày này, tuổi trẻ Việt Nam tùy từng mặt trận sẽ biết phải làm gì để trả lời câu hát “ta đã làm gì cho Tổ quốc”? Trên “sóng gió” Hoàng Sa, tuổi trẻ trong lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển đang vững tin để chấp pháp, bảo vệ chủ quyền. Cũng trên ngư trường Hoàng Sa đã từng nhuốm đỏ máu cha ông, tuổi trẻ ngư dân vững vàng tay lái thuyền tàu khai thác kinh tế, góp phần làm giàu cho Tổ quốc.
Tuổi trẻ đối mặt với “sóng gió” Hoàng Sa là vậy, hà cớ gì tuổi trẻ trên các mặt trận học tập, nghiên cứu, sản xuất lại không cùng sánh vai. Học tập, lao động sản xuất cũng là trọng trách đặt trên vai người trẻ. Tập trung sản xuất làm ra của cải, vật chất để xây dựng kinh tế đất nước vững mạnh, cũng là một nhiệm vụ vinh quang, thể hiện đầy đủ một tinh thần yêu nước vậy!
Nghị luận về Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay (Mẫu 7)
Trong thời bình ngày nay, những người trẻ đã noi theo các thế hệ đi trước mà tự dặn lòng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung. Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim…
Điều đáng trân trọng ở đây là người cống hiến không coi đó là sự hy sinh, mà xem đó như là việc phải làm, là “nghĩa vụ” và “nhu cầu” để được hành động, san sẻ…
Có thể thấy, trong đời sống, ở đâu, lĩnh vực nào, bao giờ cũng có sự cống hiến với vô vàn hình thức, cách thức… hiến dâng. Có người dành cả đời mình cho nghệ thuật. Người cống hiến cho thể thao; người trọn đời cống hiến cho khoa học. Người hết lòng vì Tổ quốc thiêng liêng… Có những cống hiến dễ nhận thấy, được ngợi ca, nhưng cũng có những cống hiến thầm lặng, lắng sâu tự đáy lòng… Điểm chung nhất, đó là sự hy sinh - sự hy sinh cao cả… “Ba lần tiễn con đi - hai lần khóc thầm lặng lẽ”… Và “nước mắt Mẹ không còn vì khóc những đứa con, lần lựa ra đi, đi mãi mãi…”.
Có lẽ không có sự hy sinh, mất mát và nỗi đau nào lớn bằng những đứa con - khúc ruột do mẹ mang nặng, đẻ đau… đã hiến dâng cho Tổ quốc và mãi mãi không về.
Và đây nữa, những người trẻ anh hùng - những người con áo vải “ra đi từ mái tranh nghèo”, từ đồng quê mộc mạc… đã nặng lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”! Họ đã xả thân mình không một chút do dự, nao núng… Ai cũng hừng hực khí phách của “người lính đi đầu” suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Họ tự đặt cho mình nhiệm vụ ra sức học tập, trau dồi kiến thức mọi mặt; không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân, tích cực tiếp cận những tiến bộ của thời đại, đem hết tinh thần và nhiệt huyết cống hiến cho quê hương, đất nước ngày một “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”… Chính tuổi trẻ đã góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước mà như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vai trò, vị trí cao như ngày nay”!
Chúng ta tự hào khi có nhiều người trẻ là những giáo sư, tiến sĩ, những nhà khoa học, nhà sáng chế… ở tuổi thanh niên. Ở đó có những nhà lãnh đạo trẻ tài năng, những nhà kinh doanh vươn tầm quốc tế. Trong họ luôn mang đến tư duy mới, cách mạng, sáng tạo không ngừng và luôn khát vọng, hoài bão để thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh xã hội. Có thể thấy thế hệ trẻ luôn là “nguyên khí quốc gia”, là niềm tin, là hy vọng. Dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, vai trò của thế hệ trẻ vẫn luôn góp công, góp sức quyết định tương lai dân tộc… Sự cống hiến tài năng, trí tuệ của tuổi trẻ luôn là sức mạnh nội sinh, độc lập, tự chủ làm nên lịch sử…
Bản thân người trẻ đã tự xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu và lối sống lành mạnh, đúng đắn, văn minh về sự cống hiến. Gạt bỏ những lợi ích cá nhân, vị kỷ, tầm thường, hy sinh “cái tôi” của bản thân, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực của mình đóng góp cho đất nước, quê hương.
Quê hương, đất nước luôn tự hào và hạnh phúc khi sự cống hiến vẫn luôn hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi - nhất là khi “Đất nước chìm trong giông bão” thì lại trỗi lên tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” với một sức trẻ tràn đầy nghĩa khí…
Sự cống hiến không chỉ ở “đầu sóng ngọn gió” mà có ở mọi lúc mọi nơi, mọi ngõ ngách của đời sống và cả “trong sâu thẳm trái tim mình”… Tất cả, tất cả đã và đang sẵn sàng vào cuộc với một tâm thế… hiến dâng trong kiêu hãnh, tự hào!
Tuy nhiên, đời sống luôn có hai mặt, trái chiều. Bên cạnh sự xả thân cũng lộ diện sự lười nhát, vụ lợi, sống cho riêng mình; có cả sự “ung dung” hưởng thụ trong… lười biếng!
Một dạng khác nữa là luôn tỏ ra xông xáo, tích cực… hiến kế, hiến tài… nhưng thực chất là “làm màu” để lấy lòng cấp trên, vì những hành vi “múa rìu” của họ rất khó tìm thấy… “cái tâm” trong ấy!
Đó là những hiện tượng lệch lạc, cần lên án, chấn chỉnh, bài trừ… Có như thế mới đem lại sự “công bằng” và khích lệ tinh thần cống hiến của tuổi trẻ; để mọi người cùng ý thức hiến dâng (dù ít dù nhiều) luôn là hành động, là nghĩa cử cao đẹp trong tâm mỗi con người.
“Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp” - Bác Hồ kính yêu luôn mong mỏi, luôn kỳ vọng, gửi gắm niềm tin - nhất là thế hệ trẻ nước nhà…
Chúng ta tự hào khi cách đây chưa lâu, trong Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc (giai đoạn 2015 - 2020) đã có trên 2.000 đại biểu là những đại diện xuất sắc nhất trên các lĩnh vực - là những bông hoa trong vườn hoa đẹp của dân tộc. Họ là những con người dâng hiến tài năng, trí tuệ, sức lực của mình cho làng xóm, quê hương, cộng đồng, dân tộc. Ở đó có những câu chuyện, những sẻ chia với những nỗi đau quặn thắt lòng người… Ở đó có cả sự hy sinh tính mạng mình một cách vô tư, hồn nhiên như “chuyện phải làm”!
Chúng ta tự hào với 4 nhân vật truyền cảm hứng trong năm 2020 - bốn “nhân vật cống hiến của năm” được báo chí bình chọn: Đó là cô giáo vùng cao Trương Thị Nhượng (tỉnh Hà Giang) - người đã tận tụy suốt nhiều chục năm ở vùng đất chỉ có núi và… núi. Mong mỏi lớn nhất của cô là có được ngôi trường đàng hoàng để tập hợp trẻ mồ côi; học sinh miền núi có thêm miếng thịt trong bữa ăn, có chiếc áo ấm để mặc…
Đó là Hoàng Tuấn Anh - “cha đẻ” ATM gạo miễn phí trong đại dịch COVID-19. Anh vẫn tự dặn lòng: “Sẽ nỗ lực để làm được những điều mới mẻ khác nữa, đem lại lợi ích cho cộng đồng”!
Đó là cậu sinh viên Ngô Minh Hiếu - chàng trai khiến ta cảm mến với câu chuyện tử tế: 10 năm cõng bạn đến trường… xem đó như một lẽ tự nhiên vì bạn!
Và nhân vật đặc biệt: Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch (tỉnh Quảng Bình) - Phan Thanh Miên, người đã qua đời trong trận lũ miền Trung mới đây khi dầm mình trong nước lũ, đưa người dân đến nơi an toàn, còn anh thì… ra đi mãi mãi!
Hết lòng vì người khác, xả thân đời mình, bất chấp hiểm nguy, đem hết tài năng, trí tuệ dâng hiến cho người, cho đời là tinh thần thiêng liêng của sự cống hiến…
Để kết thúc mấy dòng suy ngẫm này, xin được mượn lời của triết gia ở đầu bài: “Con người sẽ trở nên hạnh phúc và thành công nhất khi được cống hiến” - đó không phải là triết lý mà là sự chân tình giữa con người với con người trong cuộc sống!