TOP 17 Tóm tắt tác phẩm Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng)- Ngữ văn 9

Tóm tắt Bắc Sơn Ngữ văn 9 sáng tạo đầy đủ, chi tiết, hay nhất nhằm giúp các học sinh nắm được ý chính của văn bản. Dưới đây là trọn bộ tài liệu gồm các đoạn văn tóm tắt nội dung chính văn bản Bắc Sơn lớp 9 mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt Bắc Sơn - Ngữ văn 9

Tóm tắt Bắc Sơn (mẫu 1)

Bắc Sơn là vở kịch đầu tiên viết về  đề tài cách mạng của ông, giúp cho người xem có thể hiểu được sức mạnh của cách mạng đối với nhân dân  trong cuộc khời nghĩa Bắc Sơn. Trong đoạn trích là những xung đột kịch điển hình, tái hiện cả cuộc đời của nhân vật Thơm trong truyện.

Tóm tắt Bắc Sơn (mẫu 2)

Bắc Sơn đã có sức cuốn hút công chúng bởi lẽ tác phẩm đem lại hình ảnh chân thực về những chiến sĩ cách mạng trong những ngày sục sôi của khởi nghĩa Bắc Sơn. Qua đó, nhà văn còn khẳng định tấm lòng của nhân dân không rời xa cách mạng ngay cả trong giờ phút nguy nan nhất . Qua hình tượng nhân vật Thơm, công chúng còn có dịp chứng kiến sức cảm hoá của cách mạng với quần chúng. Chính mối quan hệ này đã làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm.

Tóm tắt Bắc Sơn hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

Tóm tắt Bắc Sơn (mẫu 3)

Vở kịch “Bắc Sơn” là một vở kịch viết về đề tài chiến tranh, với những tình huống, xung đột kịch mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng, chân dung của con người Cách mạng đã xuất hiện rõ nét, đứng trước những sự lựa chọn khó khăn, cuối cùng Thơm vẫn theo và tin tưởng cách mạng, gác bỏ tình cảm cá nhân mà theo tình cảm đất nước. Đây cũng là nhân vật tư tưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, thể hiện được lòng tin của nhà văn vào Cách mạng.

Tóm tắt Bắc Sơn (mẫu 4)

Nguyễn Huy Tưởng là một nhà viết kịch tài ba của Việt Nam, ông đã để lại rất nhiều vở kịch hay, có giá trị về nội dung cũng như tư tưởng như vở kịch “Vĩnh biệt cửu trùng đài”… nhưng tác phẩm kịch mở đầu cho sự nghiệp sáng tác kịch về đề tài chiến tranh phải kể đến vở kịch “Bắc Sơn”, đây là vở kịch viết về đề tài cách mạng, qua đó cũng thể hiện được nhiều xung đột kịch được nhà văn hé mở và giải quyết một cách khéo léo và cuối cùng, qua những xung đột ấy đã khắc họa được thành công vẻ đẹp của nhân Thơm, người đã đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, bỏ qua những tình cảm cá nhân mà một lòng đi theo và ủng hộ Cách mạng.

Tóm tắt Bắc Sơn (mẫu 5)

Xoay quanh các sự kiện diễn ra trong gia đình cụ Phương, dân tộc Tày ở Bắc Sơn, vào thời gian đầu của khởi nghĩa. Cụ Phương và con trai là Sáng tích cực tham gia phong trào, trong khi bà vợ và cô con gái lại ngại ngần, xa lánh. Thơm (con gái cụ Phương) có chồng là Ngọc, một thư kí quèn trong bộ máy cai trị của giặc ở Bắc Sơn. Hám tiền, hám danh, Ngọc cam tâm làm tay sai cho Pháp, giúp chúng đánh phá phong trào cách mạng, bắt bớ cán bộ, bắn giết du kích. Sau cái chết của cụ Phươngvà Sáng, Ngọc càng lộ rõ bộ mặt Việt gian bán nước. Hắn dẫn lính truy lùng các cán bộ lãnh đạo phong trào. Thái và Cửu chạy nhầm vào chính nhà hắn và đã được Thơm (vợ hắn) che chở, cứu thoát. Biết tin Ngọc sẽ dần giặc Pháp tấn công du kích, Thơm băng rừng suốt đêm để báo tin cho du kích kịp thời đối phó. Lúc trở về, cô chạm trán với Ngọc nên đã bị hắn bắn chết, nhưng chính Ngọc lại bị trúng đạn của Pháp.

Tóm tắt Bắc Sơn (mẫu 6)

Đêm, thấy Ngọc - chồng mình cầm gậy và đèn bấm định đi đâu với dáng điệu rất khả nghi. Thơm cho chồng biết có tin đồn Ngọc dắt tây vào đánh Vũ Lăng, Ngọc chối và nói tránh sang chuyện về một chiến sĩ cách mạng tên Thái Có tiếng gọi và Ngọc vội vã ra đi, Thơm một mình nghĩ đến mẹ rồi nghĩ đến Thái, lo sợ Thái bị bắt. Đúng lúc đó, Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm tìm cách giấu hai người vào buồng của mình. Thơm đã giấu thành công hai chiến sĩ cách mạng.

Tóm tắt Bắc Sơn (mẫu 7) 

Bối cảnh vùng nông thôn Vũ Lăng bắt đầu bùng nổ phong trào khởi nghĩa trong quần chúng, nhân dân hưởng ứng mít tinh và ủng hộ cách mạng, nhiều quan lại và lính Tây bị bắt giết. Gia đình cụ Phương có cậu con trai tên Sáng cũng là nhân dân ưu tú nhiệt liệt tham gia trong khi đó, bà cụ Phương, con gái Thơm và chàng rể Ngọc lại thờ ơ, sợ hãi. Sau đó, trung ương cử giáo Thái về lãnh đạo và uốn nắn tư tưởng, định hướng phong trào cho người dân ở Vũ Lăng. Khi Ngọc - tên Việt gian sừng sỏ bị bắt và đưa ra tử hình, cụ Phương xin cho hắn được toàn mạng. Cuối cùng, chính hắn là kẻ dẫn giặc về đàn áp khởi nghĩa, bắn giết đồng bào và bắn cả bố vợ mình. Ngọc sau vụ đó được thưởng rất nhiều tiền, tiếp tục làm tay sai cho giặc dẫn Tây về tìm bắt anh Thái và Cửu - một nông dân người Tày làm cán bộ Cách mạng. Khi hắn dẫn theo tùy tùng đi truy đuổi, cô Thơm đã giấu Thái và Cửu vào trong buồng nhà và cứu thoát họ, cô chính thức giác ngộ cách mạng. Biết được âm mưu đánh úp của chồng và đồng bọn, Thơm băng qua rừng giữa đêm khuya tới căn cứ để tiếp tế và báo tin. Quay về gặp Ngọc, cô bị y bắn trọng thương, y cũng trúng đạn mà chết. Cuộc càn quét của giặc thất bại, Thái và Cửu đưa Thơm về cứu chữa.

Tóm tắt Bắc Sơn (mẫu 8)

Vở kịch Bắc Sơn là câu chuyện đã thể hiện thành công một sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại: quần chúng và người chiến sĩ cách mạng. Khi Thái, Cửu bị Ngọc truy đuổi. Họ chạy vào đúng nhà Thơm (Ngọc). Buộc nhân vật Thơm phải có chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng. Thơm đã giấu hai cán bộ cách mạng vào buồng và cứu thoát họ.

Tóm tắt Bắc Sơn (mẫu 9)

Làng Vũ Lăng Khởi nghĩa, tây và quan lại bắt   giết la liệt. Người hưởng ứng, người e dè sợ sệt. Giáo Thái được cử về làng để làm việc, thúc đẩy phong trào của nhân dân. Trận chiến làm nhiều người bị thương cả những người yêu cách mạnh của bị bỏ mạng vì Việt gian. Phong trào đã khiến biết bao người đổ máu, biết được bọn Tây đánh úp, nhân dân trong làng đã băng rừng bỏ chạy trong đêm. Rồi cũng chiếm lại được làng Vũ Lăng trong tiếng hò vang, hùng dũng khí thế.

Tóm tắt Bắc Sơn (mẫu 10)

Bối cảnh vùng nông thôn Vũ Lăng bắt đầu bùng nổ phong trào khởi nghĩa trong quần chúng, nhân dân hưởng ứng mít tinh và ủng hộ cách mạng, nhiều quan lại và lính Tây bị bắt giết. Gia đình cụ Phương có cậu con trai tên Sáng cũng là nhân dân ưu tú nhiệt liệt tham gia trong khi đó, bà cụ Phương, con gái Thơm và chàng rể Ngọc lại thờ ơ, sợ hãi. Sau đó, trung ương cử giáo Thái về lãnh đạo và uốn nắn tư tưởng, định hướng phong trào cho người dân ở Vũ Lăng. Khi Ngọc - tên Việt gian sừng sỏ bị bắt và đưa ra tử hình, cụ Phương xin cho hắn được toàn mạng. Cuối cùng, chính hắn là kẻ dẫn giặc về đàn áp khởi nghĩa, bắn giết đồng bào và bắn cả bố vợ mình.

Ngọc sau vụ đó được thưởng rất nhiều tiền, tiếp tục làm tay sai cho giặc dẫn Tây về tìm bắt anh Thái và Cửu - một nông dân người Tày làm cán bộ Cách mạng. Khi hắn dẫn theo tùy tùng đi truy đuổi, cô Thơm đã giấu Thái và Cửu vào trong buồng nhà và cứu thoát họ, cô chính thức giác ngộ cách mạng. Biết được âm mưu đánh úp của chồng và đồng bọn, Thơm băng qua rừng giữa đêm khuya tới căn cứ để tiếp tế và báo tin. Quay về gặp Ngọc, cô bị y bắn trọng thương, y cũng trúng đạn mà chết. Cuộc càn quét của giặc thất bại, Thái và Cửu đưa Thơm về cứu chữa.

Tóm tắt Bắc Sơn (mẫu 11)

Ở Vũ Lăng bùng nổ khởi nghĩa. Nhiều Tây và quan lại bị bắt và bị giết. Nhân dân rầm rập kéo đi mít tinh, đem bò, lợn, gạo ủng hộ quân cách mạng. Cụ Phương, cậu con trai tên là Sáng nhiệt liệt hưởng ứng. Bà cụ Phương, con gái là Thơm, nho Ngọc (chàng rể) thì sợ hãi, lưng chừng, lẩn tránh. Cửu, một nông dân 24 tuổi, người Tày trở thành cốt cán của phong trào.

Sau đó, cấp trên cử giáo Thái về Vũ Lăng để lãnh đạo. Các hiện tượng lệch lạc về quân sự, về chính trị, về tổ chức được uốn nắn, để xốc phong trào lên.

Ngọc là một tên Việt gian bị bắt, sắp bị xử tử thì hà cụ Phương “nói khu với thằng Cam”, cháu nể tình cô ruột nên đã tha cho nó! Sau đó, Ngọc dẫn Tây về đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nhiều người bị bắt, bị bắn giết dã man. Sáng bị giác bắn. Cụ Phương trúng đạn giặc mà hi sinh. Bà cụ Phương sợ, bỏ nhà đi đâu mất

Ngọc được thưởng nhiều tiền, may áo mua vàng cho vợ. Hắn dẫn Tây đi lùng bắt cán bộ, bắt anh Thái và Cửu. Hắn đi suốt đêm. Hắn được quan chi nhiều bạc để mua nhà mới, tậu mấy mẫu ruộng, mơ hàm cửu phẩm và ăn khao.

Nửa đêm, Ngọc, lý trưởng, quan, bọn Tây truy đuổi theo anh Thái và anh Cửu, hai người chạy lên nhà Ngọc. Thơm đã dấu hai cán bộ cách mạng vào buồng và cứu thoát họ. Khẩu súng lục của cụ Phương để lại đã được Thơm tặng cho giáo Thái.

Quân khởi nghĩa rút vào rừng. Biết được Ngọc ngày mai sẽ dẫn Tây vào đánh úp, Thơm đã băng rừng giữa đêm khuya vào tận căn cứ tiếp tế muối, chăn và báo cho quân cách mạng kịp thời ứng phó. Thơm quay về gặp Ngọc, bị hắn bắn trọng thương. Còn Ngọc thì lại trúng đạn lũ quan thầy mà chết. Cuộc vây quét của Tây bị thất bại, quân cách mạng thu được nhiều súng đạn. Thái và Cửu cứu chữa cho Thơm. Trong cơn mê sảng, cô nói: “Trường Vũ Lăng ta lại chiếm được kia kìa! Đi mau lên, các ông! Các ông cố lên nha! Mau lên! có phải cờ ta đấy không? Được thật rồi!". Trong lúc đó, tiếng hát của du kích quân cất lên vang lừng, hùng dũng, văng vẳng.

Tác giả - Tác phẩm Bắc Sơn - Ngữ văn lớp 9

Tác giả

- Nguyễn Huy Tưởng( sinh năm 1912)

- Quê quán: làng Dục Tú, từ Sơn, bắc Ninh nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng

   + Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

   + Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới

   + Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996

- Tác phẩm tiêu biểu: Bốn năm sau, An Tư công chúa, Truyện Anh Lục…

Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Vở kịch Bắc Sơn được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác và đưa lên sân khấu vào đầu năm 1946 trong không khí sôi sục của những năm đầu cách mạng

2. Tóm tắt

Đêm, thấy Ngọc - chồng mình cầm gậy và đèn bấm định đi đâu với dáng điệu rất khả nghi. Thơm cho chồng biết có tin đồn Ngọc dắt tây vào đánh Vũ Lăng, Ngọc chối và nói tránh sang chuyện về một chiến sĩ cách mạng tên Thái Có tiếng gọi và Ngọc vội vã ra đi, Thơm một mình nghĩ đến mẹ rồi nghĩ đến Thái, lo sợ Thái bị bắt. Đúng lúc đó, Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm tìm cách giấu hai người vào buồng của mình. Thơm đã giấu thành công hai chiến sĩ cách mạng

3. Giá trị nội dung

- Đoạn trích thể hiện những xung đột diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng, làm nổi bật vẻ đẹp và sự chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Thơm

4. Giá trị nghệ thuật

- Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống kịch: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển, tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!