TOP 15 mẫu Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho truyện Cây khế (2024) HAY NHẤT

Dưới đây là TOP 15 Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho truyện Cây khế hướng dẫn chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh, giúp cải thiện khả năng viết văn của các em. Mời các em tham khảo:

Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho truyện Cây khế

Đề bài: Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho truyện Cây khế. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về kết thúc đó.

I. Truyện cổ tích

1. Khái niệm: 

-  Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.

2. Một số yếu tố của truyện cổ tích

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.

Ví dụ: Tấm Cám kể về xung đột giữa Tấm và 2 mẹ con Cám, phản ánh số phận và mơ ước công bằng, hạnh phúc của nhân dân.

- Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai truyện: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).

Ví dụ: Trong Tấm Cám, Tấm là nhân vật chính diện, Cám và mẹ kế là nhân vật phản diện.

- Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.

Ví dụ: Trong Tấm Cám, chi tiết ông Bụt xuất hiện và giúp đỡ Tấm là chi tiết hoang đường, kì ảo.

- Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.

Ví dụ: Trong Tấm Cám các sự kiện chính diễn ra theo trật tự thời gian tuyến tính như sau:

Giới thiệu câu chuyện → Chuyện xúc tép → Chuyện cá bống → Chuyện dự hội → Chuyện thử hài → Tấm cưới vua → Chuyện Tấm về giỗ cha bị mẹ con Cám hại → Những lần hóa thân của Tấm → Chuyện Tấm - quả thị và bà lão → Chuyện Tấm gặp lại vua nhờ trầu têm cánh phượng → Tấm trở về và trừng trị mẹ con Cám.

- Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.

Ví dụ: Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả. (Tấm Cám)

II.Đoạn văn mẫu: Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho truyện Cây khế:

Đoạn văn mẫu 01

Sau khi bị rơi xuống biển, người anh bị sóng đánh trôi dạt vào một hòn đảo hoang. Nơi đây không có một bóng người sinh sống. Người anh phải ăn trái cây rừng, uống nước suối để tiếp tục sống. Sau nhiều ngày, anh ta cảm thấy vô cùng hối hận vì hành động của mình. Tưởng như sắp hết hy vọng, thì một ngày nọ có chiếc thuyền đi ngang qua. Anh ta tìm cách báo hiệu cho người trong thuyền biết. Người anh được đưa về đất liền, gặp lại vợ và em trai liền cảm thấy vô cùng sung sướng. Những ngày tháng sau đó, người anh chăm chỉ làm ăn, sống hạnh phúc bên gia đình.

Đoạn văn mẫu 02

Sau khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ. Tỉnh lại được người dân cứu giúp và đưa trở về nhà trong tình trạng thê thảm. Từ đó, người anh hiểu ra hậu quả do thói tham lam gây nên và sống tử tế, nhân hậu hơn. Chứng kiến người anh đã thức tỉnh, người em trai hết lòng giúp đỡ anh vực dậy, cùng nhau chia ruộng đất, lao động cần mẫn, chăm chỉ và yêu thương nhau hơn xưa. Thấm thoát cả hai anh em cùng trở nên khá giả. Họ đã bàn với nhau để dành một phần riêng thóc gạo giúp đỡ những người nghèo khổ. Tiếng lành đồn xa, ai ai cũng yêu quý hai anh em nhà ấy.

Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho chuyện Cây khế. Viết đoạn văn kể về kết thúc đó (5 mẫu)

Đoạn văn mẫu 03

Khi bị chim thần hất văng xuống biển, người anh uống cơ man là nước biển khiến anh bị sặc nước. Rồi anh cứ chìm dần, chìm dần xuống nước. Lúc đó, một ý nghĩ vụt đến, anh mới biết : ở đời mà chỉ có tham lam, ích kỉ thì chỉ có mang vạ vào thân mình mà thôi. Hai hàng nước mắt anh rưng rưng, bỗng chợt lại nhớ đến thằng em trai của mình. Anh ăn năn hối hận vì đã đối xử không tốt với em trai mình, rồi sau đó, anh cứ chìm xuống từ từ mà chết.

Đoạn văn mẫu 04

Khi đến hòn đảo, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Sau khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ, được một người đánh cá cứu. Anh ta nhận ra sai lầm của bản thân, trở về nhà khuyên vợ tu chí làm ăn. Khi biết được anh mình thay đổi, người em ra sức giúp đỡ anh. Hai anh em ngày càng hòa thuận, yêu thương nhau hơn.

Đoạn văn mẫu 05

Một hôm người anh nghe mọi người trong vùng bàn tán xôn xao về sự giàu có bất ngờ của người em. Sau khi nghe ngóng được toàn bộ câu chuyện, như một giấc mơ, người anh vội vàng đề nghị người em đổi cả gia tài của mình để lấy cây khế. Người anh làm đúng như người em đã làm, chăm sóc cây khế đến ngày hái quả. Hôm ấy, chim Thần đến ăn khế, người anh ngồi dưới gốc cây giả vờ than khóc. Quả nhiên con chim bảo người anh hãy mang túi ba gang để đựng vàng. Vợ chồng người anh bàn cãi nhau nên mang loại túi gì, sợ nhiều túi thì chim không ưng. Do đó, vợ chồng người anh đã may túi 12 gang. Đến đảo, hắn thấy vàng bày la liệt, hắn tha hồ hốt đầy túi và nhét thêm vào người. Trên đường về giữa biển, chim mỏi cánh bảo người anh bỏ bớt. Hắn tiếc quá không bỏ được, chim không thể gượng nổi chao nghiêng cánh. Thế là người anh cùng túi vàng rơi xuống biển và không còn biết gì nữa cả. Tỉnh lại người anh thấy mình nằm trên một hòn đảo. Có lẽ hắn đã bị sóng đánh dạt vào bờ. Trải qua sự việc này, người anh thấy mình thật dại dột đã để lòng tham làm mờ lí trí, hắn đã rút ra được bài học đích đáng cho mình. Từ đó, hắn phải sống cô đơn, lẻ loi trên hoang đảo đến suốt đời.

Đoạn văn mẫu 06

Người anh bị ngọn sóng cuốn đi. Khi tỉnh dậy đã thấy mình nằm trên một hòn đảo hoang. Tay nải đựng vàng bạc, châu báu đã bị sóng đánh đi xa. Hắn kêu gào thảm thiết nhưng không có một tiếng trả lời. Người anh không còn cách nào, liền đánh liều đi về phía khu rừng. Lang thang nhiều ngày trong rừng, người anh phải ăn quả dại, uống nước suối để tiếp tục sống. Hắn cảm thấy hối hận vì lòng tham của mình, nhưng đã quá muộn.

Đoạn văn mẫu 07

Chim thần đưa người anh đến đến hòn đảo, đáp xuống trước cửa hang. Xung quanh có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người anh nhìn thấy vô cùng sung sướng, ra sức nhặt bỏ vào túi. Thấy vẫn chưa đủ, hắn còn nhét cả túi áo, túi quần. Trên đường về, chim thần bay đến biển thì gặp gió lớn. Chim đâm bổ xuống biển, còn người anh bị sóng cuốn đi. Tất cả của cải cũng mất bị sóng đánh hết. Chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên một lúc sau lại vùng lên trời bay đi. Một mình lênh đênh giữa biển nhiều ngày, người anh mệt mỏi và đói khát. Lúc này, người anh mới cảm thấy ân hận nhưng đã quá muộn.

Đoạn văn mẫu 08

Sau khi bị rơi xuống biển, người anh bị sóng đánh trôi dạt vào một hòn đảo hoang. Nơi đây không có một bóng người sinh sống. Người anh phải ăn trái cây rừng, uống nước suối để tiếp tục sống. Sau nhiều ngày, anh ta cảm thấy vô cùng hối hận vì hành động của mình. Tưởng như sắp hết hy vọng, thì một ngày nọ có chiếc thuyền đi ngang qua. Anh ta tìm cách báo hiệu cho người trong thuyền biết. Người anh được đưa về đất liền, gặp lại vợ và em trai liền cảm thấy vô cùng sung sướng. Những ngày tháng sau đó, người anh chăm chỉ làm ăn, sống hạnh phúc bên gia đình.
 
Đoạn văn mẫu 09
Sáng hôm sau, chim thần đến đưa người anh ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, hắn cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, người anh còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Sau cơn hoạn nạn, người anh trở về kể rõ sự tình cho vợ nghe. Hai vợ chồng người anh nhận ra lỗi lầm, tu chí làm ăn. Kể từ đó, anh em hòa thuận, cuộc sống hạnh phúc.
Đoạn văn mẫu 10
Người anh được chim thần đưa đến hòn đảo. Khi nhìn thấy vàng bạc, kim cương thì vô cùng sung sướng. Lòng tham nổi nên khiến người anh ra sức nhặt cho đầy túi. Đến khi ra về, chim thần bay qua biển gặp phải gió lớn. Chim thần bảo người anh bỏ bớt vàng bạc đi, nhưng hắn không nghe. Một lúc sau, chim không đủ sức, liền đâm bổ xuống biển. Người anh bị sóng cuốn trôi. Khi nhìn thấy chim thần bay lên trời thì ra sức gọi mà không được. Lênh đênh trên biển nhiều ngày, người anh vừa đói, vừa mệt. May có thuyền của ngư dân đi qua mới được cứu. Người anh thoát nạn trở về, liền thay đổi tính nết, quyết tu chí làm ăn và sống hòa thuận với em trai.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 bộ Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở bài Thạch Sanh

Phân tích yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Thạch Sanh

Em hãy nêu suy nghĩ về truyện cổ tích Cây khế

Bài học rút ra từ chuyện cổ tích Cây khế

Suy nghĩ về bài học từ truyện cổ Vua chích chòe

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!