Từ văn bản Cây tre Việt Nam, nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre
Đề bài: Từ văn bản Cây tre Việt Nam, viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre.
I. Tác giả
- Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc.
- Quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội nhưng sinh ra ở Nam Định.
- Sáng tác phong phú: báo chí, bút kí, thuyết minh phim.
- Tác phẩm của ông giàu chất trữ tình, cảm hứng nổi bật là ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân.
- Tác phẩm chính: Cây tre Việt Nam, Kháng chiến sau lũy tre trên đồng lúa, Trung thu độc lập, …
II) Đoạn văn mẫu: Cảm nhận về hình ảnh cây tre:
Đoạn văn mẫu 01
Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. “Tre Đồng Nai nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Biện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi…. đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, không cong, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường, nhưng chí khí của tre thì bất khuất, kiên dũng như con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy, dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”… Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thề thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre… tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng… Rồi đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng lên thành đồng Tổ Quốc…
Đoạn văn mẫu 02
Chiến thắng Điện Biên Phủ vang động cả thế giới khiến cho các dân tộc đang tiến hành cuộc cách mạng giải phóng khỏi ách áp bức của chế độ thực dân và những người tiến bộ khắp năm châu đều cảm phục và kính yêu nhân dân Việt Nam. Năm 1956, một số nghệ sĩ điện ảnh Ba Lan dựng một cuốn phim về nước ta lấy tên là Cây tre Việt Nam, coi cây tre tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, nhất là tinh thần chiến đấu bất khuất, bền bỉ, kiên cường. Nhà văn Thép Mới viết lời thuyết minh cho bộ phim ấy. (Thuyết minh bắt buộc đi kèm hình ảnh trên phim, làm phận sự đưa ra đôi lời ngắn gọn, có ý nghĩa, để giới thiệu và làm tăng khả năng diễn đạt của hình ảnh). Bài văn này giàu chất thơ và giàu nhạc tính, hình ảnh đẹp có sức biểu cảm cao, chắp cánh cho trí tưởng tượng của người đọc bay bổng. Có thể coi đây là một thiên tùy bút xuất sắc, kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa nghệ thuật miêu tả với trữ tình và bình luận. Sau 1954, khí thế của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn đang còn hừng hực nóng hổi như mới xảy ra hôm qua. Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam mỗi sáng vẫn cử bài Giải phóng Điện Biên làm nhạc hiệu. Nhân dân miền Bắc phấn khởi bắt tay vào khôi phục kinh tế, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Các nước bạn giúp đỡ nước ta rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần. Bộ phim Cây tre Việt Nam được hoàn thành và bài văn này được viết trong hoàn cảnh sôi động ấy. Phim lấy cây tre làm biểu tượng, lời thuyết minh cũng phải theo ý đó. Các nhà làm phim miêu tả một đôi nét tiêu biểu, coi tre là thứ cây gắn bó, chở che cho một nền văn hóa, là người bạn thân thiết, gần gũi với người nông dân suốt cả một đời từ thuở nằm nôi cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay. Tre là người bạn kề vai sát cánh trong cuộc sống lao động hằng ngày, đồng thời cũng là người bạn son sắt, thủy chung trong cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp gian khổ, oanh liệt và chiến thắng lẫy lừng. Người dựng phim cũng như người viết thuyết minh nhằm ca ngợi cuộc sống giản dị, nên thơ, ca ngợi cuộc chiến đấu và chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam với những đức tính tốt đẹp thể hiện nơi cây tre giản dị mà cao quý.
Đoạn văn mẫu 03
Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Tre cũng có những phẩm chất đáng quý như con người vậy. Làng quê Việt Nam luôn gắn với hình ảnh lũy tre đầu làng. Tre có từ bao giờ cũng không ai biết nữa, nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước. Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng, cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao. Lá thì mong manh, manh áo cộc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm, hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng. Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên lũy nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống, như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà. Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẻo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hóa thân ấy đã xóa bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Từ lâu cây tre đã trở thành người bạn thân của con người. Khi lọt lòng ta được nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: tán hưng, ống thụt, làm diều, làm lồng đèn trung thu... Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng: " Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng?". Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, trong phong tục, tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thủy. "Dưới bóng tre, thấp thoáng mái đình chùa cổ kính" là một nền văn hóa nông nghiệp, những nhọc nhằn, giần sàng, xay, giã đều có tre.
Đoạn văn mẫu 04
Từ bao đời nay, cây tre chính là biểu tượng của làng quê, người dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân Việt Nam qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân Việt Nam trong kháng chiến. Câu chuyện cổ tích về Thánh Gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân Việt Nam. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của Việt Nam, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân Việt Nam. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre Việt Nam chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân Việt Nam trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người Việt Nam ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.
Đoạn văn mẫu 05
Hình cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt…”. Chỉ với vài câu văn ngắn mà tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp cả về sức vóc và phẩm chất của tre đầy đúng đắn, thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và cảm nhận của tác giả. Cây tre trở thành một đại diện cho vẻ đẹp, những phẩm chất đầy cao quý của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tre gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Từ đó, chúng ta thêm yêu quý và trân trọng loài cây này.
Đoạn văn mẫu 06
Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cây tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.
Đoạn văn mẫu 07
Qua tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn vẻ đẹp của cây tre - một loại cây quen thuộc với đất nước Việt Nam. Cây tre được nhân hóa giống như con người, mang những phẩm chất cao quý. Không chỉ vậy, tr e còn gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng cũng như trong lao động. Hình ảnh so sánh: “Tre là cánh tay của người nông dân” đã giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của cây tre. Bên cạnh đó, cây tre còn trở thành đồng đội, giúp đỡ nhân dân chiến đấu. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Đoạn văn cuối cùng, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình.
Đoạn văn mẫu 08
Đến với “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam. Mở đầu bài viết, tác giả đã đưa ra lời khẳng định tre chính là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Sau đó, hình ảnh cây tre được miêu tả: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người. Tiếp đến, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre trong lao động cũng như trong đời sống tinh thần. Những dẫn chứng được đưa ra hết sức cụ thể và giàu tính thuyết phục. Tre cũng trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Ở đoạn cuối của tác phẩm, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa. Nhà văn Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Đoạn văn mẫu 09
Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 bộ Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Cảm nhận của em về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi
Suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn người Việt trong Chuyện cổ nước mình
Trình bày lợi ích của cây tre trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam
Cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam
Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn