TOP 15 mẫu Qua truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta (2024) HAY NHẤT

Dưới đây là TOP 15 Qua truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng dẫn chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh, giúp cải thiện khả năng viết văn của các em. Mời các em tham khảo:

Qua truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Đề thi: Qua truyện Thánh Gióng đã học, em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta khi đất nước có ngoại xâm.

Bài văn mẫu 01

Qua truyện Thánh Gióng em hiểu rằng nhân dân ta luôn có một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện rất cụ thể thông qua chi tiết Thánh Gióng 3 năm vẫn chưa biết nói biết cười cứ đặt đâu nằm đấy nhưng chỉ khi nghe sứ giả tìm người tài giúp nước, biết được đất nước đang nguy nam thì tiếng nói thốt lên đầu tiên chính là tiếng nói đòi đánh giặc. Điều thứ 2 em hiểu được đó là nhân dân ta luôn đoàn kết để chống lại bất kì kẻ thù nào, bởi đoàn kết là sức mạnh, có được sức mạnh, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, chúng ta nhất định giành chiến thắng. Điều này được thể hiện thông qua chi tiết dân làng cùng nhau góp gạo nuôi Gióng ở trong truyện.

Bài văn mẫu 02

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…” – đó là điều mà chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng khẳng định. Quả thực, trong suốt lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, lòng yêu nước luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc. Tinh thần yêu nước ấy tồn tại ngay từ buổi đầu dựng nước thời Hùng Vương, với hình tượng người anh hùng Phù Đổng quét sạch giặc n ra khỏi bờ cõi xâm lược. Phải chăng chính vì vậy mà có ý kiến đã khẳng định: “Thánh Gióng là một hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước”.

Trước hết, qua truyền thuyết “Thánh Gióng”, ta cảm nhận rõ Thánh Gióng quả thực là một hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Được xây dựng bằng những chi tiết nghệ thuật giàu màu sắc tưởng tượng kì ảo, Thánh Gióng là biểu tượng tuyệt đẹp cho ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước; đồng thời cũng thể hiện được quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng chống ngoại xâm trong buổi đầu lịch sử. Chi tiết kì ảo đầu tiên về Gióng là tiếng nói của chú bé lên ba lại là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé lên ba không biết nói biết cười, vậy mà khi nghe thấy có sứ giả tới tìm người tài cứu nước, lại cất lên tiếng nói đầu tiên: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con” và yêu cầu sứ giả: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Câu nói đầu tiên ấy của đứa trẻ lên ba lại là về một vấn đề thiêng liêng, gắn liền với vận mệnh dân tộc, điều đó chứng tỏ tinh thần yêu nước luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người Việt, khiến cho khát vọng đánh giặc đã hình thành ngay từ trong tâm hồn ấu thơ. Sau khi sứ giả trở về, Gióng bỗng đòi ăn, càng ăn càng lớn nhanh như thổi, khiến cho mẹ cậu bé phải nhờ đến sự cưu mang, đùm bọc của bà con làng xóm cùng góp gạo, thổi cơm mới đủ cho Gióng ăn. Chi tiết này vừa thể hiện truyền thống yêu thương, đoàn kết cộng đồng của người Việt, vừa cho thấy Gióng đã trở thành người con chung của quê hương, làng xóm, là người anh hùng của cộng đồng, dân tộc. Phải chăng chính nhờ có tình yêu thương, đùm bọc lớn lao ấy mà Gióng mới có đủ năng lực, sức mạnh để vụt lớn thành một tráng sĩ. Sự phát triển kì diệu, vượt bậc đó của Gióng đã phản ánh một chân lý: trong thời đại đất nước nguy vong, thì dù là một con người bình thường, nhỏ bé, yếu đuối như một cậu bé lên ba cũng đều sẽ vụt lớn lên thành người anh hùng với sức mạnh phi thường để cứu nước.

Bài văn mẫu 03

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, ta thấy hình tượng nổi bật nhất, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của nhân dân là hình tượng nhân vật Thánh Gióng. Đó là kết tinh của truyền thống yêu nước chống ngoại xâm bao đời nay của dân tộc. Gióng có một sự bắt đầu kỳ lạ, ra đời bằng việc mẹ Gióng ướm chân mình vào một vết chân to lớn khác trên đồng, khi về thì mang thai và sinh ra chàng Gióng. Tiếng nói đầu tiên của Gióng ấy là tiếng gọi người sứ giả vào nói chuyện. Đó là lúc Gióng nhận lấy nhiệm vụ cứu nước của một người anh hùng. Gióng lớn nhanh như thổi để kịp đánh giặc cứu nước. Ăn bao nhiêu cũng không đủ, dân làng đã cùng nhau góp gạo thổi cơm để Gióng ăn. Nhân dân luôn dành tình cảm đặc biệt yêu quý đối với những người anh hùng đánh giặc cứu nước. Dân ta luôn dốc lòng phục phụ chiến sĩ, phục vụ kháng chiến. Khi vua cho người mang những thứ mà Gióng yêu cầu đến thì chàng vươn vai cao lớn thành một tráng sĩ, bước lên ngựa xông pha tiêu diệt giặc. Đi đến đâu Gióng đánh tan quân giặc đến đấy. Sức mạnh vô biên của Gióng ấy là sức mạnh của tinh thần yêu nước, của cuộc chiến tranh nhân dân. Gióng cùng người dân tiêu diệt giặc. Dùng roi sắt để giết giặc, khi roi sắt gẫy, Gióng không ngần ngại mà cầm những cây tre bên đường làm vũ khí tiếp tục chiến đấu. Tất cả đều có thể dùng để làm vũ khí chiến đấu. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết ấy đã đem lại chiến thắng cho dân tộc ta, giành lại hòa bình cho tổ quốc. Hình tượng nhân vật Thánh Gióng thể hiện cho khát vọng chiến thắng to lớn của nhân dân Việt Nam. Hình tượng Thánh Gióng ấy còn thể hiện bài học sâu sắc đối với nhân dân ta về trách nghiệm bảo vệ đất nước, về đạo lý yêu nước bao đời nay của nhân dân ta bao đời nay. Truyền thuyếtThánh Giónglà một trong những tác phẩm được tạo nên từ sự tưởng tượng bay bổng của người xưa nhưng nó thể hiện tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình của họ.

Bài văn mẫu 04

Qua truyện Thánh Gióng, em hiểu rằng nhân dân Việt Nam luôn hiện hữu một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện rất cụ thể thông qua chi tiết Thánh Gióng 3 năm vẫn chưa biết nói biết cười cứ đặt đâu nằm đấy nhưng chỉ khi nghe sứ giả tìm người tài giúp nước, biết được đất nước đang nguy nan thì tiếng nói thốt lên đầu tiên chính là tiếng nói xin đánh giặc. Một điều nữa, em hiểu được đó là nhân dân ta luôn đoàn kết để chống lại bất kì kẻ thù nào, bởi đoàn kết là sức mạnh, có được sức mạnh, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, chúng ta nhất định giành chiến thắng. Điều này được thể hiện thông qua chi tiết dân làng cùng nhau góp gạo nuôi Gióng ở trong truyện. Em cảm thấy tự hào và biết ơn vô cùng về tình thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta khi có giặc ngoại xâm.

Bài văn mẫu 05

Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 bộ Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Viết đoạn văn về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng

Cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng

Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên

Mở bài Thánh Gióng

Ghi lại tưởng tượng của em về Sơn Tinh và Thủy Tinh

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!