Trắc Nghiệm Lịch Sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn
I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Quân Xiêm dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1784?
A. Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Xiêm.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.
D. Chính quyền chúa Nguyễn lấn chiếm lãnh thổ của Xiêm.
Đáp án đúng là: C
Sau khi chính quyền chúa Nguyễn sụp đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu. Nhân cơ hội đó, vua Xiêm phái 5 vạn quân kéo vào Gia Định, chiếm đóng gần hết miền Tây Nam Bộ của Đại Việt.
Câu 2. Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785)?
A. Tốt Động - Chúc Động.
B. Rạch Gầm - Xoài Mút.
C. Chi Lăng - Xương Giang.
D. Ngọc Hồi - Đống Đa.
Đáp án đúng là: B
Trận đánh Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785).
Câu 3. Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?
A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.
B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
C. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.
D. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.
Đáp án đúng là: D
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra ngày 19/1/1785. Nghĩa quân Tây Sơn chọn cách đánh nghi binh, lừa quân Xiêm vào trận địa mai phục sau đó bất ngờ chặn đánh, kết hợp dùng thuyền, bè lửa đốt cháy thuyền giặc, khiến quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết.
Câu 4. Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?
“Được tin cấp báo, hỏi ai
Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng
Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh
Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh
Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”
A. Nguyễn Huệ.
B. Trần Bình Trọng.
C. Bùi Thị Xuân.
D. Trần Quốc Toản.
Đáp án đúng là: A
Câu đố dân gian trên đề cập đến Nguyễn Huệ.
Câu 5. Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?
A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.
B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.
D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.
Đáp án đúng là: D
Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.
C. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.
D. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Đáp án đúng là: D
- Phong trào Tây Sơn có nhiều đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.
+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.
Câu 7. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong
A. được hình thành và bước đầu phát triển.
B. phát triển đến đỉnh cao.
C. ngày càng suy yếu, khủng hoảng.
D. đã sụp đổ hoàn toàn.
Đáp án đúng là: C
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, khủng hoảng.
+ Nhà nước phong kiến tăng cường vơ vét nhân dân thông qua các loại thuế.
+ Quan lại nhũng nhiễu dân chúng.
+ Sản xuất nông nghiệp suy giảm, thủ công nghiệp - thương nghiệp trì trệ.
+ Đời sống nhân dân cực khổ.
Câu 8. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng
A. núi Chí Linh (Hải Dương).
B. Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).
C. núi Tam Điệp (Ninh Bình).
D. Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai).
Đáp án đúng là: D
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai), sau đó chuyển xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).
Câu 9. Đến giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã làm chủ được một vùng rộng lớn từ
A. Quảng Nam đến Bình Thuận.
B. Bình Thuận đến Gia Định.
C. Quảng Nam đến Gia Định.
D. Phú Xuân đến Gia Định.
Đáp án đúng là: A
Đến giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
Câu 10. Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
B. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
Đáp án đúng là: A
Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
II. Tóm tắt lý thuyết:
1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
+ Nhà nước phong kiến tăng cường vơ vét nhân dân thông qua các loại thuế.
+ Quan lại nhũng nhiễu dân chúng.
+ Sản xuất nông nghiệp suy giảm, thủ công nghiệp - thương nghiệp trì trệ.
+ Đời sống nhân dân cực khổ.
- Bất bình trước chính quyền phong kiến suy đồi, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII.
2. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn
- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa.
- Căn cứ ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai), sau đó chuyển xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).
- Phong trào thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân Đàng Trong
a) Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh
* Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
- Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Tuy nhiên, quân Tây Sơn phải đối mặt với tình thế bất lợi:
+ Phía Bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân.
+ Ở vùng Gia Định (phía Nam) có quân của chúa Nguyễn.
=> Quân Tây Sơn tạm hòa hoãn với quân Trịnh, tập trung lực lượng tấn công quân của chúa Nguyễn.
- Từ năm 1776 - 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân năm 1777, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
* Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Trong
- Tháng 6/1786, Tây Sơn tấn công thành Phú Xuân, quân Trịnh nhanh chóng tan rã.
- Sau khi giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến thẳng ra Đàng Ngoài.
- Tháng 7/1786, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, lật đổ chúa Trịnh, rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.
- Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà trở nên hỗn loạn. Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền nhà Lê hoàn toàn sụp đổ.
b) Chiến thắng quân xâm lược Xiêm (năm 1785)
- Bối cảnh:
+ Chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu.
+ Cuối tháng 7/1784, vua Xiêm phái 5 vạn quân kéo vào Gia Định, chiếm đóng gần hết miền Tây Nam Bộ.
- Chiến thắng tiêu biểu của quân Tây Sơn: trận Rạch Gầm - Xoài Mút
+ Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang).
+ Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi đồng loạt tấn công.
- Kết quả:
+ Gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước.
+ Quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.
c) Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)
- Bối cảnh:
+ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh.
+ Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.
- Động thái của quân Tây Sơn:
+ Rút khỏi Thăng Long để tránh thế giặc mạnh, bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ Tam Điệp - Biện Sơn.
+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.
+ Đêm 30 Tết (âm lịch), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.
+ Mùng 3 Tết, quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội).
+ Rạng sáng mùng 5 Tết, quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).
- Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân
+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.
+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.
Xem thêm các bài soạn trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo, có đáp án khác:
Trắc nghiệm Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Trắc nghiệm Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Trắc nghiệm Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
Trắc nghiệm Bài 10: Công xã Pa-ri (năm 1871)
Trắc nghiệm Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác