TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm lịch sử 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 4. Mời các bạn đón xem

Trắc Nghiệm Lịch Sử 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

I. Trắc nghiệm:

Câu 1. Không chấp nhận địa vị chính thống của nhà Mạc, nhiều cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã

A. đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, lập ra Nam triều, đối đầu với nhà Mạc.

B. tiến hành đảo chính, lật đổ nhà Mạc, đưa Lê Cung Hoàng trở lại ngôi vua.

C. đưa Lê Duy Ninh vào vùng Thuận Hóa, lập nên chính quyền Đàng Trong.

D. dấy binh nổi dậy khởi nghĩa ở Cao Bằng, với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”.

Đáp án đúng là: A

Nhiều cựu thần của nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc nên Bắc triều chỉ quản lí được khu vực từ Ninh Bình trở ra phía bắc. Năm 1533,một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, đưa Lê Duy Ninh (con của vua Lê Chiêu Tông) lên làm vua, nhân danh “phù Lê diệt Mạc"đối đầu với nhà Mạc.

Câu 2. Khu vực nào đã trở thành chiến trường chính giữa Bắc triều và Nam triều trong những năm 1533 - 1592?

A. Thanh Hóa - Nghệ An.

B. Hà Tĩnh - Quảng Bình.

C. Quảng Bình - Quảng Trị.

D. Thuận Hóa - Quảng Nam.

Đáp án đúng là: A

Vùng Thanh Hóa - Nghệ An trở thành chiến trường chính giữa Bắc triều và Nam triều với hơn 40 trận đánh lớn nhỏ trong hơn nửa thế kỉ (1533 - 1592).

Câu 3. Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?

“Sông nào chia cắt sơn hà

Dưới thời Trịnh - Nguyễn, thật là xót xa?”

A. sông Lệ Thủy (Quảng Trị).

B. sông Bến Hải (Quảng Trị).

C. sông Mã (Thanh Hóa).

D. sông Gianh (Quảng Bình).

Đáp án đúng là: D

Xung đột giữa chính quyền Lê, Trịnh với chính quyền họ Nguyễn nổ ra vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh không phân thắng bại, tới năm 1672, xung đột chấm dứt, sông Gianh (Linh Giang) trở thành ranh giới chia cắt đất nước.

Câu 4. “Đàng Ngoài” là từ dùng để chỉ vùng đất từ

A. sông Gianh trở vào nam.

B. sông Gianh trở ra bắc.

C. Ninh Bình trở ra bắc.

D. Ninh Bình trở vào nam.

Đáp án đúng là: B

Sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt đất nước vào năm 1672. Đàng Trong (vùng đất từ sông Gianh trở vào nam, hay gọi là Nam Hà) do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn" và Đàng Ngoài (vùng đất từ Sông Gianh trở ra bắc, hay gọi là Bắc Hà) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

Câu 5. Sự thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI - XVIII, do

A. vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.

B. quân Thanh xâm chiếm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.

C. cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.

D. xung đột Nam - Bắc Triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Đáp án đúng là: D

Sự thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI - XVIII, do xung đột Nam - Bắc Triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Câu 6. Để chống họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, được gọi là

A. Lũy Thầy.

B. thành Đa Bang.

C. thành Tây Đô.

D. lũy Pháo Đài.

Đáp án đúng là: A

Để chống họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, được gọi là Lũy Thầy (Đồng Hới, Quảng Bình).

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?

A. Sản xuất trì trệ, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra.

B. Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.

C. Mạc Đăng Dung tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê.

D. Đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền hành.

Đáp án đúng là: C

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái:

+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình, tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa của Lê Hy, Trần Cảo,...

+ Sản xuất trì trệ, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra.

+ Tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung dần thâu tóm quyền hành

Câu 8. Năm 1527, Mạc Đăng Dung đã phế truất vị vua nào?

A. Lê Chiêu Thống.

B. Lê Anh Tông.

C. Lê Cung Hoàng.

D. Lê Hiển Tông.

Đáp án đúng là: C

Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lật đổ triều Lê Sơ, lên ngôi vua. Triều Mạc được thành lập, vẫn đóng đô Thăng Long, sử gọi là Bắc triều.

Câu 9. Trong những năm 1527 - 1592, chính quyền nhà Mạc chỉ quản lí được khu vực từ

A. Hà Tĩnh trở ra phía bắc.

B. Nghệ An trở ra phía bắc.

C. Thanh Hóa trở ra phía bắc.

D. Ninh Bình trở ra phía bắc.

Đáp án đúng là: D

Sau khi nhà Mạc được thành lập, nhiều cựu thần của nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc nên Bắc triều chỉ quản lí được khu vực từ Ninh Bình trở ra phía bắc.

Câu 10. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều ở Đại Việt (thế kỉ XVI) diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc - nhà Lê.

B. Họ Trịnh - họ Nguyễn.

C. Họ Mạc - họ Nguyễn.

D. Họ Lê - họ Trịnh.

Đáp án đúng là: A

Cuộc xung đột Nam - Bắc triều ở Đại Việt (thế kỉ XVI) diễn ra giữa các thế lực phong kiến Mạc - Lê:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc.

+ Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, nhân danh “phù Lê diệt Mạc"đối đầu với nhà Mạc.

+ Xung đột Nam - Bắc triều xảy ra từ đó. Vùng Thanh - Nghệ trở thành chiến trường chính với hơn 40 trận đánh lớn nhỏ trong hơn nửa thế kỉ.

II. Tóm tắt lý thuyết:

1. Sự ra đời của Vương triều Mạc

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái:

+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.

+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.

- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều)

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

2. Các cuộc xung đột Nam - Bắc triều; Trịnh - Nguyễn

a) Xung đột Nam - Bắc triều

- Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều)

- Từ năm 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.

- Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng.

- Đến năm 1677, triều Mạc chấm dứt.

b) Trịnh - Nguyễn phân tranh

- Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm.

- Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.

- Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

- Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh không phân thắng bại, năm 1672, hai bên tạm giảng hòa, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

3. Hệ quả xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

- Về chính trị:

+ Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm. Từ năm 1672, sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt Đại Việt thành hai đàng: Đàng Ngoài (từ Sông Gianh trở ra bắc) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản; Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào nam) do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.

+ Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

- Về kinh tế - xã hội:

+ Trong thời gian diễn ra chiến sự, hoạt động kinh tế của đất nước bị tàn phá.

+ Đời sống nhân dân khốn khổ (đặc biệt ở vùng xảy ra chiến sự).

- Về lãnh thổ, lãnh hải:

+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam

+ Chính quyền chúa Nguyễn triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Xem thêm các bài soạn trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo, có đáp án khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Trắc nghiệm Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Trắc nghiệm Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!