TOP 15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Cách mạng công nghiệp

1900.edu.vn xin giới thiệu Bộ trắc nghiệm lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 2. Mời các bạn đón xem

Trắc Nghiệm Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp

I. Trắc nghiệm:

Câu 1. Hen-ri Cót là tác giả của phát minh kĩ thuật nào dưới đây?

A. Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt.

B. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

C. Phương pháp luyện sắt thành thép.

D. Hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.

Đáp án đúng là: A

Hen-ri Cót là tác giả của kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt (năm 1784).

Câu 2. Năm 1790, Han-man đã phát minh ra

A. tàu thủy chạy bằng hơi nước.

B. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

C. phương pháp luyện sắt thành thép.

D. hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.

Đáp án đúng là: C

Năm 1790, Han-man đã phát minh ra phương pháp luyện sắt thành thép.

Câu 3. Nhân vật nào dưới đây được vinh danh là “Người đã nhân lên gấp bội sức mạnh cho con người”?

A. Giêm Ha-gri-vơ.

B. Ét-mơn các-rai.

C. Hen-ri Cót.

D. Giêm Oát.

Đáp án đúng là: D

Giêm Oát được vinh danh là “Người đã nhân lên gấp bội sức mạnh cho con người”.

Câu 4. Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - XIX), phát minh nào đã làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại?

A. Điện thoại thông minh.

B. Máy tính điện tử.

C. Hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ.

D. Rô-bốt thông minh.

Đáp án đúng là: C

Năm 1838, hệ thống điện tín sử dụng mã Mooc-xơ ra đời, làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại.

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống kinh tế của con người?

A. Làm xuất hiện nhiều khu công nghiệp, thành phố lớn.

B. Tăng năng suất lao động; tạo ra nguồn của cải dồi dào.

C. Thúc đẩy ngành giao thông vận tải, nông nghiệp phát triển.

D. Chuyển dịch dân cư từ các thành phố lớn về vùng nông thôn.

Đáp án đúng là: D

- Tác động về kinh tế:

+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành giao thông vận tải, khai mỏ và sản xuất nông nghiệp.

+ Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất; năng suất lao động được nâng cao, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

+ Làm xuất hiện nhiều khu công nghiệp lớn, thành phố lớn

+ Đưa tới sự chuyển dịch trong cơ cấu dân cư,.. theo hướng: tăng tỉ trọng dân cư ở các thành thị, khu công nghiệp; giảm tỉ trọng dân cư ở các vùng nông thôn.

Câu 6. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

A. ngày càng sâu sắc.

B. được giải quyết triệt để.

C. có xu hướng suy giảm.

D. không tồn tại trong xã hội.

Đáp án đúng là: A

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc (do giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp vô sản).

Câu 7. Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) diễn ra đầu tiên tại quốc gia nào?

A. Mỹ.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Anh.

Đáp án đúng là: D

Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) diễn ra đầu tiên tại Anh. Từ Anh, cách mạng công nghiệp nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước châu Âu (Pháp, Đức,…) và Mỹ.

Câu 8. Phát minh nào dưới đây là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX)?

A. Bản đồ gen người.

B. Trí tuệ nhân tạo.

C. Máy tính điện tử.

D. Động cơ hơi nước.

Đáp án đúng là: D

Động cơ hơi nước ra đời vào năm 1769, đây là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX).

Câu 9. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.

B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.

Đáp án đúng là: B

Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

Câu 10. Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh của ai?

A. Giêm Ha-gri-vơ.

B. Ét-mơn các-rai.

C. Hen-ri Cót.

D. Giêm Oát.

Đáp án đúng là: A

Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

II. Tóm tắt lý thuyết:

1. Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

* Thời gian diễn ra cách mạng công nghiệp: Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX

* Quy mô của cuộc cách mạng công nghiệp:

- Khởi đầu từ nước Anh (bắt đầu từ lĩnh vực sản xuất len dạ).

- Từ nước Anh, cách mạng công nghiệp nhanh chóng lan rộng ra các nước khác (Đức, Pháp, Mỹ,…)

* Các thành tựu tiêu biểu:

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

- Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra động cơ hơi nước. Tới năm 1784, động cơ hơi nước được hoàn thiện và được đưa vào sử dụng trong các công xưởng.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Cách mạng công nghiệp

- Năm 1785, Ét-mơn các-rai chế tạo ra máy dệt.

- Trong lĩnh vực luyện kim cũng có nhiều phát minh quan trọng, như:

+ Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt của Hen-ri Cót (năm 1784)

+ Phương pháp luyện sắt thành thép của Han-man (năm 1790)

- Nhiều máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã ra đời, như: máy tỉa hạt bông máy gặt cơ khí, tự động cắt và bó ngũ cốc,…

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Máy móc được sử dụng trong nông nghiệp ở thế kỉ XIX (tranh vẽ)

- Năm 1838, hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ ra đời, làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại

2. Những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống

* Tác động đến đời sống kinh tế:

- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là giao thông vận tải, khai mỏ và sản xuất nông nghiệp.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Cách mạng công nghiệp

- Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất; năng suất lao động được nâng cao, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

- Làm thay đổi bộ mặt của nhiều nước tư bản: xuất hiện nhiều khu công nghiệp lớn, thành phố lớn, đưa tới sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động và dân cư,..

* Tác động đến đời sống xã hội:

- Thay đổi đời sống của người dân và cấu trúc xã hội:

+ Giới chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống trị xã hội.

+ Những người thợ làm thuê bị bóc lột, trở thành giai cấp vô sản.

- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Lao động trẻ em làm việc trong hầm mỏ (tranh vẽ)

Xem thêm các bài soạn trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo, có đáp án khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Trắc nghiệm Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

Trắc nghiệm Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!