Trắc Nghiệm Lịch Sử 8 Bài 18: Đông Nam Á
I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Sau khi thoát khỏi ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha, Phi-líp-pin bị đế quốc nào thôn tính?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
Đáp án đúng là: D
Sau khi thoát khỏi ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha, Phi-líp-pin tiếp tục bị Mĩ thôn tính.
Câu 2. Ở Phi-líp-pin, thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ sự thống trị của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Tây Ban Nha.
D. thực dân Hà Lan.
Đáp án đúng là: C
Ở Phi-líp-pin, thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Phi-líp-pin.
Câu 3. Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong những năm 1901 - 1937 là
A. khởi nghĩa của Ong Kẹo.
B. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. khởi nghĩa của Si-vô-tha.
Đáp án đúng là: A
Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong những năm 1901 - 1937 là khởi nghĩa của Ong Kẹo.
Câu 4. Ở Campuchia, trong những năm 1885 - 1895 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
C. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.
Đáp án đúng là: D
Ở Campuchia, trong những năm 1885 - 1895 đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Si-vô-tha.
Câu 5. Nhận xét nào dưới đây đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX?
A. Thắng lợi, lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
B. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.
C. Thất bại do không được quần chúng nhân dân ủng hộ.
D. Chỉ diễn ra dưới hình thức duy nhất là đấu tranh ôn hòa.
Đáp án đúng là: B
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng đều thất bại.
Câu 6. Nhận xét nào dưới đây không đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
A. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
B. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.
C. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
D. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.
Đáp án đúng là: C
- Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
+ Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
+ Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.
+ Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.
Câu 7. Ở In-đô-nê-xi-a, cuộc khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min lãnh đạo diễn ra vào thời gian nào?
A. 1890 - 1907.
B. 1873 - 1903.
C. 1892 - 1896.
D. 1896 - 1897.
Đáp án đúng là: A
Ở In-đô-nê-xi-a, trong những năm 1890 - 1907 đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min (Samin) lãnh đạo.
Câu 8. Ở Phi-líp-pin,trong những năm 1896 - 1897 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa của Bô-ni-pha-xi-ô.
B. Phong trào Cần vương.
C. Khởi nghĩa Yên Thế.
D. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
Đáp án đúng là: A
Ở Phi-líp-pin,trong những năm 1896 - 1897 đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của Bô-ni-pha-xi-ô theo xu hướng bạo động.
Câu 9. Ở Campuchia, trong những năm 1864 - 1865 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa Yên Bái.
B. Phong trào Cần vương.
C. Khởi nghĩa Yên Thế.
D. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
Đáp án đúng là: D
Ở Campuchia, trong những năm 1864 - 1865 đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa, chống lại triều đình thân Pháp và thực dân Pháp xâm lược.
Câu 10. Người đại diện cho xu thế ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin là
A. Bô-ni-pha-xi-ô.
B. Si-vô-tha.
C. Hô-xê Ri-xan.
D. A-cha-xoa.
Đáp án đúng là: C
Hô-xê Ri-xan là người đại diện cho xu thế ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin. Ông chủ trương tuyên truyền, khơi gợi tinh thần dân tộc, đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin trong cuộc đấu tranh với chính quyền Tây Ban Nha.
II. Tóm tắt lý thuyết:
1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX
* Nguyên nhân: sự xâm lược và đô hộ của các nước phương Tây đã xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền dân tộc và đẩy nhân dân nhiều nước Đông Nam Á lâm vào tình cảnh khổ cực.
* Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu:
- Ở In-đô-nê-xi-a
+ 1873 - 1903, Chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hồi quốc A-chê (Aceh).
+ 1890 - 1907, khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min (Samin) lãnh đạo.
- Ở Phi-líp-pin
+ Từ 1892 - 1896, cuộc đấu tranh theo đường lối ôn hòa của Liên minh Phi-líp-pin do Hô-xê Ri-xan thành lập
+ Từ 1896 - 1897, diễn ra cuộc khởi nghĩa do Bô-ni-pha-xi-ô lãnh đạo theo xu hướng bạo động.
- Ở Việt Nam
+ Từ 1885 - 1896, phong trào Cần vương
+ Từ 1884 - 1913, khởi nghĩa Yên Thế
Một số thủ lĩnh nông dân của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở Việt Nam
- Ở Cam-pu-chia
+ Từ 1864 - 1865, Khởi nghĩa của A-cha Xoa chống lại lực lượng phong kiến đầu hàng và thực dân Pháp.
+ Năm 1876, Hoàng thân Si-vô-tha lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp và xây dựng vương quốc độc lập Cơ-rắc
+ Từ 1885 - 1886, diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp dưới danh nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha.
* Kết quả: các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng đều thất bại.
2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX
- Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục lan rộng dưới nhiều hình thức khác nhau có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội:
+ Đấu tranh vũ trang tiếp tục bùng nổ, tiêu biểu là khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 - 1903), Ong Kẹo (1901 - 1937) ở Lào,....
+ Tầng lớp tư sản dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, các sĩ phu yêu nước Việt Nam nỗ lực truyền bá tư tưởng dân chủ, kêu gọi cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.
+ Tầng lớp tri thức và công nhân ở nhiều nước Đông Nam Á cũng tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhiều tổ chức yêu nước đã được lập ra, như: Hội Thanh niên Phật tử (Mi-an-ma, 1906), Hiệp hội công nhân đường sắt (In-đô-nê-xi-a, 1905); Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a (1914),…
Xem thêm các bài soạn trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo, có đáp án khác:
Trắc nghiệm Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Trắc nghiệm Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)
Trắc nghiệm Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX