Suy nghĩ về việc gìn giữ bản sắc văn hóa
Đề bài: Từ văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”, viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả
- Minh Nhương
2. Tác phẩm
1. Thể loại : Văn thuyết minh là một kiểu văn bản thông dụng trong đời sống cung cấp những tri thức, đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của một sự vật hiện tượng nhất định.
2. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh
3. Tóm tắt:
- Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Bắt đầu vào hội thi làm lễ dâng hương. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.
4. Bố cục (3 phần):
- Phần 1 (Từ đầu đến ...các xóm trong làng): Giới thiệu hội thi
- Phần 2 (Tiếp theo đến …sánh nổi đối với dân làng): Diễn biến hội thi
- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa hội thi
5. Giá trị nội dung:
- Bài văn nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Bài viết sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả.
II. Một số đoạn văn mẫu hay:
Đoạn văn mẫu số 1
Bản sắc văn hóa là giá trị tinh thần thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một trong những lễ hội đẹp, góp phần gìn giữ những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại của đất nước. Trên đất nước ta cũng có nhiều lễ hội tương tự, đã và đang góp phần làm giàu cho vốn văn hóa dân tộc. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.
Đoạn văn mẫu số 2
Việt Nam được biết đến là đất nước nghìn năm văn hiến với nhiều bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, riêng biệt. Việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những bản sắc đó là trách nhiệm của mọi công dân nói chung đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là những giá trị truyền thống văn hóa riêng biệt vốn có của một vùng lãng thổ, một quốc gia đã có từ lâu đời được con người bảo vệ, giữ gìn và phát huy. Bản sắc văn hóa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia nói chung và đối với con người nói riêng. Có bản sắc văn hóa dân tộc, con người mới có thể phân biệt được vùng, miền, lãng thổ; từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn quê hương, mảnh đất của mình và giúp nó phát triển bền đẹp, vững mạnh hơn. Có bản sắc văn hóa dân tộc, con người mới có sự giao lưu, hòa hợp với nhau trong cuộc sống thông qua những phong tục tập quán. Bả sắc văn hóa dân tộc quan trọng là thế, chúng ta không thể phủ nhận. Là những người công dân trẻ của đất nước, chúng ta cần có ý thức tìm tòi, học hỏi, tiếp thu những giá trị bản sắc văn hóa vốn có, từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị đó ngày càng đẹp đẽ hơn, vươn xa hơn, không ngừng quảng bá đến bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, ta cũng cần thẳng thắn phê phán, chỉ trích những người có lối sống lai căng, pha tạp, chạy theo những giá trị văn hóa phương tây mà bỏ quên đi truyền thống của quê hương, đất nước mình. Một lần được sống, hãy làm tròn bổn phận của một người công dân bằng cách giữ cho đất nước được trọn vẹn giá trị tốt đẹp đã được gây dựng từ trước. Đất nước này là của chúng ta, nền văn hóa này là của chúng ta, hãy sớm thức tỉnh và làm nhiều điều có ích hơn nữa để quê hương ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.
Đoạn văn mẫu số 3
Chúng ta được sinh ra và lớn lên không chỉ dựa vào những vật chất bên ngoài mà cả những giá trị tinh thần bên trong. Chính vì thế, giới trẻ chúng ta ngày nay cần có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa chan hòa sau. Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của mọi người đặc biết là với giới trẻ. Mỗi người học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, ngoài ra ta cần tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Mỗi ngày nỗ lực hơn một chút, nâng cao ý thức hơn một chút ta sẽ tiến bộ hơn từng ngày và những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc sẽ được bảo vệ, giữ gìn, đất nước cũng từ đó phát triển hưng thịnh hơn.
Đoạn văn mẫu số 4
Con người không tự dưng mà khôn lớn, mà trưởng thành cả về thể chất và tinh thần. Chúng ta cần trải qua quá trình tôi luyện bản thân và học hỏi nhiều điều hay lẽ phải từ cuộc sống, từ xã hội, đặc biệt là từ những bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế, người trẻ chúng ta cần có trách nhiệm trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Trước hết, bản sắc văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc. Một dân tộc có giữ gìn được bản sắc văn hóa mới có thể giữ được đất nước, mới giúp cho đất nước mình không bị lẫn với bất kì nơi nào trên thế giới. Trong hàng trăm quốc gia trên thế giới, thì bản sắc văn hóa chính là cái riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Bản sắc văn hóa dân tộc còn đem lại những lợi ích to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Nó không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn con người mà còn là tài nguyên thu hút một lượng khách du lịch rất lớn trên thế giới - những người yêu thích du lịch, khám phá văn hóa đến với Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn để phát triển đất nước và giúp đất nước hội nhập. Chúng ta - thế hệ được kế thừa những bản sắc văn hóa tốt đẹp đó cần phải có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Ngoài ra, ta cũng cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Hãy cùng chung tay vì một đất nước giàu đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Đoạn văn mẫu số 5
Đất nước Việt Nam ta bao đời nay được biết đến là một quốc gia có lịch sử lâu đời với nhiều bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Là công dân của đất nước, chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm giữ gìn những bản sắc đó. Bản sắc văn hóa dân tộc: là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ là việc giới trẻ tìm hiểu, có vốn kiến thức về văn hóa của dân tộc, đất nước mình, từ đó có ý thức giữ gìn, quảng bá nét đẹp đó ra rộng rãi hơn. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước. Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Những người học sinh chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải tìm hiểu và có vốn kiến thức nhất định về bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước mình. Bên cạnh đó, tích cực quảng bá những nét đẹp văn hóa đó đến với bạn bè năm châu để mọi người được biết đến. Mỗi người một hành động nhỏ cùng chung tay bảo vệ, giữ gìn bản sắc một chút thì đất nước ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.
Đoạn văn mẫu số 6
Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.
Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.
Đoạn văn mẫu số 7
Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn" như: lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt", đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước van hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mình lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mình một phong cách sống, phong cách học tập, làm việc cao đẹp, phì hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần.
Đoạn văn mẫu số 8
Để có thể đưa đất nước Việt Nam giống như lời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” thì bên cạnh việc phát triển kinh tế, chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
“Bản sắc văn hóa dân tộc” - một cụm từ nghe có vẻ trừu tượng nhưng thực ra nếu hiểu đơn giản thì đó chính là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần cốt lõi của một dân tộc. Văn hóa có thể hiện hữu bằng sản phẩm thuộc về vật chất như những món ăn của dân tộc, trang phục truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… Và cũng có thể vô hình qua những giá trị tinh thần: tiếng nói, truyền thống của dân tộc (yêu nước, hiếu học, thủy chung…), tác phẩm văn học, những nét đẹp trong phong tục tập quán… Quả thật, với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam là một dân tộc đậm đà bản sắc văn hóa.
Bản sắc văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc. Một dân tộc có giữ gìn được bản sắc văn hóa mới có thể giữ được đất nước. Vì thế mà suốt bốn nghìn năm Bắc thuộc, người phương Bắc luôn tìm cách đồng hóa nhân dân Đại Việt để biến nước ta thuộc quyền sở hữu của chúng. Cũng vì thế mà người Pháp đã gọi dân tộc ta là “An Nam mít” và chúng là “nước mẹ vĩ đại” sang khai thông văn hóa cho người dân của ta. Sau đó, văn hóa còn đem lại những lợi ích to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử chẳng phải là những địa điểm du lịch thu hút khách nước ngoài. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc nổi tiếng ở nước ngoài đã đem đến lòng tự hào, cùng lợi ích kinh tế to lớn… Cuối cùng, trong hàng trăm quốc gia trên thế giới, thì bản sắc văn hóa chính là cái riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào khác.
Với tầm quan trọng to lớn như vậy, cần phải có những biện pháp nào để giữ gìn bản sắc văn hóa. Có lẽ đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian. Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo… Sau đó, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần… Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước… Tuy hành động đó là nhỏ bé, nhưng lại vô cùng ý nghĩa.
Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm quan trọng đối với mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hôm nay - những con người luôn dễ dàng tiếp thu với cái mới, hãy sống có ý thức bảo vệ những nét đẹp chân quý của đất nước.
Đoạn văn mẫu số 9
Mỗi dân tộc đều có những bản sắc riêng, đó có thể là văn hóa, lối sống, cách hành xử hay chỉ đơn thuần là những lời ăn tiếng nói, trang phục mình mặc và nhen nhóm cả trong suy nghĩ đến hành động. Tất cả đều tạo nên tâm hồn, phong thái Việt Nam rất riêng biệt.
Mỗi dân tộc đều tự hào về những bản sắc, những phong tục của riêng mình. Nếu như Trung Quốc hãnh diện vì nền văn hóa mấy ngàn năm đồ sộ, người Nhật lại khiêm tốn, đoàn kết trong khó khăn thì Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào về lịch sử hào hùng của cha ông mà ít dân tộc nào có được. Chúng ta có tinh thần dân tộc, đoàn kết một lòng, gan góc, dũng cảm chống lại kẻ thù xâm lược. Điều đó đã được Hồ chủ tịch khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Đến nay, tinh thần ấy vẫn luôn hiện hữu trong sâu thẳm tâm hồn người Việt Nam. Đó còn là sự đoàn kết, sẻ chia, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”. Thế nhưng, hơi thở của cuộc sống hiện đại dường như đang ảnh hưởng không ít đến bản sắc văn hóa dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn. Nhưng trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Anh - Việt … đó là biểu hiện của một thứ văn hóa đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hóa dân tộc, ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Điều đó thật đáng buồn và đáng lên án.
Để bản sắc dân tộc không bị mai một và thái hóa, trước hết phải từ sự tự ý thức của mỗi người, phải thực sự thấy được giá trị của văn hóa dân tộc - đã và đang ăn sâu vào máu thịt của mỗi người dân máu đỏ da vàng. Gia đình, cộng đồng cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hóa đó trong sự trà trộn của những luồng văn hóa khác. Nhưng giữ gìn ở đây không đồng nghĩa với ôm khư khư lấy những cái cổ hủ, lạc hậu. Phải biết chắt lọc, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp nhất, hãy bắt đầu ngay từ việc điều chỉnh hành vi, ý thức của bản thân mình.
Đoạn văn mẫu số 10
Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.
Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.
Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Đoạn văn mẫu số 11
Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Đoạn văn mẫu số 12
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Cảm nghĩ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Đóng vai bánh chưng, bánh giầy kể lại sự tích
Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy