TOP 13 Đoạn văn Đóng vai bánh chưng, bánh giầy kể lại sự tích (2024) SIÊU HAY

Bài viết dưới đây giới thiệu tới bạn đọc đoạn văn Đóng vai bánh chưng, bánh giầy kể lại sự tích gồm dàn ý và các đoạn văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn. Mời bạn đọc tham khảo:

Đóng vai bánh chưng, bánh giầy kể lại sự tích

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn đóng vai bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình.

I. Tác giả, tác phẩm:

Truyền thuyết

1. Khái niệm: 

-  Là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.

2. Một số yếu tố của truyền thuyết

- Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

- Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.

- Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

- Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

- Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện truyền thuyết. 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Theo Chương Trính, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I – Văn học dan gian, NXB văn học, Hà Nội, 1977, tr.548-550.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

5. Tóm tắt: 

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

 Tác giả - tác phẩm: Bánh chưng, bánh giầy - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

6. Bố cục: 

Gồm 3 phần: 

+ Phần 1 (Từ đầu đến ...có Tiên vương chứng giám): Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

+ Phần 2 (Tiếp theo đến ...nặn hình tròn): Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật.

+ Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy

7. Giá trị nội dung: 

Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

8. Giá trị nghệ thuật: 

+ Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian. 

II. Một số đoạn văn mẫu hay:

Đoạn văn mẫu số 1

Đóng vai bánh chưng, bánh giầy kể lại sự tích (3 mẫu) SIÊU HAY (ảnh 1)

Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được nguồn gốc, xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết chọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là không biết làm gì, tôi được một vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được chuyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.

Tài liệu VietJack

Đoạn văn mẫu số 2

Từ xa xưa ở vương quốc nọ chúng tôi được sinh ra. Đó là trong một cuộc thi đoạt ngôi vua của vương quốc đó. Vua cha nói với tất cả những đứa con rằng: "Hãy mang về cho ta những món ăn hiếm có và ngon về đây ta sẽ người đó làm vua''. Trong số nhỮng người con trai thì có một anh chàng con vua tên là Lang Liêu và cũng là người làm ra chúng tôi bánh chưng và bánh giầy. Anh Lang Liêu nhà nghèo không có đủ gạo mà ăn huống chi thi thố ẩm thực. Song điều thần bí mới thật sự bắt đầu. Một hôm anh nằm mơ thấy một bà tiên mách bảo về hai loại bánh tượng trưng cho trời và đất chỉ làm từ gạo. Sau đó, anh ấy đã tiến hành thực hiện và dâng chúng tôi cho nhà vua thưởng thức. Vua rất hài lòng và Lang Liêu đã trở thành vị vua Hùng Vương đời tiếp theo. Từ đó chúng tôi được đặt tên là bánh chưng và bánh giầy.

Đoạn văn mẫu số 3

Tôi tên là bánh Chưng, em tôi tên là bánh Giầy. Cha tôi sinh ra anh em tôi là để chuẩn bị cho ngày lễ tổ tiên: ngày lễ Tiên vương. Chuyện đó không phải dễ dàng đâu! Nghe đâu cha tôi phải tài trí khéo tay lắm mới làm nên hai anh em tôi: mỗi đứa một vẻ như thế này. Xin tiết lộ nhé: cha chúng tôi chính là Lang Liêu – hoàng tử con vua Hùng đấy!

Chuyện là thế này: ông nội tôi đã già, cũng muốn truyền ngôi cho con. Nhưng ông lại muốn chọn người nối được chí của ông để lo cho đất nước. Cha tôi thấy các bác, các chú trong nhà sai người lên rừng, xuống biển tìm vật quý giá dâng lên nhân ngày lễ Tiên vương, cha tôi rất buồn vì nghèo quá. Trong nhà toàn lúa, ngô, khoai. Một vị thần đã báo mộng cho cha tôi nên làm bánh mà dâng lễ. Thế là hai anh em tôi ra đời. Cùng sinh ra một ngày mà lại gọi là anh em ư ? Có gì đâu. Tôi trông tướng mạo to lớn, vuông vức hơn thì làm anh, chú bánh Giầy dáng điệu thư sinh, trắng trẻo thì làm em. Thế thôi. Tuy thương nhau đấy, nhưng hai anh em tôi hay tranh luận ra trò. Cuộc tranh luận chỉ xoay quanh các vấn đề bản thân chúng tôi với cuộc đời này. Tôi luôn tự hào: màu áo xanh lá dong của tôi – màu xanh ấy tượng trưng cho cây cối trên trái đất này. Bên trong người tôi lại có đỗ xanh, có thịt lợn, hạt tiêu thơm phức – tượng trưng cho muôn loài. Hay ở chỗ: tất cả đều được đùm lại, gói lại trong lá dong: có ý yêu thương, đùm bọc nhau đấy. Mọi ý tưởng toát lên từ con người tôi thật sâu sắc. Chú bánh Giầy không chịu kém cạnh: chú nói rằng: hình dáng của chú khum khum tựa vòm trời, da chú trắng trẻo chẳng khác bầu trời trong một ngày đẹp nắng. Trong người chú cũng có đỗ xanh, có nơi khi làm ra chú bánh Giầy họ cũng cho ít thịt lợn nữa, hoặc cho đường. Chú nói bên trong của con người chú cũng biểu tượng cho muôn loài. Những lúc như thế tôi chỉ cười xoà độ lượng: “Thôi, anh hơn chú, hay chú hơn anh thì cũng đều là con cháu vua Hùng thôi. Nhưng nếu chú nói chú là vòm trời, thì tôi khác gì mặt đất vuông vức, mát mắt màu xanh cây lá”…

Cuộc tranh luận được dừng lại vì bên ngoài tiếng pháo mừng xuân đã rộn lên. À, xin nói với các bạn: anh em bánh Chưng, bánh Giầy tôi thường hay có mặt trong tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam tôi. Thật đầm ấm làm sao khi bánh Chưng, bánh Giầy tôi được luộc chín, đặt lên bàn thờ tổ tiên nghi ngút khói hương. Nghe đâu, những ngày tết như thế này, khối người xa quê cứ nhớ hình ảnh của chúng tôi trong ngày tết quê hương lại nghẹn ngào, chảy nước mắt đấy…

Thật tự hào, anh em nhà chúng tôi – mà tôi là đại diện đã được vào câu hát của người Việt nói về tết Nguyên đán cổ truyền.

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Xin chào tạm biệt tất cả các bạn. Hẹn gặp lại sau nhé.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Suy nghĩ về việc gìn giữ bản sắc văn hóa

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy

Kể lại truyện "Bánh chưng bánh giầy" bằng lời kể của em

Cảm nhận nhân vật Sọ Dừa

Cảm nhận truyện Sọ Dừa

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!