Cảm nhận Đánh thức trầu
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Đánh thức trầu”.
I. Dàn ý:
Tác giả
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
- Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo.
- Phong cách nghệ thuật: Thơ Trần Đăng Khoa không chỉ hay ở tài quan sát, ở óc tưởng tượng, mà hay ở khả năng cảm thụ “bề sâu, bề xa” của đời sống, ở sự “biết nghĩ” trước những vấn đề lớn gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng, đặc biệt là với những người nông dân chân lấm tay bùn.
- Tác phẩm chính: Từ góc sân nhà em, 1968; Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968; Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970; Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973; Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986;…
- Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001).
Tác phẩm Đánh thức trầu
1. Thể loại: Thơ năm chữ
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1966 trích từ tập Góc sân và khoảng trời.
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự
4. Bố cụctác phẩm Đánh thức trầu (2 phần):
- Phần 1 (Từ đầu đến ...thì tao hái đêm): Lời hát của bà
- Phần 2 (Còn lại): Lời gọi của em bé
5. Tóm tắt tác phẩm Đánh thức trầu
Qua bài thơ “Đánh thức trầu”, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.
6. Giá trị nội dung tác phẩm Đánh thức trầu
- Em bé trò chuyện với trầu như một người bạn
- Thể hiện tình yêu với bà, với mẹ, yêu thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên
- Muôn loài đều có suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm riêng của nó. Con người nên tôn trọng, đối xử bình đẳng, thân thiết và hòa mình cùng với muôn loài.
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đánh thức trầu
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
- Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thân mật
- Nghệ thuật nhân hóa
Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đánh thức trầu
1. Lời hát của bà
- Lời của em bé với trầu qua cách xưng hô “tao”- “mày”
- Nghệ thuật: nhân hóa, điệp từ
Thể hiện sự thân mật, coi thiên nhiên như người bạn
2. Lời gọi cậu bé với trầu
|
Từ ngữ |
Nhận xét |
Thời điểm đánh thức |
Buổi tối |
|
Cách xưng hô |
Mày, tao |
Mộc mạc, gần gũi |
Lí do đánh thức |
Bà vừa đến, muốn có mấy lá trầu |
|
Lời đánh thức |
-Đã ngủ rồi hả trầu? -Trầu oi hãy tỉnh lại! Mở mắt xanh ra nào -Đã dậy chưa hả trầu? |
Nhẹ nhàng, thân thiết giống như người bạn |
Mong muốn khi đánh thức |
-Mong trầu tỉnh lại, nghe được, thấy được, cho xin vài lá trầu -Trầu đừng lụi tàn |
Tôn trọng, nâng niu, bảo vệ trầu |
Nghệ thuật sử dụng trong 3 khổ thơ, tác dụng |
Nhân hóa, điệp từ |
|
Tình cảm của cậu bé với trầu |
-Với bà và mẹ: Yêu thương Với cây trầu: Yêu thương, trân trọng, nâng niu, bảo vệ |
II. Một số đoạn văn mẫu hay:
Đoạn văn mẫu số 1
Bài thơ “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Lời hát của người bà giống như một chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại. Đó là quan niệm xưa về cách hái trầu - khi hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” . Còn lời hát của em bé thể hiện tình cảm dành cho cây trầu. Cách xưng hô “mày - tao” thật gần gũi, thân thiết. Từ đó, em bé bộc lộ mong muốn được hái trầu “Tao hái vài lá nhé” và hy vọng trầu sống mãi, tiếp tục phát triển: “Đừng lụi đi trầu ơi”. Bài thơ đem đến cho chúng ta bức tranh mát lành của thôn quê mà còn gửi đến bạn đọc tình yêu thương, trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc đời. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.
Đoạn văn mẫu số 2
Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa.
Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Dù có quan hệ bình đẳng (người này là chúa của người kia và ngược lại) thì cái ý thức làm chúa để muốn hái lúc nào thì hái- vẫn là chủ yếu trong mối quan hệ ấy. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ. Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. “Đã ngủ chưa hả trầu” mà hỏi “đã ngủ rồi hả trầu” và sau đó còn nhắc lại “mày đã ngủ”. Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế)? Đánh thức bạn nhưng Trần Đăng Khoa chỉ dùng lời gọi nhẹ nhàng chứ không thò tay giật tóc, véo tay hay hét toáng vào tai. Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu. Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải gọi và nhắc lại yêu cầu: Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Kèm theo đó là một lời hứa: Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu Bàn tay trẻ thơ “như hoa đầu cành. Hoa hồng hồng nụ cánh tròn ngón xinh” (Huy Cận). Bàn tay ấy sẽ nâng niu “chẳng làm đau một chiếc lá trên cành” (Tố Hữu). Sẽ hái vài lá trầu thôi. Đó là những lá bạn đồng ý cho, đã chìa ra sẵn: Đã dậy chưa hả trầu Phải đến ba lần đánh thức vì có thể bạn ngủ rất say mà cũng còn vì khi tỉnh rồi bạn vẫn có thể ngủ lại ngay. Bởi thế nên phải hỏi thêm một lần này nữa. Do một lẽ Khoa rất quý bà, thương mẹ. (Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lí do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối). Và Khoa cũng rất quí, rất thương trầu: Đừng lụi đi trầu ơi! Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ.
Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn – dù là bạn với cỏ cây.
Đoạn văn mẫu số 4
Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa.
Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Dù có quan hệ bình đẳng (người này là chúa của người kia và ngược lại) thì cái ý thức làm chúa để muốn hái lúc nào thì hái- vẫn là chủ yếu trong mối quan hệ ấy. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ. Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. "Đã ngủ chưa hả trầu" mà hỏi "đã ngủ rồi hả trầu" và sau đó còn nhắc lại "mày đã ngủ". Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế)? Đánh thức bạn nhưng Trần Đăng Khoa chỉ dùng lời gọi nhẹ nhàng chứ không thò tay giật tóc, véo tay hay hét toáng vào tai. Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu. Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải gọi và nhắc lại yêu cầu: Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Kèm theo đó là một lời hứa: Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu Bàn tay trẻ thơ "như hoa đầu cành. Hoa hồng hồng nụ cánh tròn ngón xinh" (Huy Cận). Bàn tay ấy sẽ nâng niu "chẳng làm đau một chiếc lá trên cành" (Tố Hữu). Sẽ hái vài lá trầu thôi. Đó là những lá bạn đồng ý cho, đã chìa ra sẵn: Đã dậy chưa hả trầu Phải đến ba lần đánh thức vì có thể bạn ngủ rất say mà cũng còn vì khi tỉnh rồi bạn vẫn có thể ngủ lại ngay. Bởi thế nên phải hỏi thêm một lần này nữa. Do một lẽ Khoa rất quý bà, thương mẹ. (Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lí do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối). Và Khoa cũng rất quí, rất thương trầu: Đừng lụi đi trầu ơi! Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ.
Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn – dù là bạn với cỏ cây.
Đoạn văn mẫu số 5
Trong văn bản “Đánh thức trầu” tác giả Trần Đăng Khoa đã hóa thân thành một cậu bé trò chuyện với giàn trầu giống như cuộc trò chuyện giữa hai người bạn. Đó là một cậu bé ngoan, đáng yêu và giàu tình yêu thương. Trước tiên, đó là một cậu bé yêu quý bà và thương mẹ. Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lý do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối. Còn cậu vẫn vui vẻ ra vườn để thực hiện nhiệm vụ. Cậu còn nhớ như in lời của bà hay hát cho cậu. Thứ hai, cậu bé trong bài thơ rất yêu quý và thương trầu. Với tâm hồn phong phú và giàu tình yêu thương, cậu xem trầu như một người bạn, có tình cảm, hơi thở, linh hồn. Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ. Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. "Đã ngủ chưa hả trầu" mà hỏi "đã ngủ rồi hả trầu" và sau đó còn nhắc lại "mày đã ngủ". Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lý sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? /Tao đã đi ngủ đâu /Mà trầu mày đã ngủ. Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu. Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Trước khi hái, cậu bé còn cất lên lời thì thầm: Đừng lụi đi trầu ơi!. Dù còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã hiểu rằng hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Có thể thấy, cậu bé trong truyện vừa hồn nhiên vừa đáng yêu đã khiến bài thơ trở nên sinh động và nhân vật cũng gửi gắm đến chúng ta thông điệp về tình yêu thương và trân trọng thiên nhiên.
Đoạn văn mẫu số 6
Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa. Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Dù có quan hệ bình đẳng (người này là chúa của người kia và ngược lại) thì cái ý thức làm chúa để muốn hái lúc nào thì hái- vẫn là chủ yếu trong mối quan hệ ấy. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ. Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. “Đã ngủ chưa hả trầu” mà hỏi “đã ngủ rồi hả trầu” và sau đó còn nhắc lại “mày đã ngủ”. Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế)? Đánh thức bạn nhưng Trần Đăng Khoa chỉ dùng lời gọi nhẹ nhàng chứ không thò tay giật tóc, véo tay hay hét toáng vào tai. Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu. Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải gọi và nhắc lại yêu cầu: Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Kèm theo đó là một lời hứa: Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu Bàn tay trẻ thơ “như hoa đầu cành. Hoa hồng hồng nụ cánh tròn ngón xinh” (Huy Cận). Bàn tay ấy sẽ nâng niu “chẳng làm đau một chiếc lá trên cành” (Tố Hữu). Sẽ hái vài lá trầu thôi. Đó là những lá bạn đồng ý cho, đã chìa ra sẵn: Đã dậy chưa hả trầu Phải đến ba lần đánh thức vì có thể bạn ngủ rất say mà cũng còn vì khi tỉnh rồi bạn vẫn có thể ngủ lại ngay. Bởi thế nên phải hỏi thêm một lần này nữa. Do một lẽ Khoa rất quý bà, thương mẹ. (Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lí do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối). Và Khoa cũng rất quí, rất thương trầu: Đừng lụi đi trầu ơi! Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn – dù là bạn với cỏ cây.
Đoạn văn mẫu số 7
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng vốn được mệnh danh là" Thần đồng thơ trẻ ". Đánh thức trầu là bài thơ vừa cho thấy lối thơ trong sáng, hồn nhiên chân thành của trẻ thơ vừa thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó và trân trọng cây cối của cậu bé. Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – câu hát để hái trầu đêm của bà em. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại để làm nổi bật tình cảm hồn nhiên và thái độ đối xử bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. Muốn xin mấy lá trầu không thì không thể không đánh thức chủ nhân:" Đã ngủ rồi hả trầu? ". Trong câu hỏi của cậu vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu/ Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế) ? Nhưng có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải đánh thức, phải gọi, phải nhắc lại yêu cầu" Trầu ơi hãy tỉnh lại! "Kèm theo đó là một lời hứa" Tay tao hái rất nhẹ / Không làm mày đau đâu "thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu, yêu và quý loài cây này như một người bạn thân thiết. Nhưng anh bạn Trầu này cũng như cậu bé Khoa, thường ngủ rất say và có khi tỉnh rồi vẫn có thể ngủ lại ngay nên phải đánh thức đến lần thứ ba" Đã dậy chưa hả Trầu? "Cách xưng hô thân thiết mày – tao của cậu bé với cây trầu - vật vô tri, thể hiện tình cảm gần gũi, gắn bó thân thiết, trân trọng, nâng niu, yêu và quý loài cây này như một người bạn thân thiết. Đồng thời cũng thể hiện quan niệm của dân gian: Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng cho bà và cho mẹ. Câu thơ cho thấy Khoa rất quý bà, thương mẹ bởi không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lí do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (gọi vật như gọi người, trò chuyện với vật như với người, tả vật như tả người) liên tiếp trong các dòng thơ thể hiện tình cảm yêu quý và cách đối xử bình đẳng với câu cối. Cậu bé Khoa cũng rất quí, rất thương trầu nên mong ước" Đừng lụi đi trầu ơi!", đồng thời cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn – dù là bạn với cỏ cây. Tóm lại, với giọng thơ hồn nhiên, hình ảnh mộc mạc, dễ hiểu, nhân hóa ấn tượng, bài thơ cho thấy tình cảm mến yêu gắn bó của cậu bé với cây trầu, vừa hồn nhiên vừa chân thành. Cậu trân trọng cây cối, yêu quý, coi cây cối như người bạn thân. Đây là bài thơ tiêu biểu thể hiện cách ứng xử của người thôn quê đối với cây cối trong vườn như đối với những người bạn thâm tình.
Đoạn văn mẫu số 8
Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa. Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải gọi và nhắc lại yêu cầu: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/ Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé. Kèm theo đó là một lời hứa: Tay tao hái rất nhẹ /Không làm mày đau đâu. Đó là giọng điệu chân thành và bàn tay nhẹ nhàng đầy thương yêu của trẻ nhỏ. Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Có thể thấy, bài thơ không những đem đến cho chúng ta bức tranh mát lành của thôn quê mà còn gửi đến bạn đọc tình yêu thương, nâng niu, trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc đời. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn – dù là bạn với cỏ cây.
Đoạn văn mẫu số 9
Trong bài thơ “Đánh thức trầu”, Trần Đăng Khoa đã xây dựng nhân vật trữ tình là một cậu bé ngoan ngoãn, đáng yêu và giàu tình yêu thương. Cậu dành cho giàn trầu của nhà mình một tình cảm trong sáng, hồn nhiên. Cách xưng hô của cậu bé với trầu là “mày – tao” cho thấy sự mối quan hệ thân thiết. Cùng với đó lời gọi: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào” cho thấy sự nhẹ nhàng, nâng niu. Không chỉ vậy, trước khi hái, cậu bé còn hỏi ý kiến của trầu: “Lá nào muốn cho tao/Thì mày chìa ra nhé”. Câu hỏi cho thấy sự tôn trọng giống như dành cho một người bạn. Cuối cùng, cậu còn thể hiện mong muốn tốt đẹp cho cây trầu “Đừng lụi đi trầu ơi”. Dù còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã hiểu rằng hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Từ đó, chúng ta thấy được sự trân trọng, cũng như tình yêu dành cho thiên nhiên.
Đoạn văn mẫu số 10
Đến với văn bản “Đánh thức trầu”, Trần Đăng Khoa đã khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật trữ tình. Nhà thơ đã xây dựng đó là một cậu bé ngoan ngoãn, đáng yêu và giàu tình yêu thương. Cậu xem trầu như một người bạn cũng có có linh hồn, tình cảm. Đầu tiên là qua cách xưng hô “mày – tao” cho thấy sự mối quan hệ thân thiết, cùng với lời gọi: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào” đầy nhẹ nhàng. Không chỉ vậy, trước khi hái trầu, cậu đã hỏi ý kiến của trầu “Lá nào muốn cho tao/Thì mày chìa ra nhé” cho thấy sự tôn trọng giống như một người bạn. Cuối cùng, cậu còn thể hiện mong muốn tốt đẹp cho cây trầu “Đừng lụi đi trầu ơi”. Dù còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã hiểu rằng hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lý do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Cậu bé trong bài thơ đã khiến tác phẩm trở nên sinh động. Nhân vật cũng gửi gắm đến chúng ta thông điệp về tình yêu thương và trân trọng thiên nhiên.
Đoạn văn mẫu số 11
Thiên nhiên là cội nguồn của sự sống, là người bạn tâm tình, giúp con người sinh tồn và phát triển. Thiên nhiên dù không biết nói năng nhưng lại âm thầm cống hiến cho cuộc đời tươi xanh và giúp con người thoải mái tinh thần trong cuộc sống. Bởi thế, từ xa xưa, con người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Cậu bé trong văn bản “Đánh thức trầu” cũng dành tình yêu trong sáng, chân thành cho giàn trầu sau vườn nhà mình. Cậu không xem trầu là một vật vô tri, cậu gọi trầu là “mày”, xưng “tao”, cậu xin phép trầu cho mình được hái vài lá và hứa sẽ không làm trầu đau. Tất cả những điều đó cho thấy sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên, cỏ cây. Cậu bé trong bài thơ đã xem trầu như một người bạn, cùng chơi, cùng tâm tình. Đối với cậu, trầu cũng có hơi thở, có linh hồn, cũng đáng được trân trọng và yêu thương. Cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao nếu tất cả chúng ta đều yêu thương cỏ cây, thiên nhiên giống như cậu bé trong bài thơ. Thật buồn khi ngày nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi con người, gây nên những hậu quả nặng nề đến đời sống của toàn nhân loại. Mẹ thiên nhiên đang bị xúc phạm và con người phải gánh lấy hậu quả do những hành động nông nổi của chính mình. Hãy nhớ rằng mỗi mầm xanh là một nguồn sống đáng quý, mỗi dòng nước chảy mang theo nguồn năng lượng sinh tồn. Hãy biết bảo vệ lấy nó. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống chính mình, bảo vệ sự sống trên trái đất. Mong rằng khắp nơi trên địa cầu này, thiên nhiên cỏ cây đều được sống một cuộc sống thoải mái trong sự trân trọng, nâng niu của con người.
Đoạn văn mẫu số 12
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng vốn được mệnh danh là "Thần đồng thơ trẻ". Đánh thức trầu là bài thơ vừa cho thấy lối thơ trong sáng, hồn nhiên chân thành của trẻ thơ vừa thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó và trân trọng cây cối của cậu bé. Khổ cuối của bài thơ là tiêu biểu nhất. Lời đánh thức, lời gọi trầu dậy "Đã dậy chưa hả trầu? / Tao hái vài lá nhé" của cậu bé thật nhẹ nhàng để trầu thức dậy, cho cậuu bé hái vài lá đủ dùng. Nghệ thuật nhân hóa thể hiện qua cách xưng "tao" của cậu bé với câu trầu, một vật vô tri; qua cách trò chuyện với cây trầu như với người đã thể hiện tình cảm trân trọng, gắn bó, yêu và quý loài cây này như một người bạn thân thiết thực thụ. Cậu bé đánh thức trầu nhẹ nhàng để trầu thức dậy, để xin trầu cho cậu hái vài cho bà và mẹ đủ dùng. Lí do đánh thức trầu của cậu cho thấy cậu bé rất quý bà, thương mẹ khi ra vườn một mình hái trầu không trong đêm tối đồng thời thể hiện trân trọng cây cối, đối xử bình đẳng với cây cối: Coi cây cối cũng như có cảm xúc, suy nghĩ, tâm hồn như con người; muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân (là cây lá trầu). Cho thấy suy nghĩ hồn nhiên trong sáng, đáng yêu của cậu bé. Thương bà và mẹ, cậu cũng rất quí, rất thương trầu: "Đừng lụi đi trầu ơi!" Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn – dù là bạn với cỏ cây. Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, giọng thơ nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ nhỏ, hình ảnh mộc mạc, dễ hiểu, gợi hình gợi cảm; đoạn thơ cho thấy tình cảm mến yêu gắn bó của cậu bé với cây trầu, vừa hồn nhiên vừa chân thành. Đồng thời thể hiện tình cảm và cách ứng xử của những con người thôn quê đối với cây cối trong vườn, gần gũi như đối với những người bạn thâm tình.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống
Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người
Cảm nhận nhân vật tôi trong Một năm ở tiểu học
Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em