TOP 11 Đoạn văn Suy nghĩ vấn đề: chiến tranh và hòa bình (2024) SIÊU HAY

Bài viết dưới đây giới thiệu tới bạn đọc bài viết Suy nghĩ vấn đề: chiến tranh và hòa bình gồm dàn ý và các đoạn văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn. Mời bạn đọc tham khảo:

Suy nghĩ vấn đề: chiến tranh và hòa bình

Đề bài: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về vấn đề: chiến tranh và hòa bình.

I. Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: chiến tranh và hòa bình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Chiến tranh là việc mỗi quốc gia chưa bằng lòng với lãnh thổ của mình mà đem quân đội đi đánh chiếm quốc gia khác nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị. Chiến tranh là một hoạt động sai trái và bất nhân mà công dân trên khắp thế giới cần đả đảo và ngăn cản.

Hòa bình: là trạng thái bình yên khi con người và các quốc gia hòa thuận với nhau, cùng nhau hợp tác phát triển, kết giao bạn hữu. Môi trường hòa bình là môi trường đáng sống nhất của con người mà ai cũng hướng đến.

b. Phân tích

Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh.

Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh.

c. Hậu quả của chiến tranh

Chiến tranh đầu tiên phải kể đến là thiệt hại về người, số người chết trong các cuộc chiến tranh khó có sử sách nào thống kê hết được, gia đình tan vỡ, cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề.

Sức tàn phá của chiến tranh gây ra thiệt hại về tài sản, rất nhiều công trình, thành tựu văn minh bị chiến tranh làm hại mà mãi mãi không thể khôi phục được.

Hậu quả chiến tranh để lại vô cùng to lớn, đó là sự ám ảnh trong tâm trí con người, bom đạn tàn dư của chiến tranh có thể phát nổ bất cứ lúc nào; con người phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh.

d. Giải pháp

Trước hết, mỗi cá nhân cần có nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước mình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước.

Có hành vi ngăn chặn, lên án những hành vi làm nhen nhóm lên cuộc chiến tranh, chủ trương sống vì hòa bình.

Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành một công dân có ích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: chiến tranh và hòa bình; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.

II. Một số đoạn văn mẫu hay:

Đoạn văn mẫu số 1

Chiến tranh và hòa bình là hai mảng đối lập nhau. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, hạnh phúc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu, nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới. Chiến tranh là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã ghi lại biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc đã xảy ra suốt hàng nghìn thế kỉ. Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai được coi là những cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử với sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô... Đất nước Việt Nam ta hàng nghìn năm nay đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến phi nghĩa của giặc ngoại xâm lăng. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, ly tán, chết chóc. Những đau thương mất mát và hậu quả của chiến tranh để lại là vô cùng đau thương. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó. Vậy tại sao chiến tranh lại xảy ra dù biết nó tàn khốc và gây hậu quả ghê gớm như vậy? Chiến tranh là do những kẻ cầm đầu, những con người vì muốn thỏa mãn lòng tham của mình, vì sự ích kỷ cá nhân mà dẫn quân đi gây chiến nhằm giành lợi ích từ các vùng, quốc gia mà họ đánh chiếm. Có nước khai chiến ắt có nước chống trả, và thế là các bên sử dụng sức mạnh quyền lực của mình nhằm giành chiến thắng. Đó cũng chính là mầm mống của các cuộc chiến tranh trên thế giới. Trái ngược với chiến tranh là điều mà trong chúng ta ai cũng muốn có, đó chính là hòa bình. Hòa bình là khao khát của tất cả các dân tộc chân chính trên thế giới. Ở một nước hòa bình con người có cơ hội sinh sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, phân tán, chia li như trong chiến tranh. Trên thế giới hiện nay luôn có các tổ chức và cá nhân lên tiếng bảo vệ hòa bình và kêu gọi mọi người ủng hộ hòa bình. Vì hòa bình sẽ mang lại cho mọi người cuộc sống bình an trong lâu dài. Hiện này có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tranh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, thế giới, tôi hiểu và ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của mình, đó là trở thành một người công dân yêu thương đồng bào, yêu đất nước, yêu hòa bình và tự do.

Tài liệu VietJack

Đoạn văn mẫu số 2

Lịch sử ta đã phải trải qua bao nhiêu đau thương, tan tác thì mới cho chúng ta được một cuộc sống hào bình như ngày hôm nay. Dường như những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua đó là chiến tranh và hòa bình. Chiến tranh - hòa bình, phải chăng giữa chúng có một sợi dây vô hình nào đó kết nối? Chiến tranh là sự xung đột quân sự trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Chiến tranh gây ra máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Chiến tranh là điều ai ai cũng không mong muốn xảy ra, nhưng nếu không có chiến tranh sẽ không thể có hòa bình. Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh , không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia. Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Nó đem đén cho con người được sụ hạnh phúc, bình yên. Muốn hòa bình phải chấm dứt chiến tranh. Đúng là như vậy! Chỉ khi chiến tranh qua đi, hòa bình mới được lập lại. Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác". Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương để góp phần xua tan đi bóng tối của chiến tranh để nguồn sáng hòa bình sẽ rưc rỡ mãi trên thế gian

Tài liệu VietJack

Đoạn văn mẫu số 3

Chiến tranh và hòa bình là hai mảng đối lập nhau. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, hạnh phúc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu, nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới. Chiến tranh là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã ghi lại biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc đã xảy ra suốt hàng nghìn thế kỉ. Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai được coi là những cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử với sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô... Đất nước Việt Nam ta hàng nghìn năm nay đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến phi nghĩa của giặc ngoại xâm lăng. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, ly tán, chết chóc. Những đau thương mất mát và hậu quả của chiến tranh để lại là vô cùng đau thương. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó. Vậy tại sao chiến tranh lại xảy ra dù biết nó tàn khốc và gây hậu quả ghê gớm như vậy? Chiến tranh là do những kẻ cầm đầu, những con người vì muốn thỏa mãn lòng tham của mình, vì sự ích kỷ cá nhân mà dẫn quân đi gây chiến nhằm giành lợi ích từ các vùng, quốc gia mà họ đánh chiếm. Có nước khai chiến ắt có nước chống trả, và thế là các bên sử dụng sức mạnh quyền lực của mình nhằm giành chiến thắng. Đó cũng chính là mầm mống của các cuộc chiến tranh trên thế giới. Trái ngược với chiến tranh là điều mà trong chúng ta ai cũng muốn có, đó chính là hòa bình. Hòa bình là khao khát của tất cả các dân tộc chân chính trên thế giới. Ở một nước hòa bình con người có cơ hội sinh sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, phân tán, chia li như trong chiến tranh. Trên thế giới hiện nay luôn có các tổ chức và cá nhân lên tiếng bảo vệ hòa bình và kêu gọi mọi người ủng hộ hòa bình. Vì hòa bình sẽ mang lại cho mọi người cuộc sống bình an trong lâu dài. Hiện này có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tranh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, thế giới, tôi hiểu và ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của mình, đó là trở thành một người công dân yêu thương đồng bào, yêu đất nước, yêu hòa bình và tự do.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Suy nghĩ về Tuyên ngôn độc lập

Liệt kê các mốc lịch sử trong Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập

Suy nghĩ về chiến dịch Điện Biên Phủ

Suy nghĩ về chiến dịch Giờ Trái đất

Suy nghĩ về tiết kiệm điện

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!