Miêu tả quang cảnh Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
Đề bài: Dựa vào văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, em hãy miêu tả quang cảnh Đồng Tháp Mười trong khoảng thời gian này.
I. Tác giả, tác phẩm:
Tác giả
- Tên: Văn Công Hùng (1958)
- Quê quán: Thừa Thiên Huế
- Vị trí:
+ Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
+ Nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai.
+ Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa VIII.
- Quan niệm văn chương: "Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết."
Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Du kí
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Dẫn theo Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
4. Bố cục:
- 6 phần như trong sách đã đánh dấu.
+ Phần 1: (từ đầu… đến “đầy bản sắc”): tầm quan trọng của lũ với Đồng Tháp Mười
+ Phần 2 (tiếp … đến “chiêm ngưỡng nhiều”): Vẻ đẹp của “tràm chim”
+ Phần 3 (tiếp… đến “phương Nam”): Những món ăn đặc sản của Đồng Tháp Mười
+ Phần 4: (tiếp … đến “Đồng Tháp Mười”): Vẻ đẹp của sen Đồng Tháp Mười
+ Phần 5: (tiếp… đến “sen Đồng Tháp Mười”): Vẻ đẹp của khu di tích Gò Tháp
+ Phần 6 (Còn lại): Lòng yêu mến của tác giả với thành phố, người dân nơi đây.
5. Giá trị nội dung:
Qua văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.
6. Giá trị nghệ thuật:
Thể loại du kí ghi lại trải nghiệm về vùng đất mới.
II. Một số đoạn văn mẫu hay:
Đoạn văn mẫu số 1
Bài kí đã nêu lên những vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười. Nhắc đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ – nguồn sống của cư dân miền này. Thứ hai là tràm chim, sự kết hợp giữa rừng chàm và chim thì dày đặc như vườn. Thứ ba là đặc sản của vùng món bông điên điển xào tôm và cá linh kho ngót. Thứ tư là bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, sen vươn lên giữa nắng đầy kiêu hãnh và tự tin khoe sắc. Thứ năm là khu di tích Gò Tháp – di tích quốc gia. Cuối cùng là người dân hiền lành, năng động và khu đô thị Cao Lãnh hiện đại trẻ trung.
Đoạn văn mẫu số 2
Tác giả đã có dịp được người bạn của mình là nhà văn Hữu Nhân dẫn di tham quan Đồng Tháp Mười và khám phá những vẻ đẹp nổi bật ở nơi đây. Đầu tiên là giá trị của lũ với lao động và cuộc sống sinh hoạt của những người dân vùng lũ. Vẻ đẹp của vườn quốc gia Tràm Chim. Các món ăn đặc sản mang “quốc hồn quốc túy” của Đồng Tháp Mười là cá linh kho ngót và bông điên điển xào tôm. Được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sen Đồng Tháp, chiêm ngưỡng những đặc sắc nổi bật của khu di tích Gò Tháp. Cuối cùng là những cảm nhận về thành phố Cao Lãnh, thành phố trẻ trung, hiện đại và gu kiến trúc đặc biệt.
Đoạn văn mẫu số 3
Đồng Tháp Mười là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Việt Nam, nơi đây đã trở thành điểm đến của biết bao khách du lịch. Ta thường biết đến Đồng Tháp Mười với sông nước mênh mông, đầm sen ngào ngạt mỗi độ hè về, nhưng qua văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, ta lại có một cái nhìn khác về nơi đây, khi tới mùa nước nổi. Vào mùa này, Đồng Tháp Mười như ngập trong một biển nước, từ đường sá, đầm lầy, nhà cửa đến những điểm du lịch đều như bị bao vây bởi một biển nước lênh láng. Thế nhưng người dân ở đây đều rất vui vẻ, yêu thích và sống hòa thuận với cảnh quan này, bởi hơn tất cả, họ hiểu lũ chính là nguồn sống mang phù sa tôm cá tới cho đồng bằng mình. Thật vậy, lũ tồn tại song song với kênh rạch nơi đây, người ta đào kênh khi lũ về để thông thương, lấy nước, đắp đường, những nơi k có lũ đồng ruộng nứt nẻ, khô cằn như đi qua một cơn hạn hán. Những con đường ở Đồng Tháp vốn đã chằng chịt, mùa lũ lại càng khó nhớ lại cấm khách du lịch qua lại vì những lý do an toàn nhưng vẫn mang vẻ đẹp và sức hút riêng. Vào mùa lũ, Đồng Tháp khan hiếm cá linh, bông điên điển vậy nên khách du lịch nếu muốn ăn một vài món ăn đặc sản nơi đây như bông điên điển xào tôm, cá linh kho ngót phải tìm rất lâu mới có nhà hàng hay quán ăn nào đó bán. Nhưng bù lại, cảnh sắc thiên nhiên ở đây mùa lũ rất tuyệt, sen nở, hương thơm ngào ngạt mà ngạo nghễ, chẳng chen chúc rợn ngợp giữa đồng với những loài cây khác. Mùa lũ có thể là mùa đẹp nhất của đầm sen nơi này, nếu người ta đi tham quan, thăm thú quanh đây còn có thể thấy nước dâng lênh láng trên hồ sen, Gò Tháp, rồi loang ra ở cửa quán cà phê, khách sạn. Tuy vậy nhưng người dân vẫn yêu quý mùa lũ này bởi nó nhịp nhàng, chan hòa với cuộc sống của người họ, người dân sống, ăn ngủ, sinh hoạt và thậm chí hát vọng cổ trên sông nước mùa lũ. Khung cảnh Đồng Tháp mùa lũ này chính là bức tranh thiên nhiên đẹp mà ai cũng nên đến thử một lần.
Đoạn văn mẫu số 4
Tác giả ngắm nhìn vùng đất Đồng Tháp Mười và vô cùng hào hứng, thích thú. Đó là vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười mùa nước lũ với những kênh rạch chằng chịt, chim bay thẳng cánh thơ mộng. Đó cũng là những món ăn đặc sản của Đồng Tháp Mười như: cá linh, bông điên điển. Hay còn là bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm. Và Đồng Tháp Mười còn nổi bật với khu di tích Gò Tháp. Cuối cùng, tác giả đến thành phố Cao Lãnh: ông yêu mến, trân trọng những người dân vui vẻ, hiền lành, năng động và nhận ra đây là một thành phố vừa trẻ trung, vừa hiện đại và rất có gu kiến trúc.
Đoạn văn mẫu số 5
Qua văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây. Nói đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ. Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước. Kênh rạch chằng chịt nối những cù lao, những giồng, … thành đồng bằng rộng lớn. Tác giả được nhà văn Hữu Nhân chạy xe chở vào tận lõi vùng Đồng Tháp Mười. Nơi có những tên đất, tên miền được gọi rất giản dị. Bên cạnh được thưởng thức hai món ăn đặc sản nơi đây là cá linh và bông điên điển, tác giả còn được dịp ngắm những đầm sen Tháp Mười bạt ngàn. Từ thành phố Cao Lãnh, tác giả đến khu di tích Gò Tháp. Đây là khu gò rộng và cao, với nền gạch cổ và tòa tháp được công nhận là di tích quốc gia gắn liền hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Người dân vùng Đồng Tháp Mười vui vẻ, hiền lành, năng động, hiện đại.
Đoạn văn mẫu số 6
Tác phẩm là thành quả ghi chép những thu hoạch của Văn Công Hùng sau chuyến thăm tới Đồng Tháp Mười. Nhà văn đã ghi lại những suy nghĩ, tình cảm và cách nhìn nhận của mình về con người, cảnh quan, đồ ăn, di tích đặc trưng và con người nơi đây với những sự mộc mạc, giản dị chân thành nhất. Đồng thời gửi gắm vào đó cả tình cảm yêu mến trân trọng của mình.
Đoạn văn mẫu số 7
Tác phẩm đã tái hiện thiên nhiên Đồng Tháp Mười vào mùa lũ một cách chân thực, sinh động hấp dẫn với những sự vật gần gũi thân thuộc nhất. Nội dung tác phẩm mở ra trước mắt người đọc một Đồng Tháp Mười với những đặc điểm riêng biệt, cho người đọc cái nhìn chân thực về nơi đây. Từ đó thể hiện tình cảm chân thành yêu mến của tác giả được bộc lộ một cách tự nhiên
Đoạn văn mẫu số 8
Văn bản miêu tả nước lũ và con đường ở Đồng Tháp Mười. Đồ ăn và loài hoa đặc trưng của Đồng Tháp Mười. Đặc biệt tác giả tập trung miêu tả các di tích và tính cách con người ở Đồng Tháp Mười.
Đoạn văn mẫu số 9
Với giọng văn nhẹ nhàng, lôi cuốn, kết hợp giữa tự sự và miêu tả, ngôi kể tự nhiên, chân thật, gần gũi. tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Cảm nhận tình yêu thương mẹ của bé Hồng
Tình cảm tác giả dành cho Đồng Tháp Mười
Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng