TOP 10 Đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ nắng hồng (2024) SIÊU HAY

Dưới đây là TOP 10 Đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ nắng hồng hay nhất hướng dẫn chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh, giúp cải thiện khả năng viết văn của các em. Mời các em tham khảo:

Đề tài: Đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ nắng hồng.

Dàn ý: Đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ nắng hồng.

-Mở đoạn:giới thiệu nhan đề,tác giả và nêu ấn tượng,cảm xúc chung về bài thơ

-Thân đoạn:trình bày cảm xúc về bài thơ

+Chỉ ra những từ ngữ thể hiện cảm xúc của ngừoi viết

+Liệt kê những chi tiết,hình ảnh được trích từ bài thơ

+Ghi lại từ ngữ dùng để liên kết câu

-Kết đoạn:Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc của bài thơ

Một số bài văn mẫu: Cảm nhận về bài thơ nắng hồng.

Tài liệu VietJack

Đoạn văn mẫu số 1

Trong các bài thơ viết về tình cảm mẹ con, em đặc biệt yêu thích bài thơ Nắng hồng của Bảo Ngọc, bởi các hình ảnh trong sách, liên tưởng thú vị của bài thơ. Trong các khổ thơ đầu, tác giả tái hiện lại một mùa đông lạnh lẽo và ảm đạm khi mọi con vật, cây cối đều thu mình lại để tránh rét. Ấy vậy mà, trong cái rét tê tái của lối quê đến cóng cả bàn tay, bạn nhỏ vẫn chờ mẹ đi chợ về. Và từ màn sương xa ấy, người mẹ xuất hiện với chiếc áo choàng đỏ tươi, ấm áp. Mẹ đem đến tia nắng hồng của mùa xuân ấm áp, xua tan đi lạnh giá. Một nụ cười của mẹ thôi cũng sáng bừng cả không gian mùa đông ảm đạm xung quanh mình. Chỉ bằng chừng ấy chi tiết thôi, mà cũng đủ để em cảm nhận được tình yêu thương tha thiết mà bạn nhỏ dành cho mẹ của mình. Điều đó khiến em cảm phục và thấu hiểu được sức mạnh vĩ đại của tình mẫu tử thiêng liêng.

Đoạn văn mẫu số 2

Bài thơ năm chữ Nắng hồng của nhà thơ Bảo Ngọc là một áng thơ hay và đặc sắc. Các khổ đầu của bài thơ tái hiện lại khung cảnh trời đông giá rét, dưới góc nhìn của bạn nhỏ. Cái rét ấy được khẳng định qua việc mặt trời, bầy ong, chim sẻ rồi cả hàng cây phải co ro mình lại. Tất cả đều dừng việc rong chơi, ca hát để tránh gió lạnh, nên bức tranh thiên nhiên trở nên thật ảm đạm. Bỗng, một nguồn sáng ấm áp từ xa chiếu lại, vẽ lên màu sắc cho bức tranh. Đó chính là mẹ. Mẹ là mùa xuân, là mặt trời, là tia nắng, xua đi băng giá, sưởi ấm cho con. Niềm vui sướng hồn nhiên của bạn nhỏ khi thấy mẹ về, đã giúp người đọc cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và ấm áp.

Đoạn văn mẫu số 3

Nhà thơ Bảo Ngọc đã sáng tác nên một bài thơ rất hay và ý nghĩa về tình mẫu tử, đó chính là Nắng hồng. Nắng hồng đã miêu tả lại thế giới trong cái nhìn của người con. Trong ánh nhìn thơ ngây ấy, thế giới của những ngày đông vừa lạnh lẽo, lại xám xịt và ảm đạm biết bao nhiêu. Ấy vậy mà, khi người mẹ vừa xuất hiện, bức tranh ấy lại bỗng có những thay đổi nghiêng trời lệch đất. Đó là sự xâm lấn của vùng sáng ngời với sắc hồng ấm áp. Nguồn sáng ấy đến từ người mẹ. Mẹ đến như một mặt trời riêng của con, đem theo hơi ấm, xua tan đi mọi giá lạnh, mọi âm u của ngày đông. Trong mắt người con, mẹ là mặt trời, mẹ là tia năng ấm, bởi mẹ luôn yêu thương, chở che cho con. Mẹ sưởi ấm con bằng tình thương, sự quan tâm vô bến. Bởi vậy, mà chỉ cần nơi nào có mẹ, thì nơi đó có ánh sáng, có hơi ấm, có mái nhà. Suy nghĩ ngây thơ và tình cảm chân thành ấy của người con đã được nhà thơ Bảo Ngọc khéo léo gửi gắm vào từng hình ảnh và vần thơ trong Nắng hồng. Từ đó tạo ra một tác phẩm thơ giàu ý nghĩa về tình mẫu tử.

Đoạn văn mẫu số 4

Nắng hồng là một tác phẩm thơ viết về tình mẫu tử mà em vô cùng yêu mến. Tác giả Bảo Ngọc đã khéo léo miêu tả khung cảnh mùa đông lạnh lẽo, xám xịt và ảm đạm đê làm khung nền cho sự xuất hiện của “ánh nắng hồng”. Khi mùa đông về, cả bầy ong, chú chim sẻ và cả những hàng cây đều thu mình lại, co ro để tránh rét. Mặt trời của tự nhiên lẩn trốn sau những đám mây, nhưng bạn nhỏ trong bài thơ vẫn không hề thấy lạnh lẽo. Bởi bạn ấy có cả một mặt trời riêng của mình, đó chính là mẹ. Mẹ của bạn nhỏ xuất hiện, đem theo những tia nắng hồng ấm áp, xua tan đi giá lạnh. Nắng hồng ở đây là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu thương, sự chở che, quan tâm, chăm sóc của mẹ dành cho bạn nhỏ. Chính bởi có mẹ, nên bạn ấy chẳng hề thấy lạnh lẽo hay cô đơn. Cách khắc họa tình mẫu tử thiêng liêng và ấm áp ấy của nhà thơ Bảo Ngọc vừa đặc biệt lại ý nghĩa. Đó chính là lý do khiến em yêu thích tác phẩm thơ này đến vậy.

Đoạn văn mẫu số 5

Sắc trời thay đổi dần theo các mùa trong năm: Xuân, hạ, thu, đông. Có lẽ, mùa đông là mùa mà các bạn nhỏ không thích nhất. Trái ngược với mùa xuân ấm áp, mùa hè tươi mát hay mùa thu dịu nhẹ, mùa đông mang trong mình những sắc thái lạnh lẽo riêng biệt. Khi đông tới, sắc trời trở nên lạnh giá. Mặt trời chói chang cũng ẩn mình sau những lớp mây mù xám ngắt. Những hình ảnh thơ được tác giả miêu tả vô cùng đa dạng, phong phú và giàu tính biểu đạt. Khi tiết trời thay đổi, những loài vật cũng có đang chuyển biến theo mùa “ Se sẻ giấu tiếng hát…cũng không đến vườn hoa.” Vạn vật thay đổi đón chào mùa đông, bừng sáng trên khung cảnh mùa đông ấy chính là sự xuất hiện của người mẹ. Hình ảnh người mẹ đi chợ xa về xua tan đi lạnh lẽo của bức tranh mùa đông. Mẹ mặc chiếc áo choàng đỏ được tác giả so sánh với “đốm nắng đang trôi”. Và khi mẹ bước chân đến cửa, mẹ đã mang theo ánh nắng, mang theo vạt nắng hồng trong nụ cười hiền dịu. Từ đó, ta cảm thấy yêu thương mẹ da diết. Bài thơ khép lại để lại những cảm xúc ngọt ngào trong lòng người đọc.

Đoạn văn mẫu số 6

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, với những hình ảnh miêu tả vô cùng sống động và chân thật. Qua bài thơ, bạn đọc cảm nhận rõ tình yêu da diết của tình mẹ và chính tình mẫu tử đã góp phần làm thay đổi cả khung cảnh mùa đông lạnh lẽo. Mở đầu cho bài thơ chính là bức tranh mùa đông lạnh giá, rét buốt. Trên khung cảnh mùa đông ta cảm nhận được sự lạnh lẽo bao trùm lên không gian. Lần lượt những hình ảnh “mặt trời trốn đi đâu, cây khoác tấm áo nâu, áo trời thì xám ngắt”. Những loài vật cũng đang thay đổi tập tính của mình để đón mùa đông về. Ta không còn thấy những chú chim se sẻ cất tiếng hót líu lo mà thay vào đó chúng “núp sâu trong mái nhà”. Những chú ong cũng không chăm chỉ hút mật ở vườn hoa nữa. Mùa đông trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết, nào là mưa phùn, sương mờ. Nổi bật trên khung cảnh u ám chính là sự xuất hiện của người mẹ. Hình ảnh mẹ đi chợ xa về, khoác lên mình chiếc áo choàng đỏ đã xua tan đi cái lạnh mùa đông. Mẹ cười như những vệt nắng hồng bởi vì mẹ chính là những tia nắng, là ông mặt trời luôn soi đường dẫn lối và sưởi ấm cho những đứa con thân yêu của mình. Bài thơ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và da diết khiến cho người đọc bồi hồi mãi không quên.

Đoạn văn mẫu số 7

Nắng hồng là một bài thơ tiêu biểu của tác giả Bảo Ngọc viết về thiên nhiên và tình mẫu tử. Ta cảm nhận được cái lạnh lẽo và u ám khi mùa đông gần kề. Thiên nhiên và những con vật đang lặng lẽ thu mình, ẩn nấp để tránh mùa đông lạnh giá. Nào là “ mặt trời trốn đi đâu, cây khoác tấm áo nâu”. Những loài vật vui vẻ trong mỗi tiết trời mùa xuân, hạ, thu cũng không còn nữa. Chim se sẻ giờ đây đã núp mình trong những mái nhà, những chị ong cũng không còn ra vườn hút mật như khi vào hè. Sự thay đổi của các con vật cũng là sự báo hiệu cho mùa đông. Khi mùa đông tới, tiết trời ảm đạm, mưa phùn rơi, tất cả như bao trùm bởi lớp sương mờ ảo. Thứ duy nhất sáng bừng trên bức tranh mùa đông chính là sự xuất hiện của người mẹ, mẹ đến và sưởi ấm vạn vật. Mẹ mặc chiếc áo khoác đỏ như đốm nắng đang chiếu sáng. Mẹ nở một nụ cười hiền dịu như mùa xuân đang tới, chính mẹ đã làm tan đi cái lạnh thấu xương của mùa đông. Những hình ảnh đặc sắc được tác giả lồng ghép khiến mỗi bạn đọc càng thêm yêu thương và trân quý mẹ của mình. Từ đó làm bật lên tình thương mẹ da diết, bài thơ đã để lại một thông điệp sâu sắc mãi khắc ghi cho mỗi người.

Đoạn văn mẫu số 8

Nắng hồng là một bài thơ năm chữ hay và ý nghĩa của nhà thơ Bảo Ngọc. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh một mùa đông lạnh lẽo và ảm đạm qua các hình ảnh nhân hóa thú vị. Từ Mặt Trời, hàng cây, bầu trời đến chim sẻ, chú ong đều phải thu mình lại vì gió rét. Nổi bật lên trong bức tranh mùa đông ảm đạm ấy, là hình dáng của mẹ với chiếc áo choàng màu đỏ, bước chân mang theo nắng hồng cùng nụ cười ấm áp. Mẹ xuất hiện mang theo hơi ấm, mang theo niềm vui xua tan đi buốt giá. Mẹ chính là mùa xuân của người con. Những hình ảnh thơ ấy, giúp em cảm nhận được tình cảm trong sáng, yêu thương quấn quýt mà người con dành cho mẹ của mình. Đó là thứ thình cảm thiêng liêng, trong sáng vô cùng.

Xem thêm các bài văn mẫu hay khác:

TOP 30 bài Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) 2024 SÚC TÍCH NHẤT

TOP 25 bài Phân tích khổ 1 trong bài thơ Từ ấy 2024 SIÊU HAY

TOP 20 bài Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng 2024 CHI TIẾT NHẤT

TOP 20 bài Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh 2024 HAY NHẤT

TOP 20 bài Phân tích bài thơ Đi đường 2024 CỰC CHI TIẾT

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!