Đề bài: Đoạn văn nêu cảm nhận thơ mưa xuân II của Nguyễn Bính.
Gợi ý: Đoạn văn nêu cảm nhận thơ mưa xuân II của Nguyễn Bính.
- Bài thơ "Mưa Xuân II" của Nguyễn Bính đã mang đến cho tôi những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên và mối quan hệ gắn bó giữa con người và tự nhiên.
Ngay từ những dòng đầu tiên, tôi đã cảm nhận được sức sống và tươi mới của thiên nhiên trong mùa xuân. Cây cam, cây quýt cành giao nối, những chiếc lá đón lấy cơn mưa, đám cỏ dại nở ra những chùm hoa xanh tươi. Tất cả những hình ảnh này đã tạo nên một bức tranh tươi sáng và tràn đầy sức sống.
- Tác giả cũng không quên đề cập đến dãy núi hùng vĩ và đàn cò trắng bay trên mặt ruộng. Những hình ảnh này không chỉ tạo nên một khung cảnh hài hòa mà còn thể hiện sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. Đàn cò trắng bay là biểu tượng của sự tự do và thanh bình, trong khi mặt ruộng là nơi con người làm việc và sinh sống.
- Bên cạnh đó, bài thơ còn mô tả cuộc sống sôi động và náo nức của con người trong ngày xuân. Những người đi trẩy hội đông vui, nhộn nhịp biết bao. Từ đó, tôi cảm nhận được sự gắn bó khăng khít giữa con người và tự nhiên. Con người hòa mình vào không khí náo nức của mùa xuân, tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời.
-Bài thơ "Mưa Xuân II" đã mang đến cho tôi những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên và mối quan hệ gắn bó giữa con người và tự nhiên. Tác giả đã thành công trong việc khắc họa cảnh sắc thiên nhiên và tạo nên một bức tranh tươi sáng, tràn đầy sức sống. Bài thơ cũng thể hiện sự giao hòa và gắn bó giữa con người và tự nhiên, tạo nên một không gian thanh bình và hài hòa.
Một số bài văn mẫu: Nêu cảm nhận thơ mưa xuân II của Nguyễn Bính.
Đoạn văn mẫu số 1
Thơ của Nguyễn Bính mang đậm phong vị dân gian, một trong những bài thơ tiêu biểu phải kể đến “Mưa xuân II”. Khi đọc bài thơ, tôi đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn sức sống, cũng như cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm. Cảnh sắc thiên nhiên được khắc họa với những sự vật vô cùng quen thuộc của làng quê. Cây cam, cây quýt cành giao nối, những chiếc lá đón lấy cơn mưa. Đám cỏ dại đang nở ra những chùm hoa xanh. Đàn bướm bay mà không ướt cánh, còn nhện cũng vừa mới giăng tơ trắng ngần. Xa xa, dãy núi thật hùng vĩ, thấp thoáng là đàn cò trắng bay là mặt ruộng. Vạn vật đều tươi mới, căng tràn sức sống dưới cơn mưa xuân. Và trong nền thiên nhiên đó, con người cũng xuất hiện, hòa mình vào với không khí náo nức của ngày xuân. Những người đang sắm sửa đi trẩy hội đông vui, nhộn nhịp biết bao. Qua bài thơ, tôi cảm nhận được con người và tự nhiên có mối quan hệ gắn bó khăng khít, gần gũi và có sự giao hòa với nhau.
Đoạn văn mẫu số 2
Bài thơ Mưa xuân II của Nguyễn Bính đã đem đến cho tôi nhiều cảm xúc khi đọc. Vẻ đẹp thiên nhiên được khắc họa với vẻ giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất thơ mộng, tràn đầy sức sống. Cơn mưa xuân dường như đã khiến cho vạn vật bừng tỉnh sau một mùa đông dài lạnh lẽo. Những cây cam, cây quýt hay cỏ dại đang tận hưởng không khí mùa xuân tươi mát, chúng thi nhau ra hoa xanh tốt. Cả loài vật cũng đang hưởng ứng cái không khí mùa xuân đến, bươm bướm cứ bay không ướt cánh, còn nhện thì giăng tơ sợi trắng ngần. Mùa xuân đến, con người cũng vui tươi hơn, rộn ràng hơn. Người đi trẩy hội, nô nức và nhộn nhịp. Cảnh sắc mùa xuân còn xuất hiện thêm hình ảnh những đàn cò trắng bay lượn và hình ảnh đoàn tàu đang chạy. Mọi hoạt động đều được diễn ra thường xuyên, nhưng khi mùa xuân đến mọi thứ như nhộn nhịp và hào hứng hơn. Cơn mưa càng làm cho cảnh vật thêm tươi đẹp hơn. Qua bài thơ, tác giả cũng thể hiện cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trước khung cảnh thiên nhiên trong cơn mưa xuân.
Đoạn văn mẫu số 3
Làm nên hồn quê, không thể không có vai trò của lời quê. Nguyễn Bính đã gọi dậy cả hồn quê chính trong mỗi một lời quê đó. Cái cách tả buổi tối theo lối quê: “Bốn bên hàng xóm đã lên đèn”, cái cách đo khoảng cách đường xá: “Thôn Đoài cách có một thôi đê”, cách dùng thành ngữ để hờn trách: “Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn”, cách diễn tả nỗi đơn lẻ của mình (thương mình) vòng qua nỗi đơn chiếc của con thoi (thương đối tượng khác): “Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh / Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”, cách tả mưa: “Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay”, cách ước đếm thời gian: “Anh ạ mùa xuân đã cạn ngày”... tất cả đều đượm vẻ quê. Nghĩa là cách nói cụ tượng bằng chính những sự vật bình dị, mộc mạc gắn bó với thôn ổ từ bao đời nay, hoặc lối nói gián tiếp bóng gió. Thế giới tâm tình của một cô gái quê được gọi dậy bằng những lời quê ấy. Bởi chính những lời quê kia đã kết lắng trong nó tâm tình của dân quê. Và đến lượt nó, chính lời quê cũng góp phần nuôi dưỡng bảo lưu hồn quê trong mỗi một người quê. Có thể nói rằng, vai trò của cảnh trong bài thơ này rất quan trọng, là vì nó có một giá trị độc lập. Đành rằng đã là văn chương thì ở đâu cảnh hay chuyện hay có là gì đi nữa rốt cuộc cũng đều để gửi cái tình, nhưng đôi lúc cái dụng công của tác giả ngỡ như trải đều cho tình lẫn cảnh, hoặc tình lẫn chuyện... đến nỗi ta không biết cái nào là chính, cái nào là phụ.
Đoạn văn mẫu số 4
Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ hiện ra thật sinh động. Mùa xuân của đất trời và vạn vật đang tưng bừng sống lại sau những ngày đông tàn cũng đánh thức luôn nhịp hồi sinh trong con người, mùa ăn chơi, mùa tháng rộng ngày dài đầy rạo rực. Tiếng trống chèo thân thuộc ngàn năm trên mảnh đất này lại vang lên trên những sân đình. Hội chèo làng Đặng hát ở thôn Đoài... Những địa danh chỉ nghe qua đã đủ gợi hồn quê kiểng. Những đám hội ở thôn quê luôn vui như... hội, bởi vì người ta đâu chỉ được xem hát, xem trò, được thưởng thức nghệ thuật, mà có lẽ còn quan trọng hơn thế-đấy là nơi gặp gỡ, giao cảm, nơi tìm kiếm và hẹn hò của những lứa đôi. Từ hình ảnh thiên nhiên ấy, tác giả đã gợi mở cho chúng ta về một tình yêu mới nhen nhóm, diễn ra trên cái nền của một làng quê vào cữ mùa xuân.
Đoạn văn mẫu số 5
Đó là vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên của làng quê Việt Nam, mà ở đây là miền Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra. Trong bài thơ ta nhận ra đặc thù không thể lẫn của thời tiết, khí hậu và cảnh sắc của miền Bắc, nó rất khác với miền Nam do cấu tạo địa lý của đất nước ta, đặc biệt là vào cữ đông - xuân. Ấy là những cảnh giá lạnh, ẩm ướt, bầu trời thật thấp và âm u, với loài hoa xoan màu trắng tím nở thành chùm, thành ngù như lẫn vào mây trắng và sương mù, thứ hơi nước lãng đãng bốc lên từ hồ, ao, nửa như mây, nửa như mưa, huyền hoặc vô cùng, thêm một bước nữa- quá mù ra mưa, thì đó là thứ mưa bụi, hay mưa phùn, hay cũng là mưa bay, mưa lay phay, thứ mưa không ướt áo, mưa không ướt đất ấy thực là một vẻ đẹp mê hồn và là đặc thù của mùa xuân đất Bắc mà bao người đi xa vẫn nhớ đến nao lòng.Cảnh trí ở đây được dùng làm đất sống cho câu chuyện tình và đến lượt câu chuyện tình lại tạo nên phần hồn cho cảnh. Và như thế cảnh và tình trong Mưa xuân đã quyện vào nhau như xác với hồn để cùng tạo nên một bức tranh quê chân thực và sống động, mang đậm dấu ấn Nguyễn Bính.
Đoạn văn mẫu số 6
Mưa xuân thường đến rất nhẹ nhàng, êm ái như gieo vào lòng người những xuyến xao. Mưa xuân đến, hoa xoan rụng từng lớp, từng lớp vẽ nên một bức tranh quê trong tiết trời ấm áp của mùa xuân. Giữa cảnh sắc thiên nhiên hoa xoan tím nồng nàn, trong làn mưa xuân "phơi phới" bay, hội chèo làng Đặng đi qua ngõ, tiếng trống chèo ở thôn Đoài đã rung lên, cô thôn nữ bâng khuâng và xao xuyến. Hương sắc ấy, âm thanh ấy là hồn quê xứ sở thanh bình. Hoa xoan và làn mưa xuân là những hình ảnh thân thuộc, bình dị, dân dã của làng quê được nói đến nhiều trong thơ ca dân tộc. Mưa xuân là một khúc tâm tình êm dịu mà buồn, cái buồn lặng lẽ cứ nén sâu vào tâm hồn. Nhà thơ chân quê đã tạo nên một không gian nghệ thuật dân dã thân thuộc, bình dị, mến thương để diễn tả những rung động vui buồn, xôn xao trong tâm hồn thiếu nữ giữa những ngày hội xuân, những ngày khao khát yêu thương.
Xem thêm các bài văn mẫu hay khác:
TOP 30 bài Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) 2024 SÚC TÍCH NHẤT
TOP 20 bài Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng 2024 CHI TIẾT NHẤT
TOP 20 bài Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh 2024 HAY NHẤT
TOP 20 bài Phân tích bài thơ Đi đường 2024 CỰC CHI TIẾT
TOP 10 bài Phân tích tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú (2024) SIÊU HAY