Đề bài: Nghị luận về câu nói cháy lên để tỏa sáng.
Nghị luận về cháy để tỏa sáng - Mẫu 1
Có bao giờ bạn tự hỏi với chính mình, rằng tôi sinh ra để làm gì? Những gì bạn làm có thực sự là mục đích, là con đường bạn đã từng mơ ước tới? Có nhiều người chọn nhiều hướng đi khác nhau, có nhiều người lại chỉ chú ý đến một con đường duy nhất. Nhưng dù là con đường nào kết quả cũng là để mình được sống và đạt những gì mình mong muốn. Tôi đã từng nghe người nói đến câu nói: “Cháy lên để tỏa sáng” và tôi vẫn luôn trăn trở suy nghĩ về điều này.
Một câu nói hết sức ngắn gọn, nhưng súc tích, và thu gọn được nhiều nội dung khái quát và mang nhiều ý nghĩa. Tại sao lại cháy? Lên để tỏa sáng mà không phải bằng một cách nào khác? Cháy để tượng trưng cho sự bùng nổ, hết mình, được xem như một lòng nhiệt huyết hết mình với ước mơ lý tưởng của bản thân, luôn rực cháy trong tim, luôn tràn đầy lửa trong lòng, nó hun đúng cho ta “cháy lên để tỏa sáng”. Cháy là một hành động diễn ra, đương nhiên sẽ có kết quả là “tỏa sáng”, tỏa sáng là hệ quả của quá trình cháy mà thành, tượng trưng cho những thành tựu , nâng cao tầm vóc, giá trị bản thân từ đó được mọi người ngưỡng mộ và tôn vinh. Cuộc sống không dài, tại sao ta không chọn lựa để tỏa sáng theo cách riêng của mình, và phấn đấu để tỏa sáng cơ chứ? Cả câu nói ngắn gọn súc tích, nhưng lại là một trâm ngôn sống quan trọng dành cho nhiều người, nhiều lứa tuổi, hi vọng câu nói sẽ luôn giúp chúng ta sống tốt hơn, sống hết mình, trọn vẹn ý nghĩa, trọn vẹn niềm tin, và phải luôn nhiệt huyết, phấn đấu như một ngọn lửa, bền bỉ, kiên trì để khiến mỗi người trở nên tỏa sáng. Cuộc sống của chúng ta không dài, mà tựa như một cái chớp mắt của vũ trụ bao la. Vì vậy con người ta cần phải có niềm đam mê, niềm đam mê của riêng mỗi cá nhân, chính là “sự cháy” của riêng họ. Họ có đam mê trong công việc, sẽ quên đi thời gian, quên đi những mệt mỏi lo lắng bận rộn của công việc, và sẽ thấy cuộc sống này trở nên đẹp hơn, công việc sẽ thú vị hơn, và hiệu quả công việc sẽ gặt hái được nhiều hơn nữa.
Có niềm đam mê con người sẽ học cách sống đẹp, sống có ý nghĩa và luôn cố gắng hết mình để phát huy, nâng cao giá trị đam mê của mình lên. Như những nhà bác học, họ đam mê với việc nghiên cứu của mình, cuối cùng đã cho ra những thành tựu khoa học cực kì rực rỡ, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, cho con người. Hay như Anhxtanh, vì đam mê, ông đã không ngừng cố gắng trong suốt thời gian dài, gần như hi sinh cuộc sống riêng của mình để phục vụ cho lý tưởng vì lợi ích loài người chung của cộng đồng. Vì có niềm đam mê ấy, Anhxtanh đã tạo ra những loại thuốc đặc trị, chữa nhiều căn bệnh, và ông được coi như con người của thế kỉ, cống hiến cho nhân loại, và tên ông được tỏa sáng mãi cùng sự phát triển y học của loài người. Khi có đam mê, con người ta sẽ sống là chính mình, luôn năng động trong mọi hoạt động, nhiệt huyết, sáng tạo và có niềm tin vào bản thân mình. Luôn có ý chí mạnh mẽ để tìm cách vượt qua những khó khăn thử thách trong đời, như Bill Gates vì đam mê chế tạo công nghệ, ông đã không ngừng sáng chế, sáng tạo với niềm tin của bản thân. Giờ đây Bill Gates không phải người đàn ông quyền lực nhất giới công nghệ thông tin hay sao? Nói chung, sự “cháy” chính là niềm đam mê riêng, nhờ có niềm đam mê ta sẽ cố gắng để cống hiến, để sáng tạo và luôn phấn đấu hết mình trong mọi hoàn cảnh. Chính vì như vậy nên ta xứng đáng để được tỏa sáng, hành trình tỏa sáng ấy sẽ nâng cao tầm vóc giá trị của bản thân mình, được mọi người tôn vinh, ngưỡng mộ, và trên hết ta đã được là chính mình, sống hết mình để không phải hối tiếc vì điều gì. Tuy nhiên hiện nay có nhiều bạn trẻ, lấy mục tiêu “cháy để tỏa sáng” nhưng lại hiểu theo góc độ tiêu cực, cực đoan, như ham mê chơi game điện tử, khiến không chỉ tổn hại bản thân, lại bỏ bê học hành, đam mê là một quá trình, nhưng nếu vì quá ham muốn điều gì đó lý trí sẽ bị mất kiểm soát và dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường vì tham lam, và có thể phạm tội. Bên cạnh đó cũng là phê phán những đối tượng sống không hết mình, sống hời hợt, vô tâm, vô cảm không chỉ với người khác, và với chính bản thân mình. Họ cũng sống mà như chết, tồn tại vì không hiểu được đam mê của chính bản thân mình, từ đó dẫn đến lối sống vị kỉ, thừa thãi, và có thể là nguyên nhân sinh ra lối sống không lành mạnh, vi phạm những hành vi trái với đạo đức, trái pháp luật.
Nghị luận về cháy để tỏa sáng - Mẫu 2
Đúng như vậy, đó đã là lẽ sống của con người phải sống cống hiến,sống hết mình, sống phải cho ra Sống. Mỗi người có một quan điểm, một cách nhìn nhận về cuộc sống khác nhau nhưng điều quan trọng là từ đó họ đã thực hiện ra sao để có một cuộc sống ý nghĩa hơn. Cháy lên để tỏa sáng, cuộc đời của mỗi con người vô cùng ngắn ngủi trong dòng chảy của thời gian. Chính vì vậy muốn lưu giữ những điều tốt đẹp về mình, sống một cách tích cực, năng động, cháy lên chính là một quan điểm sống hết mình, cống hiến hết mình và là sự hòa đồng với tất cả mọi người xung quanh. Còn tỏa sáng tức là được mọi người công nhận, được vinh danh, cảm thấy vô cùng tự hào về bản thân.
Tóm lại cháy lên để tỏa sáng là một phương châm sống khuyên chúng ta hãy sống hết mình, hãy cống hiến hết mình để đạt được thành quả như mong muốn.
So với thời gian vô hạn kiếp người chỉ là hữu hạn. Vì vậy khi muốn lưu lại niềm hạnh phúc của cá nhân về sau, ta cần phải sống cháy lên. Cuộc sống không chấp nhận những kẻ lười nhác, chỉ biết sống cho bản thân mình,mỗi một người như làm xứ mệnh của tạo hóa. Vì vậy, họ không thể sinh ra và chết đi như một cái bóng, chỉ lẳng lặng suốt đời, như vậy là sống vô nghĩa,sống hoài, sống phí sống là phải cống hiến để mọi người biết tới sự tồn tại và công nhận. Chúng ta sống không thể cứ há miệng, chờ sung được mà sống là phải hết mình đó là cách duy nhất để mỗi chúng ta khi sinh ra trong cuộc đời này không bị uổng phí, không phải ân hận khi sau này nhìn lại quá khứ và cuộc đời. Cháy lên luôn là cách sống của con người đầy ý nghĩa và có ích đối với mỗi chúng ta để giá trị của chúng ta luôn luôn được lưu giữ mãi trong trái tim của mọi người.
Sống cháy lên là niềm thôi thúc một cách tích cực Tính cách tốt đẹp của mỗi con người,như tự lập, tự tin yêu thương và hòa đồng với mọi người. Điều đó là dĩ nhiên bởi khi đã cống hiến hết mình,đã năng động với cuộc sống thì dường như mỗi chúng ta đã ý thức được bản thân. Điều đó làm con người ta trưởng thành trong cuộc sống biết mình, biết người sống hết mình luôn là một phương châm sống một thái độ sống được đông đảo mọi người hưởng ứng cháy lên trong trách nhiệm với bản thân. Cháy lên trong trách nhiệm với mọi người và từ đó chúng ta đã rút ra được những yếu điểm của bản thân để kịp sửa chữa và hoàn thiện mình hơn và có thể khẳng định rằng sống Cháy lên chính là sự trau dồi đạo đức trong dồi kỹ năng ở mỗi con người.
Và khi đã được công nhận của mọi người và chính bản thân mình thì điều đó có nghĩa là đã được tỏa sáng. Con người ta lại tiếp tục muốn cống hiến, muốn cháy lên để tiếp tục cống hiến về sau. Đó là quy luật tất yếu của cuộc đời, một khi đã thấy mình hoàn thành về mặt này thì chúng ta lại tiếp tục cố gắng mặt khác được hoàn thiện hơn. Điều đó đúng với cách sống khép mình, đúng với cách sống Cháy lên, Bởi khi đã sống để được công nhận, để được tự hào một lần ắt hẳn người ta sẽ muốn cống hiến để rồi tỏa sáng ở những lần tiếp theo. Nói như vậy thì cứ mỗi ai sống cháy lên thì sẽ thúc đẩy xã hội được tốt đẹp hơn, mỗi người chúng ta phải sống hết mình, sống Cháy lên một cách mạnh mẽ để là những ngọn đuốc sáng rực trong xã hội.
Trong thực tế đã có không ít những tấm gương sống cháy hết mình, sống để tỏa sáng. Cô gái trẻ của bơi lội Việt Nam kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có lẽ là cái tên không xa lạ với chúng ta, cô đã dành về cho tổ quốc những niềm tự hào đó là những tấm huy chương vàng của các kỳ Đại hội Seagame nhưng đằng sau sự vinh quang tự hào ấy góp phần làm nên chiến thắng của Ánh Viên chính là sự cháy lên hết mình với thể thao,Cháy lên hết mình với một hi vọng sẽ đem về niềm tự hào cho đất nước nhỏ bé mà anh hùng này. Đó là một vẻ đẹp hết sức lớn lao, sức sống mãnh liệt, một khát vọng và nghĩa cử cao đẹp to lớn. Hay đến với Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu người đã từng nhận giải Toán học quốc tế, là một giáo sư trẻ tuổi Ngô Bảo Châu ngoài cái tài ra thì bên cạnh đó ông là người đam mê với toán học hết mình với toán học. Cháy lên trong một dự định sẽ đem về Vinh Quang cho nước nhà, nên giáo sư này đã thật sự tỏa sáng trong sự hâm mộ của biết bao người trong nước và quốc tế.
“cháy lên để tỏa sáng” là một ý kiến hoàn toàn đúng, con người ta chỉ có thể sống một cách tích cực trước những lời khen, lời ca ngợi hay khuyên nhủ của mọi người xung quanh. Hơn thế nữa, sống Cháy lên chính là thước đo Tài Năng và ý chí của con người. Đằng sau sự cháy lên là bao đắn đo, bao trăn trở của mỗi người để cháy lên làm sao một cách có ý nghĩa? Cháy lên làm sao một cách được mọi người ghi nhận và tôn trọng cuộc sống. Có thể chấp nhận những ai đã cố gắng hết mình để sống thật có ích, sống thật ý nghĩa chứ không dung nạp những kẻ chỉ biết suốt đời sống lầm lũi như một nơi xa xăm mà chẳng ai biết đến sự tồn tồn tại của mình đó chính là sống hoài, sống phí.
Đã từng có những ví von cuộc sống như một dòng chảy. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải sống hết mình, tăng tốc, rực sáng để có thể đưa lại những thành quả tốt đẹp nhất vượt qua ngoài sự mong muốn của chúng ta. Sống là phải cống hiến, biết bùng sáng, để sống cho ra sống. Mỗi người đều là những cá thể riêng, họ đều có những cách khác nhau để tự mình bùng cháy. Nhưng trong mỗi con người phải có những ước mong về sự bùng cháy tốt đẹp thì đó mới là sự cháy lên đầy ý nghĩa. Đó mới là một phương châm sống tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh một số người sống hết mình, sống bùng cháy thì vẫn còn một số người đang dựa dẫm, đang ỷ lại một cách u mê không công hiến đúng mình. Đó là một lối sống đáng phê phán, phần đông Cháy lên không đúng cách, đúng lúc đó chỉ là một sự thể hiện nông nổi, một cách để gây ấn tượng, để mọi người chú ý đến mình. Nhưng họ không nghĩ rằng đó chỉ là một hành vi làm hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt mọi người mà thôi. Chỉ có cống hiến cháy lên đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích thì giá trị của mỗi con người mới thực sự được ghi nhận và tôn trọng.
Nghị luận về cháy để tỏa sáng - Mẫu 4
Nhà văn nổi tiếng Ấn Độ Tago từng có một câu nói bất hủ “thà là một bông sen tỏa hết hương vị rồi chợt tắt, còn hơn chìm trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”. Câu nói ấy tôi mới đọc qua có chút hình tượng bóng bẩy nhưng nếu nghiền ngẫm suy nghĩ lại đem đến cho ta một bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, nó mở ra cho ta một lối sống tích cực và có ý nghĩa , rằng cuộc đời này là hữu hạn trong quỹ thời gian vô hạn. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cháy hết mình để tỏa sáng.
“Cháy hết mình để tỏa sáng” câu nói đơn giản chỉ gồm 6 từ bị lược bớt chủ ngữ, nhưng ý nghĩa lại vô cùng xúc tích và có ý nghĩa sâu xa. Như một thông điệp vậy! hiểu theo nghĩa thông thường thì đó là một hiện tượng khi xảy ra sẽ sinh ra “lửa” dùng để sinh hoạt hay sản xuất. Nhưng suy rộng ra trong câu nói này thì “cháy” ở đây là chỉ sự “sống hết mình”, sống có ý nghĩa, sống một cách “rực lửa”, “cháy mình” để cuộc đời này tươi đẹp hơn. Cũng có nghĩa là một khi đã làm việc gì đó thì ta sẽ làm đến cùng, sẽ cố gắng quyết tâm đến cùng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. “cháy hết mình để rồi tỏa sáng” một khi đã tận tâm hết sức cho một hành động nào đó thì đến cuối cùng kết quả bạn thu về sẽ là sự thành công rực rỡ, bạn sẽ tỏa sáng tài năng thực sự trong giây phút đăng quang. Không chỉ bản thân được tỏa sáng mà còn đem lại niềm vui sướng hạnh phúc cho những người thân bên cạnh bạn. Như vậy chỉ bằng một thông điệp hết sức ngắn gọn mà hàm xúc vô cùng đã đem lại cho mỗi chúng ta đặc biệt là thế hệ thanh niên một bài học thật ý nghĩa, đã sống ở trên đời thì phải sống sao cho ý nghĩa và khi đã hành động thì việc mình làm dù lớn hay nhỏ, vĩ đại hay tầm thường cũng phải cố gắng hết sức, phải cháy hết mình để tự tin tỏa sáng.
Trong cuộc sống dù ở bất cứ lĩnh vực nào, hay làm bất cứ một việc gì thì chúng ta hãy tự tin cháy lên để tỏa sáng. Vì khi ta đã thật sự nỗ lực quyết tâm và cố gắng làm việc gì đó thì ta sẽ đặt cả tâm huyết, tấm lòng để gửi gắm vào cái đích cuối cùng. Ta nỗ lực phấn đấu cháy hết mình vì một công việc, một cuộc thi thì ta sẽ gặt hái về một kết quả mỹ mãn vô cùng. Nhưng ngược lại nếu làm một việc gì đó? dù việc ấy quá mức đơn giản, nhưng người thực hiện mà không có cái tâm, không làm một cách tử tế đặt tâm huyết của mình vào đó thì dù như thế nào đi chăng nữa chẳng thể hoàn thành. Nếu ta dốc lòng vì công việc, đặt mọi hy vọng vào kết quả cuối cùng và can đảm dám mạo hiểm, dám bùng nổ bản thân để có thể hoàn thành nó thì ta sẽ thu về một thắng lợi vẻ vang. Không chỉ có thế mà bản thân ta còn được tỏa sáng, được mọi người biết đến và hâm mộ, mọi người thân trong gia đình cũng được thơm lây, hạnh phúc, được vui vẻ. Ta cháy hết mình trong mọi hoàn cảnh không chỉ giúp da tỏa sáng, mà còn rèn luyện cho ta đức tính tự tin nhẫn nại, can đảm cần có trong cuộc sống.
Muốn “cháy hết mình để tỏa sáng” mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin vào chính khả năng của mình, có tự tin vào bản thân dám làm những việc không ai dám làm thì mới tạo nên thành công đột phá. Người mà luôn tự tin hạ thấp bản thân mình thì sẽ không bao giờ làm nên việc lớn, có như vậy ta mới thấy sự tự tin là cái cần thiết trong cuộc sống sôi động. Ngày nay đến nhường nào cũng nhờ có sự tự tin, nỗ lực không ngừng mà nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã cháy hết mình trong giải bơi lội quốc tế để mang lại niềm vinh quang cho đất nước, và cũng nhờ sự tự tin quyết tâm mãnh liệt ấy nên xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã tỏa sáng trước mắt bao đối thủ quốc tế để chiến thắng, đem về cho nước nhà tấm huy chương vàng cao quý. Trong cuộc sống còn rất nhiều tấm gương sáng giá như thế đáng để chúng ta học tập. Mỗi bạn trẻ đừng như “cái ao đời phẳng lặng” trong truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, hay như những hình nhân biết cử động trong thiên truyện ý tưởng “Tỏa Nhị Kiều” của Xuân Diệu.
Bên cạnh một thông điệp hết sức có ý nghĩa còn là một lời phê phán nặng nề những con người có lối sống vô cảm, bình lặng, an phận quá mức, một cuộc sống trôi qua nhàm chán ngày ngày qua ngày khác mà không có lấy một gam màu sắc tươi mới. Đặc biệt hơn là lên giọng phê phán những con người nhút nhát, tự ti, không dám bộc lộ tài năng của mình mà suốt ngày chỉ biết làm một con rùa rụt cổ, lầm lũi trong bóng tối, những con người không giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài mới lạ ấy là hạng người “ếch ngồi đáy giếng”.
Xem thêm các bài văn mẫu hay khác:
TOP 20 Đoạn văn về lòng đố kị (2024) SIÊU HAY
TOP 20 Mẫu dẫn chứng nghị luận xã hội đoàn kết là sức mạnh (2024) SIÊU HAY
TOP 10 Đoạn văn nghị luận về thói an chơi đua đòi (2024) SIÊU HAY