TOP 10 Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ (2024) SIÊU HAY

Dưới đây là TOP 10 Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ hay nhất hướng dẫn chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh, giúp cải thiện khả năng viết văn của các em. Mời các em tham khảo:

Đề bài:  Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ.

Dàn ý: Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ.

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu cảm nghĩ nhận về bài thơ.

2. Thân đoạn: Cảm nghĩ về bài thơ:

- Về nội dung:

+ Hình ảnh mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó làm tất cả mọi thứ -> đức hi sinh, tình yêu thương bao la của mẹ.

+ Tâm trạng của người con khi trở về thăm nhà và mẹ: nghẹn ngào, xót xa.

- Về nghệ thuật:

+ Sử dụng các hình ảnh thân quen, gần gũi.

+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hóa "nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa", liệt kê các sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",...

- Nêu lí do thích bài thơ:

+ Bài thơ để lại trong em những cảm xúc sâu lắng về tình mẫu tử. Đồng thời, gợi nhắc em phải biết yêu thương, kính trọng mẹ nhiều hơn.

3. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị bài thơ.

Một số bài văn mẫu: Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ.

Đoạn văn mẫu số 1

Bài thơ Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Khương là dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách, mang đến cho em những rung cảm sâu sắc về tình cảm mẹ con âm áp, thân thương. Một buổi chiều đông lạnh lẽo, người con trở về thăm mẹ già nhưng "mẹ không có nhà". Ngồi ở hiên nhà, con đưa mắt ngắm nhìn cảnh vật quanh nhà. Con thấy chum tương đã được mẹ đậy nắp cẩn thận. Con còn thấy đàn gà mới nở đang quanh quẩn bên chiếc nơm hỏng vành. Nhờ đôi bàn tay mẹ, ngôi nhà thân thương trở nên thật gọn gàng, ngăn nắp. Ở ngoài đồng ruộng, mẹ cũng tần tảo, đảm đang như vậy. Mẹ chăm chỉ, cần mẫn làm lụng không ngại khó nhọc. Vì thế, chiếc áo tơi ngày càng ngắn ngủi đến nỗi "Áo tơi qua buổi cày bừa/ Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm". Mẹ vất vả quanh năm suốt tháng để nuôi nấng con khôn lớn, để cuộc sống của con thêm vẹn tròn, đầy đủ. Mẹ dành cho con mọi điều tốt đẹp mà chẳng hề phần lại cho bản thân "trái na cuối vụ mẹ dành phần con". Những gì thơm ngọt, hương sắc đều được mẹ giữ gìn, dành dụm gửi con. Bằng việc sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ nhẹ nhàng, hình ảnh gần gũi, thân thuộc và biện pháp nhân hóa "Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa", biện pháp liệt kê các sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",... tác giả đã làm nổi bật hình bóng mẹ già chịu thương chịu khó, yêu thương con vô bờ bến. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo, vất vả lam lũ sớm chiều nhưng đầy tình yêu thương con hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ củo Định Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà ngay như chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn, rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày..

Đoạn văn mẫu số 2

Đọc bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương, em cảm thấy vô cùng cảm động trước tình cảm sâu sắc mà tác giả giành cho mẹ kính yêu. Trở về thăm nhà vào một chiều đông, người con ngỡ ngàng khi "bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà". Thơ thẩn ngắm nhìn, con lại thấy thấp thoáng hình bóng mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó Mọi thứ trong căn nhà đều có bàn tay nâng niu, chăm sóc của mẹ. Từ những đồ vật giản dị nhất như nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na đều cho thấy sự vất vả nhọc nhằn của mẹ. Đó là những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con. Như vậy, mẹ làm tất cả mọi việc để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Mẹ dành mọi thứ cho con, từ những thứ nhỏ bé nhất như "trái na cuối vụ". Cảm nhận được tình thương bao la ấy, người con đã nghẹn ngào, xúc động "Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/ Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.". Bằng việc sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, biện pháp liệt kê các sự vật và ngôn ngữ mộc mạc, nhà thơ đã làm nổi bật hình ảnh người mẹ đảm đang, cần mẫn. Từ đó, khéo léo khắc họa tình cảm gia đình cao đẹp, quý giá.


Đoạn văn mẫu số 3

Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc. Những câu thơ mở đầu, người con đã bộc lộ cảm xúc khi về thăm mẹ vào một chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Khung cảnh thời tiết càng làm cho nỗi nhớ trở nên sâu nặng hơn. Người con khi trở về nhà nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là khói bếp. Hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của mẹ bao năm tháng qua. Mọi thứ trong nhà đều có đôi bàn tay của người mẹ: chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na. Người mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình, ngay cả trái na ngọt lành trong vườn cũng để dành đến cuối vụ cho con. Càng thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ bao nhiêu, người con càng nghẹn ngào thương mẹ bấy nhiêu. Nhìn cảnh vật, người con cảm thấy xúc động đến bật khóc. Bằng giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng, khiến em xúc động, rưng rưng nước mắt.

Đoạn văn mẫu số 4

Với em "Về thăm mẹ" của nhà thơ Đinh Nam Khương là một trong những bài thơ hay nhất về tình mẫu tử. Bài thơ gợi lên trong em nhiều suy ngẫm về tình cảm cao quý thiêng liêng và trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ mình. Nội dung áng thơ kể về câu chuyện sau bao năm xa quê, người con có dịp trở về nhà thăm mẹ. Mặc dù mẹ không có nhà nhưng hình ảnh mẹ luôn hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh.

Nhân vật người con về thăm mẹ vào một chiều cuối đông có mưa rơi:

"Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi".

Nhưng về thăm quê mà mẹ lại không có nhà "bếp chưa lên khói". Hình ảnh bếp lửa gắn liền với sự tần tảo của người mẹ, bếp lửa là nơi nấu những bữa cơm gia đình. Những hình ảnh quen thuộc tại quê nhà chợt ùa về từ miền kí ức tuổi thơ khiến người con bồi hồi, xao xuyến:

"Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con."

Những sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",... quen thuộc khi chúng ta có thể bắt gặp ở bất kì làng quê nào, và với nhà thơ, những sự vật đó gắn liền tình yêu và sự hi sinh của mẹ. Tuổi thơ bên mẹ là một niềm hạnh phúc. Mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn, rồi đến khi con xa nhà, mẹ luôn ngóng chờ con trở về. Trái na chín nhưng mẹ không hái mà để phần con, mẹ luôn dành cho con điều tốt đẹp nhất. Tình cảm kính trọng, mến thương mẹ của người con đã vỡ òa ở hai câu thơ cuối bài:

"Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày".

Từ những sự vật gần gũi, những chuyện "giản đơn thường ngày", nhân vật trữ tình càng nghẹn ngào "thương mẹ nhiều hơn". Bằng giọng thơ sâu lắng, thể thơ lục bát, cách gieo vần chân và nhịp thơ linh hoạt, bài thơ đã làm nổi bật tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc.

Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng những ý nghĩa, tình cảm sâu sắc về tình mẫu tử. Qua đó, cũng bộc lộ tài năng, sự quan sát tinh tế của tác giả. Bài thơ đem đến cho chúng ta những rung động sâu sắc về tình cảm gia đình cao đẹp.

Đoạn văn mẫu số 5

Một trong những tác phẩm hay khi viết về tình mẫu tử - đó là “Về thăm mẹ” của nhà thơ Đinh Nam Khương. Khi đọc bài thơ, người đọc đã có những cảm nhận sâu sắc.

Trong hoàn cảnh đã xa quê lâu, nay được trở về thăm mẹ của mình. Điều đầu tiên con người con nhìn thấy khi trở về nhà là hình ảnh khói bếp. Hình ảnh này đã cho thấy sự tần tảo của người mẹ:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục cho người đọc thấy được tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho người mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Một loại những hình ảnh quen thuộc được gợi ra. Những điều thật giản dị, gần gũi. Nhưng chất chứa trong đó là cả một sự hy sinh, yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng dành cho người mẹ của mình:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Đọc đến câu thơ này, người đọc đã thấu hiểu được tình yêu mà con dành cho mẹ. Nó không quá to lớn, mà chỉ xuất phát từ những điều vô cùng giản dị, nhỏ bé.

Như vậy bài thơ “Về thăm mẹ” đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật chân thực, gần gũi về tình mẫu tử thiêng liêng.

Đoạn văn mẫu số 6

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

Phân tích tác phẩm Về thăm mẹ - Văn 6 (5 mẫu)

Đoạn văn mẫu số 7

Tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống có lẽ chính là tình mẫu tử. Viết về đề tài này, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Bài thơ chính là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Nhân vật trữ tình trở về quê thăm người mẹ trong hoàn cảnh một chiều đông, lại có mưa rơi. Điều đó khiến cho nỗi nhớ càng mẹ càng trở nên da diết, cồn cào:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Hình ảnh bếp lửa cũng đã rất quen thuộc trong thơ ca. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Tác giả đã nhớ về mẹ khi nhìn thấy hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ vậy, những sự vật trong căn nhà nhỏ cũng khiến cho nhân vật trữ tình nhớ đến mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật bình dị, nhưng đã thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Để rồi, lòng con bồi hồi cứ mãi “thơ thẩn vào ra” mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Quả là tình cảm mẫu tử sâu sắc. Người con cảm thấy nghẹn ngào, thương xót cho sự vất vả của mẹ. Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấy được tình yêu thương của người con dành cho mẹ của mình.

Đoạn văn mẫu số 8

Mẹ luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca. Đã có biết bao bài thơ hay viết về mẹ, nhưng áng thơ lục bát Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương luôn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng em. Qua những dòng thơ lục bát 6/8 nhịp nhàng, tác giả kể câu chuyện về thăm mẹ vào một buổi chiều cuối đông. Lời thơ giản gị nhưng chịu tải sức nặng của tình yêu mẹ tha thiết. Mẹ không trực tiếp xuất hiện mà bóng hình mẹ hiện hữu trong những đồ vật thân thuộc nhất: Đó là bếp chưa lên khói, cái chum tương, nón mê, chiếc áo tơi... Dù không khí trời đông mưa gió lạnh lẽo là thế những em lại cảm nhận rằng thi sĩ hẳn đang thấy ấm áp lắm. Vì nơi đâu có mẹ nơi đó là mái ấm. Nỗi nhớ về mẹ đột ngột dâng trào qua chi tiết nhìn thấy trái na rụng cuối vụ mẹ dành phần cho con. Có lẽ bất cứ ai cũng có thể tìm thấy hình ảnh quen thuộc của mẹ, của chính bản thân mình trong câu thơ trên. Chuyện giản đơn thường ngày là vậy nhưng lại khiến trái tim ta xúc động khôn cùng. Cám ơn tác giả đã viết nên một bài thơ hay đến thế!

Đoạn văn mẫu số 9

Tình mẫu tử vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Một trong những tác phẩm viết về đề tài này là bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Bài thơ là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ sau một thời gian xa nhà. Chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi nhưng mẹ lại không có nhà. Thế nhưng, căn nhà ấm áp lại thiếu vắng hình bóng mẹ. Ngồi thơ thẩn trước cửa, con ngắm nhìn cảnh vật xung quanh mà trong lòng bồi hồi, xúc động. Lúc này đây, trong tâm trí, con chợt thấy bóng dáng mẹ tần tảo, đảm đang làm mọi việc. Mẹ chu đáo, để ý từng thứ nhỏ nhặt như "chum tương mẹ đã đậy rồi". Mẹ còn chăm chỉ, cần cù lao động ngoài ruộng đồng đến mức "Áo tơi qua buổi cày bừa/ giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm". Dù là việc trong nhà hay việc bên ngoài thì mẹ đều chu toàn đầy đủ, cẩn thận. Mẹ vất vả, lam lũ không quản ngại mưa nắng để hi vọng con có cuộc sống vẹn tròn. Tình yêu thương, đức hi sinh ở mẹ thật cao cả, to lớn biết bao. Mẹ dành dụm cho con những thứ nhỏ bé "trái na cuối vụ" mà không bao giờ phần riêng mình. Đứng trước tình thương bao la như trời bể ấy, người con không khỏi trào dâng nỗi xúc động, bồi hồi "Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/ Rưng rưng từ chuyện đơn giản thường ngày.". Nhờ thể thơ lục bát truyền thống, các hình ảnh thân quen, gần gũi cùng biện pháp nhân hóa "nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa", biện pháp liệt kê sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",... nhà thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người mẹ cần mẫn. Đồng thời, làm nổi bật tình cảm mẹ con thắm thiết, quý giá. Mong rằng, mỗi người sẽ luôn yêu thương, kính trọng và hiếu thảo với mẹ của mình.

Xem thêm các bài văn mẫu hay khác:

TOP 20 Bài văn Phân tích bài thơ Bầm ơi (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ bắt nạt (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Đoạn văn nêu cảm xúc về bài công cha như núi Thái Sơn (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Đoạn văn cảm nhận về bài thơ lượm (2014) SIÊU HAY

TOP 10 Bài văn mẫu tả đảo Cô Tô (2024) SIÊU HAY

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!