Đề bài: Dàn ý nghị luận lòng khoan dung
Dàn ý 1
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về lòng khoan dung. Suy nghĩ của em về vấn đề này (lòng khoan dung quan trọng, cần thiết, tốt đẹp,...)
II. Thân bài
- Giải thích khái niệm:
- Lòng khoan dung là gì? Sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,...
- Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.
- Biểu hiện của lòng khoan dung:
- Bỏ qua lỗi lầm cho những người phạm sai lầm lần đầu.
- Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.
- Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.
- Vì sao phải có lòng khoan dung?
- Lòng khoan dung khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn.
- Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.
- Lòng khoan dung góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ.
- Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ.
- Không có lòng khoan dung khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.
- Lời khuyên:
- Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ.
- Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.
III. Kết bài
Khẳng định lại bản chất của lòng khoan dung. Bày tỏ thái độ, bàn luận mở rộng
Dàn ý 2
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận lòng khoan dung.
- Lòng khoan dung chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu, là nền tảng của sự hạnh phúc ở mỗi người, thể hiện một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.
- Lòng khoan dung giúp hóa giải mọi thù hận mang lại tâm hồn thanh thản, thoải mái, tràn ngập niềm vui trong cuộc sống ta sẽ có niềm hạnh phúc trọn vẹn hơn bao giờ hết.
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm lòng khoan dung
- Lòng khoan dung là phẩm chất đang quý và đáng chân trọng của con người.
- Khoan dung là biết tha thứ, bao dung, rộng lượng, sẵn sàng bỏ qua những thiếu sót và sai lầm của người khác và sẵn sàng ra tay giúp đỡ họ vượt qua những lỗi lầm, sai phạm đó để họ có động lực đứng lên sau vấp ngã
- Khoan dung con được hiểu là biết tha thứ cho chính mình
2. Biểu hiện lòng khoan dung
Trong quan hệ với mọi người
- Người có lòng khoan dung luôn sống vui vẻ, thân thiện với mọi người, biết sẻ chia, đồng cảm, có lòng vị tha, độ lượng, bao dung. Biết làm hài lòng người khác, kiềm chế cảm xúc riêng, cái tôi của bản thân
- Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng cảm thông, tha thứ cho lỗi lầm, sai trái của người khác khi họ biết ăn năn, sửa lỗi.
- Khi người có sự khoan dung thì sẽ cảm thấy trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói, không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.
Trong công việc
- Người luôn đặt mục đích mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Luôn vì lợi ích chung của mọi người. Đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích cá nhân
- Trong công việc tự giác, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, nhận phần khó khăn về mình, không lười biếng, lười nhác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách không sợ thiệt hơn, không so đo, ganh ghét, tính toán,…
- Chúng ta phải tự giác, nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, tỏ vẻ ta đây, tự đắc, kể công lao, đề cao cái tôi quá mức, phải từ tốn, khiêm nhường
3. Ý nghĩa của lòng khoan đối với bản thân
- Có được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân.
- Lòng khoan dung giúp ta sống bình an và thanh thản, thư thái trong tâm hồn. Sống bằng lòng khoan dung giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn
- Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tôn trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.
4. Ý nghĩa của lòng khoan đối với xã hội
- Lòng khoan dung có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng khoan dung cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn
- Lối sống khoan dung phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.
5. Bình luận mở rộng.
- Khoan dung không phải là sự dung túng, bao che những việc làm sai trái, những hành vi gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khác đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
- Không bao dung, rộng lượng một cách mù quáng, chỉ tha thứ cho những ai biết nhận ra sai trái lỗi lầm và làm lại cuộc đời. Chứ không tha thứ cho những người liên tiếp mắc lỗi, liên tiếp phạm lỗi lầm đó đi ngược lại với sự khoan dung ta dành cho họ, họ sẽ ỷ lại và không có giác ngộ, ta chính là người gián tiếp dung túng họ tiếp tục phạm lỗi
- Phê phán những lối sống vô cảm, thờ ơ, ích kỷ, và những người lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để mà thực hiện những mưu đen tối, làm mối nguy hại cho xã hội cần phải lên án.
- Phê phán những lối sống ích kỷ, chỉ biết lợi ích cho bản thân, phê phán lối sống thực dụng, sợ bị thiệt thòi.
6. Dẫn chứng
Nêu dẫn chứng thông qua các câu ca giao:
- “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
- Lòng khoan dung độ lượng biểu hiện phong cách sống, đức tính của chủ tịch Hồ Chí Minh
7. Rút ra bài học cho bản thân
- Mỗi người hãy học cách tha thứ, bao dung lỗi lầm, sai trái của người khác để cho họ cơ hội sửa sai và làm lại cuộc đời.
- Hãy mở lòng mình, hãy lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm với những khó khăn của họ để động viên giúp họ sớm vượt qua. Động viên, khuyến khích hỗ trợ họ khắc phục hậu quả mà họ đã gây ra.
III. Kết bài
- Tóm lại, lòng khoan là một phẩm chất đạo đức cao quý, truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng khoan dung là sự chấp nhận những lỗi lầm mà người khác đã gây ra cho mình, khi đó chúng ta biết tha thứ cho người khác
- Chính vì vậy, để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn. Mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng, giàu lòng khoan dung với những người xung quanh.
Dàn ý 3
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: "Lòng khoan dung"
II. Thân bài:
* Giải thích và nêu biểu hiện của khoan dung trong cuộc sống con người.
- Lòng khoan dung là gì?
- Biểu hiện: Sống vị tha, nhân ái, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác,...
* Trình bày ý nghĩa của lòng khoan dung:
- Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác.
- Trong cuộc sống, ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung, tha thứ là điều cần thiết đối với con người.
- Lòng khoan dung, tha thứ cho những sai lầm của người khác sẽ khiến cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn.
- Nếu không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác và hẹp hòi, con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực, căng thẳng.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác.
- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.
Dàn ý 4
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính khoan dung. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.
b. Phân tích
Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.
Khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.
Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.
c. Bàn luận
Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.
Người có lòng khoan dung là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.
d. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).
e. Phản biện
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (lòng khoan dung) và rút ra bài học cho bản thân.
Xem thêm các bài văn mẫu hay khác:
TOP 10 Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen (2024) SIÊU HAY
TOP 10 Dàn ý chi tiết phân tích đánh giá 1 bài thơ (2024) SIÊU HAY
TOP 50 Bài văn Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác (2024) SIÊU HAY
TOP 30 Bài văn nghị luận về tác hại của rượu, bia (2024) SIÊU HAY
TOP 10 Bài văn nghị luận về tình yêu tuổi học trò 2024 SIÊU HAY