TOP 10 Dàn ý bài văn nghị luận về hiện tượng sống vô cảm (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn dưới thiệu tới bạn đọc TOP 10 Dàn ý bài văn nghị luận về hiện tượng sống vô cảm (2024) HAY NHẤT bao gồm dàn ý chi tiết các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho học sinh tham khảo. Từ đó giúp các em học sinh học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Mời các em tham khảo:

Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm 

Dàn ý mẫu số 1 

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vô cảm: thái độ lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, của đồng loại. Người sống vô cảm là người ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chúng ta không nên sống theo lối sống này.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống vô cảm:

Lúc nào cũng chỉ biết đến bản thân mình, thờ ơ với mọi người, mọi thứ xung quanh.

Người vô cảm là người khó rung động trước hoàn cảnh của người khác, những người này thường không giúp đỡ người khó khăn trước mắt mình, sống với thái độ dửng dưng.

Người vô cảm thường xa rời với tập thể, tự mình tách biệt, khi gặp khó khăn sẽ khó có được sự giúp đỡ của người khác.

- Tác hại của việc sống vô cảm:

Tự mình tách biệt với xung quanh, không có sự gắn kết với mọi người, dần dần cảm thấy cô độc.

Việc không rung cảm, yêu thương, san sẻ và giúp đỡ người xung quanh không những đáng nhận lại chỉ trích mà sẽ bị cả xã hội lên án về lối sống này.

Người vô cảm sẽ nảy sinh những tính xấu khác: hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân, ích kỉ, nhỏ nhen, dần sẽ trở thành người xấu bị mọi người né tránh.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có những người sống có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý mẫu số 2 

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vô cảm; thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.

b. Phân tích

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn.

Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi.

Sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Xem thêm các bài Văn mẫu lớp 12 hay khác :

TOP 10 Dàn ý phân tích Rừng xà nu (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Bài phân tích bài thơ Việt Bắc (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Bài phân tích bài Tuyên ngôn độc lập (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Hãy phân tích đoạn thơ sau khi ta lớn lên đất nước đã có rồi (2024) HAY NHẤT

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!