Dẫn chứng về tinh thần ham học hỏi
Trong thời buổi hội nhập kinh tế, khoa học công nghệ phát triển không ngừng chúng ta là thế hệ trẻ cần phải học hỏi, trau dồi để không bị tụt hậu so với xã hội. Tinh thần ham học hỏi là một điều không thể thiếu ở mỗi người, nó cần được thực hiện mỗi ngày. Dẫn chứng về tinh thần ham học hỏi trong cuộc sống giúp bài văn nghị luận thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, bài làm đạt điểm cao. Chính vì thế việc đưa dẫn chứng rất cần thiết cho bài làm văn nghị luận.
Một số dẫn chứng:Tinh thần ham học hỏi
Dẫn chứng số 1
Cụ Hỳnh Thúc Kháng sinh năm Bính Tí (1876) huyện Tiên phước Tỉnh Quảng Nam. Cụ là người học rất giỏi, đã hai lần đỗ thủ khoa trong các kỳ thi Hương và thi Hội. Cụ còn là người rất ham học, lúc nào cũng đọc sách tìm tòi cái mới, cái hay của sách vở, khám phá cái vô cùng của kiến thức. Trong thời gian bị đày đi Côn Đảo cụ đã tự học tiếng Pháp. Với cuốn từ điển Pháp dày khoảng 1800 trang cụ đã kiên trì học thuộc sau các buổi lao động khổ sai hằng ngày. Cụ là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học của người Quảng và soi rọi cho thế hệ thanh niên đời sau.
Dẫn chứng số 2
Cụ Hoàng Ân, quê Bắc Giang, 74 tuổi vẫn thi vào viện Đại học Mở Hà Nội. Cụ cũng cho biết học luật với mục đích chính là giúp bà con ở quê đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người nông dân, hiểu luật để giúp những người nông dân nghèo đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp khi bị xâm phạm.
Dẫn chứng số 3
Giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học xuất sắc đã giải được bổ đề Langlands và giành được huy chương Field danh giá, đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết nghiên cứu, trau dồi để theo đuổi đam mê toán học của mình. Ông cho rằng: “Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa“
Dẫn chứng số 4
Darwin là một nhà bác học nổi tiếng, khi về già vẫn chăm chỉ đọc sách trau dồi kiến thức. Con gái ông thấy lạ, thắc mắc tại sao cha đã lớn tuổi mà vẫn chăm chỉ học tập, ông trả lời: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.
Dẫn chứng số 5
Nguyễn Khuyến sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với long hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi.Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến(1835-1909).Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kỳ hiếu học.Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày,còn buổi đêm lại thiếu ánh sang.Bằng lòng hiếu học cậu bé Nguyễn Khuyến đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ.Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ.Vậy nên trong một buổi học dưới ánh trăng,giữa trời thu cậu thấy lá vàng rơi lả tả.Từ đó nãy ra ý định đôt lá để dùng ánh lửa đọc sách.Từ lòng hiếu học và ham học hỏi Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.
Dẫn chứng số 6
Giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học xuất sắc đã giải được bổ đề Langlands và giành được huy chương Field danh giá, đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết nghiên cứu, trau dồi để theo đuổi đam mê toán học của mình. Ông cho rằng: “Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa“
Dẫn chứng số 7
Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo kiếm củi, đổi gạo nuôi thân, đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài,sau đỗ Trạng Nguyên.
Dẫn chứng số 8
Trang Ha, cô gái đến từ Bình Dương, Việt Nam, bị khiếm thị bẩm sinh xuất hiện trên website Đại học Arkansas – Fort Smith (Mỹ) như một tấm gương vượt khó học giỏi với số điểm trung bình năm nhất 4.0 (mức điểm tối đa). Cô sinh viên năm hai đã vượt qua cú sốc ngoại ngữ, dành hơn một tháng học thuộc đường tới trường, đọc sách giáo khoa bằng chữ nổi, học cách sử dụng thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học.Trang tốn 3 tiếng để hoàn thành bài tập, gấp 3 lần một học sinh bình thường. Mỗi khi bắt đầu học kỳ mới, Trang lại mất thêm nhiều thời gian học thuộc đường tới lớp mới, tìm sách giáo khoa. Kết quả học tập sau năm đầu tiên ở đại học là chứng minh nghị lực của cô gái Việt Nam nhỏ bé sống trên đất Mỹ.
Dẫn chứng số 9
Chủ tịch Hồ Chí Minh – tấm gương học tập suốt đời. Bản thân Bác chính là một tấm gương sáng về tinh thần học tập suốt đời. Với tinh thần tự học, Bác đã lĩnh hội được cả hệ thống trí thức đồ sộ của nhân loại,thông thạo 8 ngoại ngữ và đưa Cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Dẫn chứng số 10
Thần đồng Lương Thế Vinh, nhờ có sự chăm chỉ, luôn tìm tòi cái mới và tinh thần tự giác trong việc học mà ông đã thi đỗ trạng nguyên, ông chính là “cha đẻ” của bản cửu chương và đây là một trong những thứ không thể thiếu trong môn toán học của học sinh.
Xem thêm các bài văn mẫu hay, chi tiết khác:
TOP 20 Bài văn mẫu Nghị luận về Học, học nữa, học mãi (2024) SIÊU HAY
TOP 30 bài nghị luận xã hội về câu nói Học, học nữa, học mãi của Lênin (2024) HAY NHẤT
TOP 10 Đoạn văn nghị luận về sự mất tập trung trong học tập (2024) SIÊU HAY