Đề bài: Dẫn chứng nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo.
I. Tổng hợp các dẫn chứng nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo
Dẫn chứng 1
Ngày xưa, mỗi lần nghỉ hè tôi lại có dịp về thăm quê ngoại và được học hỏi thêm rất nhiều về các tấm gương hiếu thảo người thật việc thật ở xóm chợ ven sông Bảo Định này. Mỗi người dù có hoàn cảnh, xuất thân khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung là biết kính trọng, hiếu thảo với những người đã có công sinh thành, dưỡng dục mình, góp phần đề cao nhân cách, lối sống đẹp, không quên cội nguồn của dân tộc ta.
Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Ðể đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ.
(RimBa)
Bác sĩ Phương công tác ở Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, là con của dì Một ở sát cạnh nhà ngoại tôi. Mẹ tôi kể chồng dì Một đã hy sinh vào thời kháng chiến, dì sống vậy nuôi con ăn học từ nhỏ đến lớn, bao nhiêu tình yêu thương dì dành hết cho con trai. Bù lại để không phụ lòng mong mỏi của mẹ, người con từ nhỏ đã rất có hiếu, ở xóm chưa ai nghe ông cãi lại mẹ dù chỉ nửa lời. Ông chăm chỉ thức khuya đèn sách học đỗ thành tài và thành bác sĩ như ngày nay. Rồi cũng đến lúc ông lập gia đình. Người mẹ vì quá thương con nên chỉ muốn con trai là của riêng mình thế là nảy sinh mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Ông bị giằng xé giữa bên hiếu và bên tình nhưng số phận đẩy đưa ông về ở bên vợ. Thế là ngày ngày sau khi tan làm cả buổi trưa và buổi chiều ông lại tranh thủ về thăm dì Một, ngồi nói chuyện với bà hơn tiếng đồng hồ rồi về lại bên vợ, đều đều như thế không sót ngày nào. Rồi điều không hay xảy đến với vị bác sĩ này, ông bỏ lại người mẹ già và gia đình, ra đi trong niềm tiếc thương của mọi người dành cho một vị bác sĩ đức độ. Thì ra ông đã mắc bệnh lâu rồi nhưng giấu không cho mẹ biết vì sợ mẹ ông buồn đau. Sau khi ông mất một tháng, dì Một cũng theo ông.
Còn cô Kiều là con của dì Ba ở cách nhà ngoại tôi khoảng 3 căn. Cô Kiều đẹp như đúng cái tên của cô, cô công tác ở một viện bảo tàng và có gia đình ở Sài Gòn nhưng cứ mỗi tuần vào Thứ Bảy và Chủ Nhật là tôi lại thấy cô ngồi cầm tấm vải thêu ở trước cửa nhà dì Ba, hàng năm liền không sót một tuần. Dù công việc bận rộn và hoàn cảnh ở xa nhưng cô lo cho dì Ba từng miếng ăn, giấc ngủ, lúc nào cũng túc trực bên bà vào mỗi cuối tuần. Nhưng rồi tuổi già cũng đến, dì Ba ra đi vào một ngày mưa. Vậy là một người con đã làm hết sức mình có thể để báo hiếu cho mẹ, làm tròn bổn phận, trách nhiệm đối với đấng sinh thành.
Và còn nhiều tấm gương hiếu thảo khác nữa để tôi soi rọi và ngưỡng mộ. Tôi nhớ lại câu nói của cô tôi: "Cô biết có một ông giám đốc ở Sài Gòn, mặc dù rất bận rộn nhưng cứ mỗi tháng ông lại về Cần Thơ thăm cha mẹ đều đều, con thấy có hay không? Sau này khi thành tài mà con làm được như thế thì cô rất tự hào về con". Nghĩ lại bản thân mình còn độc thân mà khoảng mấy tháng tôi mới về thăm nhà một lần, lo lắng cho cha mẹ cũng có khi hời hợt và để cha mẹ phải lo lại cho mình, thấy vậy tôi vô cùng xấu hổ.
Các tấm gương về lòng hiếu thảo nêu trên là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa người tốt, việc tốt của tỉnh nhà, góp phần khắc sâu đạo lý "Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn". Chúng đề cao lòng biết ơn đấng sinh thành, dưỡng dục, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam. Qua đó nhắc nhở chúng ta phải biết hiếu kính ông bà cha mẹ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải phấn đấu hơn nữa trong rèn luyện đạo đức, lối sống, biết chăm sóc, phụng dưỡng tốt các đấng sinh thành, sống, học tập và lao động thật tốt để đền đáp công ơn cha mẹ và những người thân đã vun đắp cho mình./.
Dẫn chứng 2
Hiếu thảo được định nghĩa một cách đơn giản đó chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Ta dường như cũng có thể cảm nhận được thấy rằng, chính lòng hiếu thảo còn là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. Đồng thời ta như cũng nhận thấy được trong con người mỗi chúng ta cùng đi tìm hiểu lòng hiếu thảo của con người Việt Nam.
Hiếu thảo luôn luôn được biết đó cũng chính là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ và giúp đỡ, sẻ chia. Một cách khác ta như cũng lại hiểu được lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả. Họ là những người có công sinh thành cũng như nuôi dưỡng chúng ta lên người và luôn luôn bên ta khi chúng ta gặp khó khăn gian khổ họ cũng là những người ở bên chúng ta.
Xét về biểu hiện của lòng hiếu thảo thì lại cũng được thể hiện muôn hình muôn vẻ nhưng ta xét thấy được có những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ. Hay đơn giản đó chính là mỗi người cũng biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm. Trong cuộc sống mỗi người cũng phải biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành ra chính bản thân mình.
Lòng hiếu thảo thực sự cũng chính là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tổ tiên. Suốt cuộc đời ông bà, cha mẹ đã tận tụy nuôi con cái không màng đến chuyện trả ơn. Người ta cũng đã từng nói “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”. Cho nên những việc bạn đền đáp công sinh thành của các bậc cha mẹ thực sự nó chưa là gì so với công sức họ đã bỏ ra nuôi bạn trưởng thành và có được như ngày hôm nay. Và điều đó không đủ để cho ta kính trọng và phụng dưỡng họ sao?
Lòng hiếu thảo thực sự cần thiết phải có và nó có một vị trí cũng như vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của chúng ta hiện nay. Ta như biết được rằng chính những người ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta. Thế rồi ta như nhận thấy được sự hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội. Con người chúng ta mà muốn sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người, những người làm con.
Thực sự có thể nhận thấy được rằng chính người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và cũng nhận được sự quan trọng. Thế rồi ngay cả khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn đúng không nào. Có một câu chuyện cười đó chính là “Một cặp vợ chồng trẻ có một đứa con trai và gia đình này này có một ông bố đã già cả không đi làm được chỉ đợi đến bữa cơm con cái cho ăn mà thôi. Nhà này luôn cho thức ăn vào cái bát mẻ và gắp một hai miếng thức ăn không ra gì cho ông lão ăn. Ngày qua ngày khi đứa con nhỏ nhận thấy được điều này một hôm nó mang cất một cái bát mẻ một cách cẩn thận. Hai vợ chồng trẻ ngạc nhiên và hỏi “Con cất chiếc bát cũ đi làm gì thế? Nó có dùng được nữa đâu?”. Thấy vậy, thằng con nhanh nhẹn đáp “Con cất bát đi sau này bố mẹ về già con cũng cho bố mẹ ăn chiếc bát mẻ này như bố mẹ bây giờ đối xử với ông như vậy”. Nghe xong hai vợ chồng hiểu ra và từ đó chăm lo cho bố mình cẩn thận hơn.
Thông qua câu chuyện ta như nhận thấy được rằng bạn đối xử với bố mẹ bạn như thế nào thì sau này con cái bạn cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Khi con người biết kính trên nhường dưới ta chắc chắn cũng sẽ nhận thấy được chính giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo. Ta như cũng nhận thấy được cũng chính lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình của chính mình.
Cũng có những thắc mắc về chuyện làm như thế nào để có được lòng dũng cảm. Thực sự lòng dũng cảm như cũng thật dễ dàng có thể nhận thấy được đó rất đơn giản đó chính là việc chúng ta hãy biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ. Không những thế việc chính bạn cần chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già. Hay đơn giản chỉ là việc yêu thương anh em trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo của chính mình với bố mẹ.
Thực tế ta có thể nhận thấy được rằng chính trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, cũng như vô lễ. Và lớn hơn, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già không ai chăm sóc hoặc cho bố mẹ vào viện dưỡng lão. Thực sự ta như thấy được đó cũng chính là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.
Đừng đợi bao giờ có điều kiện hay có một địa vị vững chắc trong xã hội thì mới báo đáp công ơn của bố mẹ. Ngay từ bây giờ bạn cũng có thể thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ bằng những cử chỉ ân cần, một lời hỏi han, những tin nhắn và lo lắng cho bố mẹ khi ốm đau. Lòng hiếu thảo không giúp bạn giàu có về vật chất nhưng thực sự cần thiết và nó cũng được xem là một phần giá trị cốt lõi trong việc hình thành nhân cách của một con người.
Dẫn chứng 3
Công ơn cha mẹ vốn được xem là điều thiêng liêng, lớn lao và quý báu nhất của con người. Chính vì thế ông cha ta đã gửi gắm điều đó qua câu ca dao: “ơn cha nặng lắm ai ơi. Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang” là nhằm đề cao chữ hiếu trong cuộc sống mỗi con người.
Hãy thử ngẫm nghĩ về ý nghĩa của câu ca dao đó và trầm mình xuống mà hồi tưởng lại những gì cha mẹ đã làm cho chúng ta, các bạn sẽ chợt giật mình nhận ra nó to lớn biết nhường nào… Câu nói thật tha thiết, ngọt ngào như mách bảo ta rằng công cha mẹ như trời bể. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Bầu trời bao la với tình mẹ dạt dào vì sự khó nhọc của mẹ trong chín tháng cưu mang.
Cha mẹ cho chúng ta cuộc đời, bệ phỏng để vươn tới trời cao, cho ta ước mơ, niềm hi vọng vào tương lai, cuộc sống. Hoàn toàn không thể phủ nhận cha mẹ chính là bờ vai yên bình, là chỗ dựa vững chãi và là nơi trú ẩn an toàn nhất để chúng ta dựa vào những khi mệt mỏi hay đánh mất niềm tin giữa dòng đời xuôi ngược. Thử hỏi có người cha mẹ nào lại không thương con? Giống như tình yêu, gia đình luôn là vĩnh hằng, khi trái đất vẫn tiếp tục quay để cho con người dù dọc ngang trời đất cuối cùng vẫn cứ quay về trước mái ấm cuộc đời.
Đi khắp thế gian, gặp bao điều hay lẽ phải, cũng không gì sánh được tấm lòng của mẹ, ân đức của cha. Hãy thử nghĩ xem, mỗi khi đau ốm có ai khác ngoài cha mẹ lo lắng, chăm sóc ta đâu? Họ đã giành trọn cả cuộc đời mình để che chở cho ta trước sóng gió cuộc đời. Mẹ đã có những đêm thức trắng cho ta giấc ngủ nồng say và hằng đêm người cha thân thương lại dạy dỗ từng chữ cho ta học để nên người sau này.
Chính vì thế, tình cảm yêu thương kính trọng của con cái đối với cha mẹ là vô cùng thiêng liêng và cao quý, là bổn phận, nghĩa vụ của con cái đáp đền ơn phụ mẫu. Bạn hãy thể hiện lòng hiếu thảo của mình từ những cử chỉ nhỏ nhất như hỏi thăm, quan tâm, chăm sóc, yêu thương cha mẹ. Chẳng cần lớn lao gì mấy đúng không nào?
Xưa, Thúy Kiều đã vì chữ hiếu mà bán mình chuộc cha. Lục vân Tiên khóc thương mẹ mà mù cả hai mắt. Ngày nay, người con hiếu thảo Cao Ngọc Hùng, một chàng trai tật nguyền đã cố nỗ lực dành các huy chương trong Paragame để có tiền thưởng mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. Đó chẳng phải là những tấm gương hiếu thảo rất đáng cho chúng ta noi theo sao? Những ai còn cha mẹ hãy biết mình là người có diễm phúc. Khi từng khắc thời gian trôi qua bạn đâu biết rằng mình đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Để rồi sẽ có một ngày nào đó khi bạn quay lại hình ảnh cha mẹ một thuở giờ chỉ còn là hư vô và sự hối hận.
Công ơn cha mẹ thật to lớn, như một vầng thái dương, một bầu trời bao la của tình thương yêu dạt dào. Họ luôn là ngọn lửa ấm, là linh hồn thổi vào đời con cái sự lớn khôn, yêu thương bằng sự chắt chiu, tần tảo. Bởi thế, sống phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, thực hiện đạo hiếu cho vẹn tròn.
Dẫn chứng 4
Công cha, nghĩa mẹ bao la, rộng lớn kể sao xiết. Mang nặng chín tháng mười ngày sinh thành ra ta, nuôi nấng ta khôn lớn thành tài, cha mẹ có khó khăn nào mà chưa trải qua, có nỗi đau nào mà chưa chịu đựng. Biết bao giọt mồ hôi, nước mắt, cả xương cả máu đánh đổi để cho ta một cuộc sống tốt đẹp, được ăn ngon mặc ấm. Ta chỉ nhìn thấy món đồ chơi mới trên tay mà không nhìn thấy bao ngày mưa nắng cha mẹ trải qua, ta chỉ nhìn thấy cha mẹ giận dữ khi ta mắc lỗi mà không nhìn thấy được vạt áo lặng lẽ chùi nước mắt. Bởi vì vậy, chúng ta cần có lòng hiếu thảo để đền đáp lại công ơn to lớn của cha mẹ. Đó là hành động mà mỗi người con cần có, không phải xuất phát từ trách nhiệm, nghĩa vụ mà là xuất phát từ tình cảm, từ trái tim. Dưới đây là một số dẫn chứng tiêu biểu của lòng hiếu thảo được lấy từ thực tế cuộc sống có thể sử dụng trong các bài văn nghị luận xã hội.
Tấm lòng hiếu thảo đôi khi chỉ là những hành động đơn giản nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, nó không phân biệt độ tuổi. Câu chuyện về lòng hiếu thảo của một cậu bé mới chỉ có ba tuổi Nguyễn Gia Huy đã làm nhiều người cảm động. Ba mẹ em đã ly dị nhưng em vẫn được chăm sóc rất chu đáo bởi mẹ. Tình thương bao la của người mẹ đã giúp em vẫn sống vui vẻ mỗi ngày. Thế nhưng tai nạn ập đến đã làm mẹ em tàn phế suốt đời trong một lần đi đón em ở trường. Chị Thắm-mẹ bé đã va quẹt vào một chiếc xe tải, ngã xuống đường và không may bị xe dằn qua. Tai nạn bất ngờ khiến cho cậu bé mới ba tuổi- độ tuổi còn vô tư, hồn nhiên nhất, phải được sống trong chở che, yêu thương trở thành chỗ dựa duy nhất cho mẹ. Sau mỗi buổi học, Gia Huy trở về nhà sớm chăm sóc mẹ. Những công việc của người lớn: đút cơm cho mẹ, đấm bóp, xoa nắn chân tay cho mẹ,… được cậu bé ba tuổi này làm thành thục. Tâm sự của bé: “Mẹ cháu không chết đâu, sau này con sẽ chăm ngoan, học thật giỏi, kiếm thật nhiều tiền để chắp lại tay cho mẹ. Mẹ không được chết, mẹ phải sống với con” vẫn còn chứa sự ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng lại đầy ắp tình cảm của em dành cho mẹ đã làm cho nhiều người rớm nước mắt.
Dẫn chứng 5
Euripides cho rằng: “Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”. Phải, gia đình với mỗi người quan trọng biết mấy. Ai có thể đối xử với bạn tốt đẹp hơn cha mẹ đây? Chính lẽ đó mà mỗi đứa con cần có lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo không chỉ là phẩm chất đáng quý của con người mà còn là đạo lí cơ bản mà con người cần phải nhận thức và thực hiện đúng đắn.
Lòng hiếu thảo vốn là vấn đề quen thuộc mà chúng ta thường xuyên đề cập đến, nhất là trong giáo dục học đường. Hai chữ “hiếu thảo” bắt nguồn từ triết học Nho giáo, ám chỉ một đức tính của con cái phải biết trân trọng, tôn trọng và yêu thương cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình. Trong văn hóa Á Đông, lòng hiếu thảo là một đức tính quan trọng, có ý nghĩa không chỉ trong đạo đức mà còn là văn hóa sống của con người. Ở Việt Nam, lòng hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức đặc trưng của dân tộc, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” có tính truyền thống ngàn năm.
Lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ được biểu hiện thông qua sự chăm sóc, yêu thương, kính mến, biết ơn cha mẹ khi còn sống và thờ phụng, hương khói cho cha mẹ khi họ đã mất. Lòng hiếu thảo không chỉ với riêng cha mẹ ruột thịt mà là dành cho tất cả những người có công lao nuôi dưỡng, chăm sóc… con cái, thậm chí là cả tổ tiên, dòng họ và các thể hệ trước có công lao giúp cuộc sống của thế hệ sau tốt đẹp hơn. Nhờ có lòng hiếu thảo mà con người trong xã hội trở nên gắn kết với nhau hơn.
Ca dao Việt Nam có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Thực hiện đạo lí này mà trong lịch sử Việt Nam luôn ghi nhận những tấm gương hiếu thảo của dân tộc. Trước kia, trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” có ghi chép lại câu chuyện về vua Lê Tư Thành – Lê Thánh Tông: “Khi Hoàng thái hậu chưa băng hà, mùa đông, vua cùng Hoàng thái tử ngày đêm chăm sóc, không lúc nào rời bên cạnh. Khi dâng thuốc thang hay thức ăn uống, vua nhất định tự mình nếm trước; trong thì kêu với tổ tiên, ngoài thì dốc lòng cầu khẩn, không thần nào là không khấn”. Ngay cả một vị chí tôn cũng không quên làm tròn chữ hiếu trong vai trò một người con.
Ai yêu văn học nước nhà đều sẽ biết đến “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) với hình ảnh nàng Kiều đã từ bỏ mối duyên đẹp với Kim Trọng để làm tròn đạo hiếu. Kiều sẵn sàng bán mình chuộc cha, đánh đổi cả cuộc đời để cứu cha trong cảnh hoạn nạn. Đó là lựa chọn đáng khâm phục và rất nhân văn của Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã khẳng định chân lí về đạo hiếu trong suy nghĩ và tâm hồn người Việt.
Trong cuộc sống thực tế, hiếu thảo cũng không hề khó thực hiện, nó thể hiện ngay trong những hành động nhỏ nhất của mỗi người. Trước khi đi học phải thưa gửi, khi về nhà phải chào hỏi, ăn cơm phải mời bề trên, giúp mẹ làm những công việc lặt vặt vừa sức, cố gắng chăm chỉ học hành… đều là xuất phát điểm của lòng hiếu thảo. Trong chúng ta, bao nhiêu người làm được?
Lòng hiếu thảo khi nâng lên tầm vĩ mô, nó chính là lòng biết ơn tổ tiên, thế hệ đi trước đã gây dựng lên cục diện xã hội tốt đẹp ngày hôm nay. Biết bao đời vua Hùng dựng nước, giữ nước. Các thế hệ cha anh thời chống Pháp, chống Mĩ giành lại độc lập. Ngày nay, có được hòa bình, tự do, chúng ta không quên khắc ghi lòng biết ơn đối với thế hệ trước.
Một số bạn trẻ ngày nay cho rằng, cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái là nghĩa vụ nên không cần thiết phải quá biết ơn, coi trọng công lao đó. Đây hoàn toàn là suy nghĩ sai lệch, báo hiệu sự tha hóa trong nhân cách con người. Nếu chỉ là một nghĩa vụ, liệu nỗi vất vả nuôi con ấy họ có thể vượt qua hay không? Nuôi một người con khôn lớn cực nhọc tới nhường nào. Chỉ có thể là tình yêu thương vô tận mới giúp họ vượt qua khó khăn. Đa phần các ông bố, bà mẹ đều là nông dân. Ngay cả ở thành thị, cha mẹ nào không vất vả mưu sinh. Thế nhưng, khi các bạn được ngồi học dưới mái trường khang trang, đầy đủ bàn ghế, bảng phấn, quạt tường… bao nhiêu người biết ba mẹ mình đang đổ những giọt mồ hôi nơi đồng ruộng hay buôn ba khắp nơi chắt chiu từng đồng tiền nuôi con cái ăn học?
Có lẽ, nỗi lòng của cha mẹ con cái chỉ có thể thấu hiểu hết khi họ trưởng thành và trở thành những ông bố, bà mẹ. Khi có những đứa con riêng cho mình, họ mới thực sự thấu hiểu được công ơn cha mẹ to lớn tới đâu. Những cảnh tượng như con cái bỏ rơi mẹ già lao mà tìm kiếm vật chất ở những nơi xa xôi nào đó, con cái để mặc cha mẹ trong viện dưỡng lão, ngày Tết cũng chẳng có mấy đứa chịu về tụ họp với ông bà già… thật đáng buồn biết mấy! Đúng là xã hội hiện đại khiến con người bị cuốn theo cơn lốc kinh tế thị trường, nhưng ứng xử thiếu văn minh như vậy thì không thể chấp nhận được.
Tóm lại, lòng hiếu thảo là đức tính quý báu của con người, đặc biệt là với người Việt Nam. Chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay hãy giữ gìn, phát huy và thực hiện nghiêm túc đạo lí ấy để con cháu chúng ta nhiều thế hệ sau được tự hào hơn nữa về truyền thống đạo đức dân tộc.
Dẫn chứng 6
ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn. Họ luôn dành cho ta những thứ tình cảm yêu thương tốt đẹp nhất trên cuộc đời này. Mỗi con người sinh ra đều có cái gọi là “nơi chôn rau cắt rốn”. Ta phải biết ơn những người đã có công sinh ra ta, dưỡng nuôi và giáo dục ta nên người để trở thành người có ích cho xã hội, cũng như trở thành một đứa con hiếu thảo, biết quan tâm, chăm sóc đến mọi người chứ không dừng lại là gia đình nữa. Lòng hiếu thảo chính là việc mình bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và lối sống tình nghĩa, tràn đầy tình yêu, tình thương của dân tộc ta trong biết bao thế hệ từ ngày xưa đến nay.
Ngày xưa ở làng Chử Xá có hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử, nghèo khổ, mò cua bắt ốc, chỉ có một chiếc khố chung nhau, hễ ai đi đâu thì đóng: Chử Cù Vân ốm sắp chết dặn con cứ táng trần cho cha. Nhưng khi Chử Cù Vân qua đời thì Chử Đồng Tử đã lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn cất.
Không chỉ trong truyền thuyết mà còn rất nhiều câu chuyện đời thường về sự hiếu thảo trong đời thường. Không chỉ người lớn mà hành động hiếu thảo còn được hình thành từ rất nhiều điều nhỏ nhoi trong cuộc sống hằng ngày, ngay chính từ những đứa trẻ những tưởng không hiểu chuyện chỉ biết ăn ngủ.
Trước kia, hàng bánh xèo này do bà Huỳnh Thị Lan (mẹ bé Ơn) đảm trách. Thế nhưng đầu năm 2013, bà Lan bị bệnh thần kinh nặng, làm bánh xèo “lúc sống, lúc cháy” nên buôn bán thất bát. Bà ngoại và người cậu thì bệnh tật triền miên, nên bé Ơn mới 9 tuổi đã phải “thế vai” với gánh bánh xèo giữa chợ. Hằng ngày, từ 4 – 5 giờ sáng, chú bé Ơn tranh thủ lúc mẹ tỉnh táo để học cách xay bột, tập đúc bánh xèo, nhặt rau, làm nước chấm,… Thế rồi cũng nhanh chóng “lĩnh hội” nghề làm và bán bánh xèo – chuyện không hề dễ dàng đối với một bé trai. Và rồi, cậu học trò tiểu học “không biết mặt cha” với 4 cái lò than và khuôn bánh xèo, trở thành trụ cột cho nguồn sống của cả gia đình hoạn nạn. Cùng với người mẹ tâm thần, Ơn đang sống với bà ngoại già yếu và ông cậu bệnh tật…
Hiếu thảo còn là một trong những lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống đạo đức văn hóa Việt Nam từ bao đời nay. Lối sống cao đẹp là lối sống biết quý trọng ông bà, cha mẹ, biết đối đãi và quan tâm chăm sóc đến người lớn tuổi, là lối sống có lòng hiếu thảo. Biết trân quý, quý trọng công ơn sinh thành và giáo dưỡng của ông bà cha mẹ. Người có lòng hiếu thảo sẽ luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và nhất định sẽ thành công trong cuộc sống.
Cha mẹ chăm sóc cho ông bà chính đang biểu hiện tấm gương sáng khiến chúng ta nhìn thấy, học tập, làm theo và trưởng thành hơn. Hiếu thảo từ xưa đến nay luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngày xưa, chữ hiếu luôn được ưu tiên trước nhất, tội bất hiếu được xét là đại tội là tội lớn, vì thế ngày xưa con cái luôn hiếu thuận, ngoan ngoãn và luôn hiếu thảo với cha mẹ. Nếu phạm tội bất hiếu sẽ bị người đời phỉ báng.
Bởi ông bà, cha mẹ là người đã có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta nên người, trong cả quá trình đó không biết đã phải chịu bao vất vả thiệt thòi chẳng thể nào kể hết. Vậy nên, hiếu thảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con người, không ai được phép trốn tránh, điều đó là đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Và cuối cùng, quan trọng nhất chính là lòng hiếu thảo – sợi dây tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý, sợi dây đó giúp kết nối mọi người lại với nhau bằng tình yêu thương, sự tôn trọng, bằng sự hòa hợp trong một gia đình. Một gia đình có tốt thì mỗi người trong gia đình mới phát triển tốt, mới có thể cống hiến cho xã hội khiến xã hội ngày tốt hơn và phát triển hơn.
Xem thêm các bài văn mẫu hay khác:
TOP 10 Dàn ý nghị luận xã hội (2024) SIÊU HAY
TOP 10 Đoạn văn nghị luận về đam mê (2024) SIÊU HAY
TOP 30 Mẫu dẫn chứng nghị luận xã hội (2024) SIÊU HAY
TOP 10 Đoạn văn bàn về vai trò của Internet trong cuộc sống hiện nay (2024) SIÊU HAY
TOP 10 Đoạn văn nghị luận xã hội về việc kiểm soát cơn tức giận trong bản thân (2024) SIÊU HAY