TOP 10 Bài văn Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn xin giới thiệu bài văn Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em lớp 8 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn. Mời bạn đọc tham khảo

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em

Đề bài:Nghị luận về một vấn đề đời sống: giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề đời sống giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em

I. Mở bài

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.

II. Thân bài

- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….

- Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?

- Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.

- Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.

- Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

III. Kết bài

Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.

Một số bài văn mẫu hay

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (mẫu 1)

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam, được thể hiện qua nhiều hình thức, một trong số đó là việc tổ chức các lễ hội. Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Việt Nam ta là một đất nước có nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú và lâu đời. Suốt hơn hai nghìn năm tồn tại và phát triển, đã nhiều lần nước ta phải đương đầu với những cuộc xâm lăng, đô hộ của dân tộc khác. Tuy nhiên, dù muon vàn khó khăn, chúng ta vẫn vùng dậy dành lại độc lập dân tộc, và bảo tồn được những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Đó là niềm tự hào của con cháu đất Việt. Cho đến nay, nhân dân ta vẫn làm rất tốt điều đó, thông qua những hoạt động văn hóa được tổ chức thường niên tại từng địa phương. Tỉnh Phú Thọ quê em cũng góp sức mình vào công cuộc đó với Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm Lịch.

Đền Hùng nằm trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi yên nghỉ của các thế hệ Vua Hùng - những con người đã có công dựng nên nước Việt Nam ta. Công lao của các vị tổ tiên ấy là vô cùng to lớn, vì vậy con cháu đời sau vẫn mãi nhớ ơn các ngài, năm nào cũng tổ chức lễ hội lớn. Cũng chính vì vậy mà Lễ hội Đền Hùng cùa quê hương em được đánh giá là một lễ hội mang cấp quốc gia.

Dân gia vẫn có câu ca dao rằng “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. Nhưng trên thực tế, lễ hội Đền Hùng kéo dài trong mười ngày từ mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 Âm Lịch. Trong đó, ngày mùng 10 là ngày quan trọng nhất. Cũng như tên gọi, Lễ hội Đền Hùng được chia thành hai phần, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ với nhiều hoạt động diễn ra, trong đó phần tế lễ được coi trọng nhất, nên được tổ chức vào ngày mùng 10. Hoạt động này bắt đầu bằng lễ dâng hương của người dân, trong đó có cả các đại diện của nhà nước. Đồ trên mâm lễ ngoài mâm ngũ quả, còn có bánh chưng bánh dày. Hai loại bánh này được dùng để gợi nhắc về công lao các Vua Hùng đã dạy dân cách trồng lúa nước, đồng thời phổ cập các món bánh làm từ lúa gạo. Cùng với phần tế lễ, trang trọng không kém chính là phần rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích…. Với trang phục và các cỗ kiệu được trang trí tỉ mỉ, nhằm thể hiện các nét đẹp văn hóa về từng thời kì của các làng truyền thống lâu đời ở khu vực Phú Thọ. Bên cạnh đó, phần hội cũng náo nhiệt và rộn ràng vô cùng với các nhóm múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi dân gian khác.

Tất cả những hoạt động đó, tuy khách nhau về nội dung, cách tổ chức, nhưng cùng có điểm chung chính là giúp bảo tồn và quảng bá mạnh mẽ những đặc sắc trong nền văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay. Thông qua lễ hội Đền Hùng, không chỉ con cháu đất Việt mà cả những người nước ngoài đến tham gia lễ hội. Họ được chứng kiến những nghi thức trang trọng, những hoạt động rước kiệu, những trò chơi… mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được truyền qua cả ngàn năm. Nhờ vậy, mà ngày càng nhiều người biết đến hơn về lễ hội này, về hát Xoan, về lễ rước thần, về trò ném gòn… Điều đó đã gián tiếp quảng bá đồng thời làm bàn đạp để duy trì những nét đẹp văn hóa đó của người dân Phú Thọ nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung không bị phai nhạt theo thời gian.

Từ lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, chúng ta thấy được giá trị và vai trò của việc tổ chức lễ hội đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. Bởi suy cho cùng, so với việc đọc và nghe những lời kể, những trang sách viết về văn hóa dân tộc. Thì việc được trực tiếp tham gia, chiêm ngưỡng các lễ hội ấy sẽ giúp người dân dễ cảm nhận và khắc ghi trong trái tim mình hơn. Cùng với đó, những lễ hội còn giúp phát triển du lịch và thúc đẩy kinh tế của các địa phương. Giúp cho người dân ai ai cũng ghi nhớ và mong chờ, đầu tư cho các mùa lễ hội diễn ra vào năm sau.

Xem thêm một số bài văn mẫu 8 Kết nối tri thức hay khác:

Nghị luận vấn đề học sinh với việc xây dựng trường học thân thiện

Nghị luận vấn đề học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Nghị luận vấn đề trách nhiệm của con người đối với nơi mình sinh sống

Nghị luận vấn đề vai trò của hiểu biết lịch sử trong việc bồi đắp lòng yêu nước

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

 

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!