TOP 10 Bài văn luận về hiện tượng lười học và nói chuyện riêng trong lớp học của học sinh hiện nay (2024) SIÊU HAY

1900.edu.vn xin giới thiệu TOP 10 Bài văn luận về hiện tượng lười học và nói chuyện riêng trong lớp học của học sinh hiện nay gồm dàn ý và bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 10 hay hơn. Mời bạn đọc tham khảo

Đề bài: Viết bài văn luận về hiện tượng lười học và nói chuyện riêng trong lớp học của học sinh hiện nay

I. Dàn ý: Bài luận về hiện tượng lười học và nói chuyện riêng trong lớp học của học sinh hiện nay

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lười học của học sinh.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Nhiều bạn học sinh chỉ mải chơi không tập trung vào việc học, trên lớp thì nói chuyện riêng không nghe giảng, về nhà lại đi chơi bỏ mặc bài tập cũng như việc học của mình.

Hằng ngày ra lớp với tình trạng bài tập chưa làm, bài cũ không hiểu, bài mới chưa chuẩn bị.

b. Nguyên nhân

Các em đang trong độ tuổi hiếu kì, ham chơi, thích khám phá mọi thứ xung quanh nên dẫn đến việc bỏ bê học tập, chạy theo những thú vui của bản thân mình.

Gia đình chưa quan tâm thực sự đối với con em mình, chưa đốc thúc con em học hành đến nơi đến chốn.

Nhà trường chưa có biện pháp triệt để cũng như thú vị để kích thích tinh thần học tập của các em.

c. Hậu quả

Các em học sinh bị hổng kiến thức, không đáp ứng được khối lượng kiến thức trong chương trình học.

Việc lười học mải chơi gây ra những hệ quả xấu ảnh hưởng đến tư duy cũng như sự phát triển toàn diện, cách làm người của các em.

d. Liên hệ bản thân

Là một người học sinh, chúng ta cần đề cao ý thức tự giác trong việc học, cố gắng rèn luyện bản thân, tích lũy kiến thức thật tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể của trường lớp để rèn luyện những kĩ năng mềm cho bản thân.

Sống chan hòa, yêu thương với những người xung quanh, tạo dựng một cuộc sống tích cực, tốt đẹp.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tình trạng lười học ở học sinh hiện nay.

Dàn ý số 2

1. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học các môn xã hội của học sinh

Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyền. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.

2. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học các môn xã hội của học sinh hiện nay

2.1. Giải thích hiện tượng lười học các môn xã hội ở học sinh:

- Không có tinh thần học tập

- Chán nản trong học tập

- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường

- Đến trường thì không tập trung

- Về nhà không chịu học

2.2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học các môn xã hội ở học sinh hiện nay:

- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….

- Gia đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….

- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….

- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….

2.3. Thực trạng của học sinh lười học các môn xã hội hiện nay:

- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều

- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến

- Thành tích học tập ngày càng giảm

2.4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học các môn xã hội ở học sinh:

- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ

- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn

- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học các môn xã hội của học sinh hiện nay

- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước

- Ra sức học tập và làm việc

Dàn ý số 3

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh hiện nay.

2. Thân bài

a. Thực trạng

  • Trong các lớp học, giờ học không khó để bắt gặp những em học sinh nói chuyện, cười đùa, không tập trung vào bài giảng.
  • Có nhiều kiểu nói chuyện riêng trong giờ học: thì thầm cũng có, dùng ám hiệu cũng có và thậm chí là nhiều học sinh vô ý thức còn nói chuyện to như chốn không người.

b. Nguyên nhân

  • Nguyên nhân của tình trạng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức của các bạn học sinh còn kém, muốn thể hiện mình, hoặc do thú vui riêng của bản thân,…
  • Nguyên nhân khách quan: do các bạn chưa được dạy bảo đến nơi đến chốn, do sự quản lí lỏng lẻo của thầy cô, nhà trường,…

c. Hậu quả

  • Gây mất trật tự lớp học, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  • Tạo thói quen xấu cho chính người hay nói chuyện, không tiếp thu được bài giảng.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng của các thầy cô,…

d. Giải pháp

  • Mỗi người cần có ý thức tự giác của bản thân, không làm ồn trong giờ học, tập trung học tập để phát triển bản thân mình.
  • Nhà trường và các thầy cô giáo cần có những biện pháp nghiêm minh để xử lí những tình trạng vi phạm, nói chuyện riêng trong giờ học.
  • Gia đình, cha mẹ cần dạy dỗ, quan tâm đến con em mình nhiều hơn, rèn luyện cho con em mình nâng cao ý thức tự giác.
 

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý số 4

1. Mở bài

Nhận định việc nói chuyện riêng trong giờ học là vấn đề còn tồn tại ở môi trường sư phạm Việt Nam hiện nay.

Nói chuyện riêng trong giờ là thói quen không tốt cần bỏ.

2. Thân bài

a. Biểu hiện, Thực trạng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh hiện nay

Tuổi học sinh là tuổi đẹp nhất bởi lúc này, chúng ta vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, được học tập và vui chơi cùng bạn bè, thầy cô. Người ta nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, bởi đẹp nhất là tuổi học trò nhưng nghịch nhất cũng là học trò. Không khó bắt gặp những cô cậu học trò xúm nhau nói chuyện trong giờ, thì thầm to nhỏ rồi cười khúc khích trong khi thầy cô giáo đang giảng bài.

Nói chuyện riêng trong giờ đôi khi không chỉ là nói bằng miệng, nhiều khi là những dòng viết tay trên trang giấy xé vội mà các học sinh lén truyền cho nhau. Có khi là ám hiệu bằng tay mà họ đã thống nhất từ trước để giao tiếp.

Nói chuyện riêng thì lớp học nào cũng có, điều này gây nhiều rắc rối cho chính học sinh cũng như giáo viên.

b. Nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện riêng trong giờ của học sinh

  • Do bản thân học sinh không thích học hoặc cảm thấy những câu chuyện riêng cùng bạn bè thích hơn là nghe giảng bài. Có nhiều trường hợp là học sinh không muốn nghe giảng vì không nhận thấy được mục đích của việc học những kiến thức thầy cô đang giảng dạy.
  • Do thời gian học quá nhiều dẫn đến học sinh mệt mỏi, khó tiếp thu thêm kiến thức trên nhà trường nên nói chuyện riêng trong giờ như một “phương pháp” để giải tỏa.
  • Do bài giảng quá khô khan, không gây được sự chú ý, tò mò, muốn lắng nghe từ học sinh.

c. Tác hại của việc nói chuyện riêng trong giờ

  • Với học sinh: không tiếp thu được bài giảng; làm ảnh hưởng đến những bạn khác học tập; gián đoạn bài giảng của thầy cô.
  • Với thầy cô: Gây cảm giác khó chịu vì cảm thấy thầy cô giảng dạy nhưng không được học sinh lắng nghe; mất cảm hứng dạy học, đứt “mạch” bài giảng.

d. Bài học nhận thức và hành động

  • Đối với học sinh: cần biết tôn trọng thầy cô hơn, hạn chế tối đa việc nói chuyện riêng trong giờ; chăm chú nghe giảng để tiếp nhận thêm kiến thức.
  • Đối với giáo viên, nhà trường: Cần thay đổi cách truyền đạt để hấp dẫn học sinh học tập hơn; cho học sinh cảm thấy sự quan trọng của việc học đối với cuộc sống sau này của các em.
  • Đối với gia đình: Phụ huynh cần động viên con em học tập; không chỉ trích mà cần lắng nghe con mình.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề.

II. Bài văn mẫu: Bài luận về hiện tượng lười học và nói chuyện riêng trong lớp học của học sinh hiện nay

Bài văn mẫu số 1

"Lười" là căn bệnh cố hữu ảnh hưởng xấu đến con người. Và một trong những cái lười tai hại nhất chính là lười học, lười làm. Hiện nay, hiện tượng lười học ở lứa tuổi học sinh đã trở thành vấn nạn mà toàn xã hội quan tâm.

Từ xưa đến nay, việc phát triển giáo dục luôn là một nhiệm vụ được đất nước ta chú trọng. Tuy nhiên, tình trạng lười học của học sinh hiện nay đã trở nên khá phổ biến và trở thành hiện tượng đáng lo ngại. Ta có thể bắt gặp hình ảnh học sinh coi nhẹ nhiệm vụ học tập, bỏ bê bài tập khi về nhà, không học bài cũ. Ở trên lớp, nhiều bạn học sinh không tập trung chú ý, làm việc riêng, mất trật tự. Thậm chí, hành vi trốn học, bỏ học xảy ra không ít trong môi trường giáo dục.

Nguyên nhân dẫn đến việc này có thể là do áp lực học tập quá lớn, khiến các em cảm thấy mất hứng thú với việc học tập, hoặc không có phương pháp học tập hiệu quả. Giáo dục trong gia đình cũng một phần ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức của các em. Ngoài ra, lứa tuổi học sinh là độ tuổi nhỏ, chưa đủ chín chắn để nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc học. Nhiều bạn trẻ rất vô tư, hoàn toàn không có định hướng cho tương lai. Bên cạnh đó, lười học còn có khả năng lan truyền từ người này sang người nọ. Học sinh dễ dàng bị ảnh hưởng, bắt chước nhau.

Hậu quả của việc lười học cũng không hề nhỏ. Thứ nhất, học sinh sẽ không nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho kỳ thi, đạt kết quả kém và sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này. Bên cạnh đó, các bạn học sinh không có động lực học tập nên sẽ không có mơ ước, hoài bão. Lười học cũng là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội và bạo lực học đường. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hỗ trợ từ cả gia đình, giáo viên và chính bản thân học sinh. Gia đình cần thường xuyên tạo điều kiện để học sinh đọc sách và tham gia các hoạt động bổ ích. Giáo viên cần tạo ra môi trường học tập thoải mái, động viên học sinh và hỗ trợ các em. Bản thân học sinh cũng cần có ý chí và nỗ lực học tập, lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả.

Cha ông từng nói: "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ". Chỉ có học tập và lao động không ngừng mới có thể giúp con người tiến bộ. Học sinh là thế hệ trẻ và chủ nhân tương lai của nước, chúng ta cần cố gắng học tập thật tốt để đưa đất nước phát triển ngày càng giàu mạnh.

Tài liệu VietJack

Bài văn mẫu số 2

Để có thể vững bước trên con đường đời, hành trang thiết yếu nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức. "Tri thức là sức mạnh" Chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vượt qua tất cả những điều trong cuộc sống mà bước tới thành công của chính mình. Bởi vì thế mà ông cha ta đã có câu "Dao có mài mới sắc, người có học mới nên" chính là muốn nhắc nhở con cháu đời sau phải đẩy mạnh và đầu tư nhiều hơn cho việc học của bản thân. Ấy vậy mà, hiện nay thái độ của học sinh đối với việc học lại thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân. Cụ thể học sinh thường hay lơ là, chán nản việc học, chỉ mải mê vào những thú vui vô bổ. Đây là điều đáng lo ngại vì nó không những ảnh hưởng tới chính bản thân học sinh mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình, trường lớp và xã hội sau này..

Vậy hiện tượng lười học ở học sinh là gì? Hiện tượng này là một trong những vấn đề bức thiết mà không có học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, cố gắng, phấn đấu, Những người học sinh lười học thường là những học sinh tham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Đến lớp thường không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây, làm việc riêng gây mất trật tự lớp. Cá nhân học sinh lười nhát chưa nhận thức được vai trò của tri thức, chưa xác định cho mình mục đích học tập tốt đẹp để phấn đấu. Chỉ biết lơ là việc học, ăn chơi, lãng phí thời gian vô bổ, đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của mình

Nguyên nhân của hiện trạng học sinh có ý thức học tập lơ là hiện nay? Nguyên nhân đầu tiên phải do chính bản thân người học sinh không làm chủ được bản thân, ham chơi dễ bị bạn bè rủ rê. Bản thân không quan tâm tới tương lai mà chỉ quan tâm đến những thú vui trước mắt, không xác định rõ mục đích học tập của bản thân, không xác định được tương lai sẽ đi về đâu. Do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời trang sáo rỗng. Họ lấy sự giá trị tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống cho hiện tại. Việc học vì thế trở nên nhàm chán, vô nghĩa, sa đà vào các mạng xã hội, game.. khiến học sinh lơ là việc học tập. Đặc biệt là tâm lý xã hội về học tập, những bất công trong xã hội khiến cho học sinh mất niềm tin vào học tập để thành công. Một phần do chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn khô khan. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Trường học thiếu trang thiết bị hỗ trợ học tập khiến học sinh nhàm chán. Cũng có thể vì tác động từ phía gia đình như cha mẹ quá nuông chiều con cái quá mức khiến chúng cứ nghĩ dù thế nào cũng sẽ luôn có cha mẹ che chở vì vậy việc học là không cần thiết. Cũng có thể là cha mẹ bất hòa khiến con cái có những suy nghĩ tiêu cực, hay là cha mẹ quá áp đặt con cái phải luôn làm theo ý mình không quan tâm đến suy nghĩ của chúng khiến chúng trở nên chán nản. Và vấn đề hỗ trợ tâm lý cho học sinh còn nhiều bất cập. Nhiều khi học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lý, hỗ trợ tinh thần nhưng không có ai giúp đỡ. Sự khủng hoảng tâm lý lứa tuổi dậy thì khiến những học sinh bất mãn không còn tha thiết đối học tập nữa. Ngoài ra, gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến học sinh mất định hướng, thiếu niềm tin, không còn động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích. Mỗi ngày đến lớp không còn là niềm vui và hứng thú.

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng lười học là chuyện mà bất cứ học sinh nào cũng sẽ một -hai lần mắc phải và đó là chuyện bình thường nhưng nếu như học sinh ấy không tự nhận thức được mối nguy hiểm của việc lười học mà cứ lao đầu vào các cuộc chơi vô bổ thì đó là một vấn đề đáng lo ngại. Việc lười học đem lại rất nhiều tác hại đối với bản thân người lười học cùng gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với bản thân học sinh sẽ ngày càng chán nản việc học tập, chỉ thích thú đối với những trò chơi mới lạ, không xác định được phương hướng cho tương lai của mình, lao vào các tệ nạn xã hội biến bản thân trở thành những con người vô tổ chức, vô kỷ luật. Còn với gia đình, ông bà, cha mệ sẽ buồn phiền, mất niềm tin vào con cái, thường xuyên gắt gỏng, đẫn đến việc gia đình bất hòa ngày một trầm trọng hơn. Đối với nhà trường, sẽ ảnh hưởng đến mức độ uy tín của nhà trường đối với những phụ huynh đang muốn cho con học ở ngôi trường đó. Và như chúng ta đã biết học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì xã hội sẽ bị thiếu đi nguồn lao động chất lượng. Học sinh học tủ học vẹt học đối phó.. tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực thật sự và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.

Vì vậy mỗi học sinh cần phải nhận biết rõ tầm quan trọng của việc học đối với bản thân mình, phải có trách nhiệm hơn với bản thân, có ý thức học tập và biết xác định rõ ràng tương lai phía trước muốn đi về đâu. Gia đình cần phải quan tâm con cái mình hơn, không đặt quá cao nhu cầu của bản thân lên trước để con cái có thể tự do phát triển ước mơ, tư duy của bản thân. Trường học cần phải có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là lập phòng tâm lý để hỗ trợ kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập hay cảm thấy bị áp lực điểm số. Giáo viên cần tích cực tìm hiểu nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương quan tâm chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình yêu thương và khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Đối với xã hội và gia đình cần quan tâm đến việc học và tâm lý của con em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò các em có sự thay đổi tâm sinh lý mãnh liệt của cuộc đời. Các em dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh những hành động bồng bột và sai lầm. Xã hội thì phải tuyên truyền sự quang trọng của học tập, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động kết hợp vui chơi, thay đổi phương pháp học phù hợp với mức độ học sinh, không đặt quá về vấn đề học tập vì như vậy dễ khiến học sinh cảm thấy bị áp lực điểm số mà dần chán nản việc học hơn.

Vì là thế hệ tương lại của đất nước, mỗi học sinh đều phải chăm chỉ học tập, không nên lười nhát, thụ động. Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập, học đi đôi với hành, tích lũy kiến thức, rèn luyện nhân phẩm, tránh lối học tủ, học đối phó.. sau mọi nỗ lực đấy sẽ là hành trang quý giá nhất khi ta bước vào đời. Để có thể giúp đỡ xã hội trở nên văn minh hơn và giúp cho bản thân có một tương lai tươi sáng, trở thành người có ích, góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Bài văn mẫu số 3

Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.

Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.

Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.

Bản thân em đôi lúc cũng nói chuyện riêng, nhưng em vẫn cố gắng khắc phục để không làm ảnh hưởng đến thầy cô, bạn bè và chính bản thân em. Nói chuyện không phải là xấu, điều quan trọng là ta nói lúc nào, ở đâu.

Bài văn mẫu số 4

"Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò". Chính sự tinh nghịch, hiếu động và non nớt của học sinh đã dẫn đến rất nhiều vấn đề trong giáo dục. Từ những việc nhỏ như ăn quà vặt, chơi điện tử đến sự vụ nghiêm trọng hơn như bạo lực học đường. Một trong số các vấn đề vẫn còn tồn tại đến tận ngày ngay chính là hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ. Điều này mới nghe qua thì có vẻ không đáng để tâm, nhưng nó lại mang đến nhiều hậu quả tiêu cực cho chính bản thân người học và cả cộng đồng xung quanh.

Nói chuyện riêng trong giờ là hiện tượng không còn quá xa lạ với con người. Đó là những tiếng thì thầm, những mẩu giấy được truyền tay nhau với nội dung nằm ngoài phạm vi bài học. Thậm chí, có bạn học sinh còn ý thức kém đến mức dám nói chuyện to như chốn không người ngay khi thầy cô đang giảng bài. Đây là một hiện tượng vô cùng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến không chỉ bản thân người học mà còn làm giảm chất lượng của buổi dạy của thầy cô.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực này. Trước tiên chính là do ý thức chấp hành nội quy của người học chưa cao. Học sinh vẫn là những đối tượng cần phải dạy dỗ, chỉ bảo. Có những bạn chưa thực sự ý thức được sự ảnh hưởng mà hành động của mình mang lại. Họ chỉ đơn giản nghĩ là có một câu chuyện hay, một điều thú vị nào đó và muốn chia sẻ với bạn bè mình. Nhưng thay vì chọn giờ ra chơi hoặc lúc tan học, họ lại nói ngay trong tiết học. Một lí do khác cho hiện tượng nói chuyện riêng của học sinh chính là cách quản lí còn lỏng lẻo của thầy cô, nhà trường. Nhiều thầy cô có thấy nhưng lại nhắm mắt cho qua, dần tạo cho học sinh sự chủ quan cũng như thói quen nói chuyện, làm việc riêng trong lớp.

Hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp gây ra rất nhiều hậu quả cho mỗi học sinh. Trong một tập thể, một vài cá nhân gây ồn ào, mất trật tự sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập của các thành viên khác. Điều này còn tạo nên những thói quen xấu cho người học. Nếu chỉ mải nói chuyện mà không tập trung tiếp thu bài giảng khiến thành tích của người đó ngày càng thụt lùi, giảm sút. Ngoài ra, chất lượng bài dạy của thầy cô ngày hôm đó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu thử đặt mình vào vị trí của thầy cô - những người đang hăng say giảng bài trên bục, ta sẽ phải thất vọng thế nào khi thấy học sinh bến dưới không chú ý lắng nghe.

Để khắc phục được trình trạng này, cần kết hợp giữa sự cố gắng của mỗi cá nhân và cả tập thể. Mỗi người nên tự giác nâng cao ý thức của bản thân, nghiêm túc chấp hành nội quy trường lớp. Hãy giữ cho trường lớp được văn minh, đem lại môi trường học tập phù hợp nhất cho bản thân và các bạn cùng trang lứa. Bên cạnh đó, thầy cô và nhà trường cần có thêm các biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những đối tượng cố tình vi phạm, làm ảnh hưởng đến tập thể. Việc giáo dục, bảo ban của phụ huynh cũng góp phần quan trọng giúp hình thành thói quen tốt ở con trẻ.

Có thể khẳng định, việc nói chuyện riêng đã và đang gây ra rất nhiều bất cập đối với giáo dục. Vậy nên mỗi người hãy tự rèn luyện ý thức bản thân, cùng giúp đỡ nhau để tiến bộ trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này. Điều đó cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục nước nhà theo hướng tích cực hơn.

Bài văn mẫu số 5

Một trong những vấn đề luôn xảy ra trong trường học nhiều năm nay, qua nhiều thế hệ học sinh mà không thể không nhắc đến chính là hiện tượng nói chuyện riêng.

Tuổi học sinh là tuổi đẹp nhất bởi lúc này, chúng ta vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường, được học tập và vui chơi cùng bạn bè, thầy cô. Người ta nói: “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, bởi đẹp nhất là tuổi học trò nhưng nghịch nhất cũng là học trò. Không khó bắt gặp những cô cậu học trò xúm nhau nói chuyện trong giờ, thì thầm to nhỏ rồi cười khúc khích trong khi thầy cô giáo đang giảng bài. Nói chuyện riêng trong giờ đôi khi không chỉ là nói bằng miệng, nhiều khi là những dòng viết tay trên trang giấy xé vội mà các học sinh lén truyền cho nhau. Có khi là ám hiệu bằng tay mà họ đã thống nhất từ trước để giao tiếp. Nói chuyện riêng thì lớp học nào cũng có, điều này gây nhiều rắc rối cho chính các bạn học sinh cũng như giáo viên.

Nguyên nhân của hiện tượng này không thể không nhắc đến do bản thân người học sinh đó không thích học hoặc cảm thấy những câu chuyện riêng cùng bạn bè thích hơn là nghe giảng bài. Có nhiều trường hợp là học sinh không muốn nghe giảng vì không nhận thấy được mục đích của việc học những kiến thức thầy cô đang giảng dạy. Bên cạnh đó, thời gian học quá nhiều dẫn đến học sinh mệt mỏi, khó tiếp thu thêm kiến thức trên nhà trường nên nói chuyện riêng trong giờ như một “phương pháp” để giải tỏa. Một nguyên nhân nữa là do bài giảng quá khô khan, không gây được sự chú ý, tò mò, muốn lắng nghe từ học sinh.

Việc nói chuyện riêng trong giờ học gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực: đối với học sinh, các bạn sẽ không tiếp thu được bài giảng; làm ảnh hưởng đến những bạn khác học tập; gián đoạn bài giảng của thầy cô. Còn thầy cô sẽ cảm giác khó chịu vì cảm thấy thầy cô giảng dạy nhưng không được học sinh lắng nghe; mất cảm hứng dạy học, đứt “mạch” bài giảng.

Để khắc phục tình trạng này, học sinh chúng ta cần biết tôn trọng thầy cô hơn, hạn chế tối đa việc nói chuyện riêng trong giờ; chăm chú nghe giảng để tiếp nhận thêm kiến thức. Về phía giáo viên, nhà trường: Cần thay đổi cách truyền đạt để hấp dẫn học sinh học tập hơn; cho học sinh cảm thấy sự quan trọng của việc học đối với cuộc sống sau này của các em. Các bậc phụ huynh cần động viên con em học tập; không chỉ trích mà cần lắng nghe con mình.

Mỗi người chung tay một chút, cố gắng một chút sẽ tạo ra một thế hệ học sinh tốt đẹp hơn và cống hiến nhiều hơn cho xã hội, cho tương lai và đặc biệt là hạn chế, khắc phục được tình trạng nói chuyện riêng.
Xem thêm bài văn mẫu lớp 10 hay, chi tiết:

TOP 10 Dàn ý viết một bài văn nghị luận bàn về cách ứng xử trên không gian mạng (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Dàn ý nghị luận lòng khoan dung (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Bài văn nghị luận xã hội về lối sống trông chờ của giới trẻ hiện nay (2024) HAY NHẤT

TOP 10 Bài văn nghị luận xã hội về ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ trên mạng xã hội (2024) HAY NHẤT

TOP 50 Bài văn nghị luận Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào (2024) SIÊU HAY

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!