TOP 10 Bài Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều (2024) HAY NHẤT

1900.edu.vn xin giới thiệu bài mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều lớp 8 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn. Mời bạn đọc tham khảo

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều

Đề bài: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều.

Dàn ý thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều

1. Mở bài

  • Nêu tên hiện tượng tự nhiên.
  • Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên.

2. Thân bài

  • Khái niệm của hiện tượng tự nhiên.
  • Nguyên nhân, cơ chế hình thành hiện tượng tự nhiên.
  • Lợi ích hoặc tác hại của hiện tượng tự nhiên.
  • Liên hệ mở rộng về các vấn đề liên quan đến hiện tượng tự nhiên.

3. Kết bài

Trình bày sự việc cuối/kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều (mẫu 1)TOP 10 mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thủy triều là gì?

Thủy triều được dịch sang nghĩa thuần Việt với nghĩa là nước dâng cao hoặc rút xuống. Chiết tự câu chữ như sau “thủy” có nghĩa là nước, “triều” là cường độ mực nước thay đổi lên – xuống. Hiểu đơn giản hơn, thủy triều là hiện tượng nước biển hoặc nước sông,… thay đổi lên xuống theo một chu kỳ dựa vào thiên văn.

Nguyên nhân xuất hiện thủy triều

Thủy triều được hình thành do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và lực li tâm gây ra. Có thể hiểu là thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình elip.

Theo chu kỳ ngày và đêm của Trái Đất, nó sẽ tự một mình quay quanh nó một vòng. Đồng nghĩa với việc khi ở một điểm nào trên Trái Đất có một lần hướng về Mặt Trời sẽ xuất hiện thủy triều. Có 2 loại thủy triều:

- Thủy triều bán nhật triều: Mỗi ngày Trái Đất sẽ có 2 lần nước dâng cao và 2 lần nước xuống.

- Thủy triều toàn nhật triều: Chu kỳ mỗi ngày thủy triều dâng cao 1 lần và 1 lần thủy triều xuống. 

Đặc điểm của thủy triều

Thủy triều được chia làm các giai đoạn khác nhau:

- Nước biển dâng nhanh trong vài giờ, làm ngập cả vùng biển. Hiện tượng này gọi là ngập triều.

- Khi nước biển hạ thấp trong vài giờ, nước rút làm lộ ra vùng gian triều thì gọi là triều rút.

Ứng dụng của thủy triều trong đời sống

Một số ứng dụng của thủy triều trong đời sống – xã hội như sau: 

- Từ xa xưa, con người sống dựa sông dựa biển nên đã biết cách tính theo con nước. Chu kỳ lên xuống của nó. Chính nhờ yếu tố tự nhiên mà con người tìm được nguồn lương thực lớn từ thủy triều. Biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá,…

- Mỗi lần chu kỳ của thuỷ triều xuất hiện, mang theo nguồn thuỷ hải sản phong phú. Do đó hoạt động đánh bắt cá phụ thuộc vườn điều kiện, thời gian kéo dài mỗi chu kỳ thủy triều.

- Con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp như sản xuất điện dựa vào triều cường. Góp phần to lớn cho ngành ngư nghiệp như đánh bắt hải sản. Tham gia vào quá trình nghiên cứu thủy văn.

- Con người tận dụng lợi thế thủy triều để đóng tàu thuyền.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều (mẫu 2)

Thủy triều là hiện tượng phổ biến xảy ra ở các vùng nước lớn như biển, sông… Hiện tượng này có tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Thủy triều được hiểu theo cách đơn giản nhất, chính là hiện tượng mực nước biển, sông lên và xuống trong một khoảng thời gian nhất định (hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng), phụ thuộc và sự biến chuyển của thiên văn. Sự biến chuyển ấy chính là sự thay đổi lực hấp dẫn của Mặt Trăng (đóng vai trò chủ yếu) và của các thiên thể khác như Mặt Trời khi tác động lên một điểm bất kì trên Trái Đất. Khi Trái Đất tự quay quanh trục của chính mình đồng thời quay xung quanh Mặt Trời, thì lực hấp dẫn tác động lên một điểm trên Trái Đất cũng theo đó bị thay đổi. Do đó, mực nước sẽ có lúc dâng cao lên và có lúc rút thấp xuống tùy vào lực hút. Từ đó tạo ra thủy triều mà chúng ta vẫn thường thấy.

Khi diễn ra, hiện tượng thủy triều sẽ luôn trải qua bốn giai đoạn với thời gian khác nhau tùy vào lực hút. Đầu tiên là triều dâng, nghĩa là mực nước biển dâng lên cao kéo dài trong vài giờ. Khi mực nước dâng lên đến mức cao nhất có thể (tức lực hút đã đạt đỉnh) thì sẽ được gọi là triều cao. Sau khi mực nước duy trì ở triều cao trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ bắt đầu hạ thấp dần do lực hút bị giảm đi thì sẽ được gọi là triều xuống. Và cuối cùng, khi mực nước trở về điểm thấp nhất của nó, thì sẽ được gọi là triều thấp. Tùy vào lượng nước, diện tích khu vực đó và lực hút mà thời gian diễn ra của mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Thông thường, ở cùng một địa điểm sẽ có chu kì diễn ra các giai đoạn của thủy triều lặp lại cố định, ít biến động.

Thủy triều diễn ra gây không ít bất tiện cho cuộc sống của người dân, khi mực nước dâng cao nhấn chìm một phần diện tích vốn để sinh hoạt của họ. Tuy nhiên, sau khi mực nước rút đi, sẽ để lại một lượng phong phú thủy hải sản trên bờ cát. Do đó, các hoạt động bắt cua, ốc, ngao, sò, hến, bạch tuộc, cá nhỏ… dọc bờ sông, bờ biển sau khi thủy triều rút đã trở thành hoạt động quen thuộc của người dân nơi đây.

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều (mẫu 3)

Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên quen thuộc, tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người. Đặc biệt là các khu vực dân cư ven biển.

Thủy triều là hiện tượng mực nước sông, nước biển dâng lên và hạ xuống trong một thời gian nhất định trong ngày, và lặp lại theo chu kì nhất định. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi lực hấp dẫn của mặt trăng và các thiên thể khác trong vũ trụ lên một điểm bất kì (biển, sông…) trên trái đất. Sự thay đổi ấy là do trái đất tự xoay quanh trục và xoay xung quanh mặt trời. Khi lực hút tăng rồi giảm, mực nước tại các con sông, biển cũng dâng lên rồi hạ xuống theo. Quá trình diễn ra thủy triều thường kéo dài trong vài giờ để có thể đạt đến mức cao nhất (tức triều cao). Sau đó nó duy trì mức đỉnh trong một thời gian ngắn, rồi dần dần hạ xuống cho đến khi về mức thấp nhất (tức triều thấp). Quá trình thủy triều dâng lên và hạ xuống được gọi là triều dâng và triều xuống. Hiện tượng này diễn ra theo chu kì cố định, khó mà can thiệp được. Nên tuy không gây nhiều thiệt hại về người và của, nhưng hiện tượng thủy triều vẫn gây nhiều xáo trộn cho cuộc sống của người dân. Đặc biệt là các thành phố ven biển. Như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành miền Tây nước ta, thường có hiện tượng triều cường vào lúc tan tầm. Khiến người dân khổ sở lội nước, tạm hoãn nhiều hoạt động. Nhưng bù lại, thủy triều cũng giúp các vùng đất quanh sông trở nên trù phú hơn, nhờ lượng nước có phù sa dâng lên mỗi ngày. Cùng với đó, thủy triều cũng giúp các bờ biển có những vùng khai thác thủy hải sản trôi vào bờ rất tiện lợi và thú vị cho bà con.

Vì không thể ngăn cản hay đẩy lùi hiện tượng thủy triều. Nên chúng ta chỉ có thể chọn cách sống chung với nó. Ngày nay, các nhà khoa học đã có thể tính toán tương đối chính xác về quy luật và mức độ thủy triều, từ đó đưa ra các cảnh báo giúp người dân chuẩn bị trước, tránh bối rối khi xảy ra thủy triều.

Xem thêm một số bài văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sao băng

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên động đất

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên vòi rồng

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên tập tính di cư của loài chim

Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!