Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên tập tính di cư của loài chim
Đề bài: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên tập tính di cư của loài chim.
Một số bài văn mẫu hay:
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên tập tính di cư của loài chim (mẫu 1)
Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng, vốn sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Các loài chim di cư sẽ đi theo sâu, bọ hoặc các loài động vật cỡ nhỏ… là nguồn thức ăn chính của chúng, để tránh việc khan hiếm thức ăn khiến chúng không thể vượt qua được mùa đông.
Chim di cư xác định phương hương như thế nào?
Có hai kỹ năng mà tất cả các loài chim di cư đều phải có: định hướng và điều hướng. Định hướng là khả năng xác định hướng đang đi. Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Một số loài chim như bồ câu có thể tự định hướng nhờ vào từ trường của Trái đất.
Có một số giả thuyết đối với việc điều hướng của loài chim, nhưng không có câu trả lời nào chắc chắn. Một số loài chim được cho rằng đã “lái” từ điểm này sang điểm tiếp theo bằng cách sử dụng những mốc lớn như đường bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc của con người. Các loài chim khác thì tìm đường để di trú bằng cách theo dõi những chú chim già hơn đã từng thực hiện các chuyến đi đó.
Các loài chim bay cao như diều hâu và bồ nông hầu hết đều bay trong ngày để tận dụng các luồng gia nhiệt. Các loài chim nhỏ hơn chủ yếu bay vào ban đêm khi bầu khí quyển ổn định hơn.
Các tuyến đường di cư của chim
Số lượng đường di cư rất đa dạng và mỗi loài chim sẽ có những hướng di cư giống hoặc khác nhau. Hầu hết tất cả các tuyến đường di cư đều theo hướng Bắc - Nam, vì hầu hết các loài chim có tập tính di cư đều đền từ khu vực sinh sản ở phía Bắc vào thời điểm cuối mùa thu để định cư ở những vùng lãnh thổ trú đông ở xa hơn về phía Nam.
Ở Bắc Mỹ, có bốn “đường bay” chính dẫn đường cho các loài chim từ Bắc Canada xuống Mexico và Nam Mỹ. Ở châu Âu, nhiều loài sinh sản gần Bắc cực và đi theo hàng chục tuyến đường để đến đồng bằng châu Phi vào mùa đông.
Các tuyến đường khác thì không dễ dàng như vậy. Chim hải âu đuôi ngắn đi theo một hình số 8, vòng qua vành đai Thái Bình Dương. Mòng biển California thì sinh sản trong Công viên quốc gia Yellowstone và bay về phía Tây trước khi quay về phía Nam để bay trở về nơi sinh sản ở Nam California.
Không con đường di trú nào có thể vượt qua đường di trú của loài nhạn biển Bắc cực nhỏ bé, khi chúng di chuyển từ Greenland ở gần Bắc cực để đến Nam cực dọc theo bờ biển châu Phi và Nam Mỹ. Mỗi con nhạn biển Bắc cực thường bay khoảng 81.000km mỗi năm.
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên tập tính di cư của loài chim (mẫu 2)
Sự di cư của các loài chim đầy chứa đựng nhiều bí ẩn và thách thức với con người. Ban đầu, con người nghĩ rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã bác bỏ quan điểm này. Một số nhà khoa học đã suy đoán rằng sự di cư của loài chim có thể bắt nguồn từ thời kì băng hà 10.000 năm trước Công nguyên. Mùa băng ở Bắc bán cầu và tuyết rơi khiến một số loài chim buộc phải rời khỏi nơi cư trú để tìm đến những nơi có điều kiện sống tốt hơn, dễ kiếm thức ăn hơn. Khi giá lạnh qua đi, chúng sẽ lại trở về nơi sinh sống cũ. Lí thuyết này vẫn có những lỗ hổng nhất định. Những năm gần đây, hai nhà khoa học W. E-lít-xơ Bon (W. Alice Boyle) và Coóc-nây Con-quây (Courtney Conway) thuộc Đại học A-ri-dô-na (Arizona) đưa những ý tưởng mới để nghiên cứu về sự di cư của loài chim. Lí do di cư của loài chim là vì tình trạng thiếu lương thực xảy ra ở một số khu vực trong thời tiết lạnh, buộc chúng phải rời khỏi nhà, di chuyển đến những khu vực có nhiệt độ cao và lượng thức ăn phong phú hơn. Đàn chim di cư thường bay theo đội hình chữ V, vì nó là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học. Con chim ở đầu mũi tên, hay đầu chữ V thường là chim đầu đàn và khoẻ hơn hẳn những con phía sau. Chúng thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của chúng bao gồm: luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía trên đến mép sau đôi cánh. Những con chim bay phía sau sẽ nhận luồng khí có lợi từ con đầu đàn và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi nhằm hạn chế việc hao tốn sức lực trong suốt thời gian dài. Ngoài ra, việc bay theo đội hình chữ V còn giúp đàn chim giữ liên lạc với nhau tốt hơn.
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên tập tính di cư của loài chim (mẫu 3)
Đầu tiên, con người cho rằng chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông, nhưng sau đó quan điểm này đã bị bác bỏ. Một số nhà khoa học suy đoán việc chim di cư có thể bắt nguồn từ thời kì băng hà 10.000 năm TCN. Mùa băng ở Bắc bán cầu và tuyết rơi khiến một số loài chim buộc phải rời khỏi nơi cư trú để tìm đến những nơi có điều kiện sống tốt hơn, dễ kiếm thức ăn hơn. Nhưng lí thuyết này cũng có những lỗ hổng nhất định. Gần đây, W. E-lít-xơ Bon (W. Alice Boyle) và Coóc-nây Con-quây (Courtney Conway) là hai nhà khoa học thuộc Đại học A-ri-dô-na (Arizona) đưa ra những nghiên cứu lí do di cư là do tình trạng thiếu lương thực xảy ra ở một số khu vực trong thời tiết lạnh, buộc chúng phải rời khỏi nhà, di chuyển đến những khu vực có nhiệt độ cao và lượng thức ăn phong phú hơn. Đàn chim di cư thường bay theo đội hình chữ V, vì mang lại tối ưu về mặt khí động lực học. Con chim ở đầu chữ V là chim đầu đàn và khoẻ hơn hẳn những con phía sau. Đàn chim sẽ tận dụng luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía trên đến mép sau đôi cánh. Việc bay theo đội hình chữ V cũng giúp đàn chim giữ liên lạc với nhau tốt hơn khi chúng đều nhìn thấy nhau.
Xem thêm một số bài văn mẫu 8 Chân trời sáng tạo hay khác:
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thủy triều
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên vòi rồng
Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó
Trình bày nội dung thảo luận: Thiên nhiên có vai trò gì đối với cuộc sống con người