Thuốc tiêm Buscopan - Điều trị các cơn đau thắt trên cơ trơn dạ dày - Cách dùng

Thuốc tiêm Buscopan thường được dùng điều trị các cơn đau thắt trên cơ trơn dạ dày, ruột, mật hay đường niệu – sinh dục. Vậy thuốc Buscopan được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Video Những điều cần lưu ý về thuốc Buscopan

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Buscopan

Buscopan có thành phần chính là Hyoscine – N – butylbromide.

Hyoscine – N – butylbromide gây ra tác động chống co thắt trên cơ trơn dạ dày ruột, mật, đường niệu  –  sinh dục. Vì là dẫn xuất ammonium bậc 4 nên Hyoscine-N-butylbromide không xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Do đó, tác dụng phụ kháng cholinergique ở hệ thần kinh trung ương không xảy ra. Hiệu quả kháng phó giao cảm ngoại vi do tác động bloc hạch trên thành nội tạng cũng như do tác động kháng muscarine.

Dạng bào chế và hàm lượng thuốc Buscopan

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm với hàm lượng 20mg

Mỗi ống 1ml chứa:

  • Hyoscine – N – butylbromide 20mg
  • Tá dược vừa đủ

Ngoài ra, thuốc còn được bào chế dưới dạng viên nén 10mg

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Buscopan

Chỉ định 

Viêm túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ⋆ Hồng Ngọc HospitalBuscopan giúp giảm co thắt ở bệnh nhân viêm túi mật

Điều trị các cơn co thắt dạ dày – ruột : trong hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày – tá tràng.

Điều trị co thắt và nghẹt đường mật : trong viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, viêm tụy,…

Điều trị co thắt đường niệu – sinh dục : trong đau bụng kinh, viêm bể thận, viêm bàng quang, sỏi thận.

Ngoài ra Buscopan còn giúp quá trình chẩn đoán và điều trị trong nội soi dạ dày tá tràng, X quang.

Chống chỉ định 

Trẻ em dưới 6 tuổi và người lớn tuổi.

Người bị suy gan, suy thận.

Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Người bị bệnh nhược cơ, to kết tràng.

Người bị tăng nhãn áp khép góc chưa điều trị,

Người bị phì đại tuyến tiền liệt kèm bí tiểu.

Người bị hẹp cơ học đường tiêu hóa, nhịp tim nhanh.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Buscopan

Cách dùng

Với thuốc dạng tiêm chỉ dùng trong trường hợp đau cấp tính, dùng tiêm tĩnh mạch, bắp hoặc dưới da.

Liều dùng

Đối với thuốc Buscopan dạng dung dịch dùng để tiêm (tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da): 

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 – 2 ống cho mỗi lần tiêm, ngày vài lần. Liều tối đa mỗi ngày là 100 mg.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: dùng 0,3 – 0,6 mg/kg, ngày vài lần. Liều tối đa mỗi ngày không quá 1,5 mg/kg.

Tác dụng phụ thuốc Buscopan

Buscopan dạng tiêm có thể gây buồn ngủBuscopan dạng tiêm có thể gây buồn ngủ

Dạng tiêm: đôi khi gây rối loạn điều tiết thoáng qua như buồn ngủ, ảo giác, lú lẫn, loạn tâm thần, mê sảng, rất hiếm gây sốc phản vệ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Buscopan

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là các bệnh về mắt như bênh tăng nhãn áp, bệnh tim, phì đại tuyến tiền liệt (ở nam), dị ứng, bệnh tiêu hóa.

Tóm lại, muốn dùng thuốc Buscopan một cách đúng đắn và có hiệu quả thì cần ghi nhớ những điều sau:

  • Báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bạn: mức độ bệnh, triệu chứng, cơ địa, đặc điểm dị ứng, các cuộc phẫu thuật nếu có, tình trạng mang thai – cho con bú nếu có.
  • Không tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Trẻ em và người lớn tuổi cần được quan sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
  • Khi có dấu hiệu tác dụng phụ thì không tiếp tục dùng nữa, hãy báo cho bác sĩ biết và quyết định sau đó.
  • Không dùng thuốc đồng thời với những loại thuốc, chất khác có tương tác đã được bác sĩ liệt kê.

Tương tác thuốc Buscopan

Các thuốc kháng cholinergic khác

Thuốc chống trầm cảm.

Thuốc ức chế oxic monoamine (ví dụ phenelzine, linezolid, trnaylcypromine, isocarboxamid, se;ediline, furazolidone).

Thuốc kháng histamine, thuốc kháng acid.

Thực phẩm chức năng bổ sung kali chloride.

Thuốc trị tiêu chảy.

Paracetamol, levodopa, ketoconazol, digoxin. 

Bảo quản thuốc Buscopan

Bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30oC.

Giữ thuốc trong bao bì kín, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng.

Đặt thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hỏng, mốc, tróc vỏ bao bì,…

Đối với thuốc không dùng nữa, phải tiêu hủy theo quy định hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ, không vứt bừa bãi.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Nếu xảy ra tình trạng quá liều, nên đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!