Thuốc Paroxetine 20mg - Điều trị bệnh trầm cảm - Hộp 3vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Paroxetine 20mg thường được dùng để điều trị bệnh trầm cảm. Vậy thuốc Paroxetine được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Video Thuốc Paroxetine

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Paroxetine

Paroxetin là thuốc chống trầm cảm trong nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). Paroxetine ảnh hưởng đến hóa chất trong não có thể mất cân bằng.

Paroxetine được sử dụng để điều trị trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, căng thẳng rối loạn hậu chấn thương (PTSD), và rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD).

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Paroxetine

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng 20mg

Mỗi viên chứa:

  • Paroxetin hydroclorid tương đương Paroxetin 20mg.
  • Tá dược: Cellulose vi tinh thể, dicalci phosphat khan, povidon, natri starch glycolat, polysorbat 80, acid citric, magnesi stearat, hydroxypropylmethylcellulose, talc, titan dioxyd, polyethylen glycol 6000 vừa đủ 1 viên.

Giá thuốc: 135.000 VNĐ/ 1 Hộp 3 vỉ x 10 viên

Ngoài ra, thuốc còn được bào chế dưới dạng viên nén; Viên nén bao phim;Viên nén bao đường 

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Paroxetine

Paroxetin thường được dùng trong điều trị trầm cảmParoxetin thường được dùng trong điều trị trầm cảm

Chỉ định của Paroxetine

Paroxetine được chỉ định điều trị những tình trạng bệnh lý sau:

  • Bệnh trầm cảm
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Chứng ám ảnh sợ xã hội (rối loạn lo âu xã hội)
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn sau sang chấn tâm lý
  • Rối loạn cảm xúc trước hành kinh
  • Triệu chứng sau mãn kinh

Chống chỉ định của Paroxetine

  • Không chỉ định paroxetine cho các đối tượng:
  • Quá mẫn với paroxetine.
  • Đang dùng các thuốc ức chế MAO (dùng hai loại thuốc này phải cách nhau ít nhất 2 tuần).
  • Phối hợp cùng với các thuốc pimozide, linezolid và thioridazine.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Paroxetine

Uống nguyên viên, 1 lần/ngày vào buổi sáng kèm thức ăn.

  • Các dạng trầm cảm, trầm cảm nặng, trầm cảm phản ứng và trầm cảm lo âu: 20mg/ngày, tăng dần mỗi 10mg, đến 50mg/ngày.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng bức ở người lớn: 40mg/ngày, nên khởi đầu 20mg, tăng mỗi tuần lên 10mg, đến 60mg/ngày.
  • Rối loạn hoảng sợ ở người lớn: 40mg/ngày, nên khởi đầu 10mg, tăng mỗi tuần lên 10mg, tối đa 50mg/ngày.

Ngưng thuốc từ từ.

Ám ảnh xã hội: khởi đầu 20mg/ngày, tăng lên 10mg mỗi tuần

Rối loạn lo âu toàn thể ở người lớn: dùng ngay 20mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng, tăng 10mg mỗi tuần, tối đa 50mg/ngày. Điều trị ít nhất 8 tuần.

Rối loạn sau sang chấn tâm lý: nên dùng 20mg/ngày, nếu không có tác dụng thì tăng 10mg mỗi tuần, tối đa 50mg/ngày.

Suy thận nặng (ClCr < 30ml/phút) hoặc suy gan nặng: 20mg/ngày.

Người cao tuổi: Khởi đầu 20mg/ngày, tăng dần mỗi 10mg, liều tối đa 40mg/ngày.

Trẻ em dưới 18 tuổi: không khuyến cáo.

Suy gan hoặc suy thận nặng: Cần hạn chế đến giới hạn dưới của khoảng liều.

Tác dụng phụ thuốc Paroxetine

Tác dụng phụ của thuốc paroxetine có thể gây buồn nônTác dụng phụ của thuốc paroxetine có thể gây buồn nôn

Buồn nôn, buồn ngủ, đổ mồ hôi, run cơ, suy nhược, khô miệng, mất ngủ, suy chức năng tình dục. Choáng váng, nôn, tiêu chảy, bồn chồn, ảo giác, hưng cảm nhẹ. Nổi mẩn. Ít gặp: phản ứng ngoại tháp. Hiếm: tăng men gan, hạ Na máu.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Paroxetine

  • Tránh dùng đồng thời với các chất ức chế monoamine oxydase (MAO) vì có thể gây ra hội chứng cường serotonin. Chỉ bắt đầu dùng các thuốc ức chế MAO sau khi ngưng paroxetine ít nhất 2 tuần.
  • Nên giảm liều cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hoặc suy giảm chức năng gan.
  • Paroxetine có thể gây giãn đồng tử nên thận trọng khi chỉ định cho bệnh nhân glaucoma góc đóng.
  • Thuốc có thể gây chóng mặt hoặc nhức đầu, nên không đứng dậy đột ngột khi đang nằm hoặc ngồi.
  • Thận trọng khi chỉ định paroxetine cho trẻ em dưới 18 tuổi vì thuốc có liên quan đến hành vi tự sát (tìm cách hoặc có ý nghĩ tự sát).
  • Thuốc có thể gây hạ natri máu, đặc biệt ở người cao tuổi và bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu. Các triệu chứng hạ natri máu gồm đau đầu, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, đứng không vững. Vì vậy, phải bắt đầu sử dụng ở liều thấp nhất rồi tăng liều dần, nếu có dấu hiệu hạ natri máu thì nên ngừng điều trị.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người có tiền sử co giật và ngừng thuốc nếu xuất hiện co giật.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai 3 tháng đầu sử dụng paroxetine liều trên 25 mg/ngày có khả năng tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt trên hệ tim mạch. Sử dụng thuốc trong 3 tháng cuối thai kì, trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp, tím tái, ngưng thở, co giật, hạ đường huyết, liên tục khóc, rối loạn giấc ngủ, tăng áp lực phổi. Vì vậy, paroxetine không nên dùng cho phụ nữ có thai, chỉ được kê đơn khi không còn thuốc khác thay thế và cần cân nhắc lợi ích/nguy cơ của thuốc.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Paroxetine có khả năng phân bố vào sữa mẹ, có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Không chỉ định paroxetine cho phụ nữ đang cho con bú hoặc không cho con bú khi đang dùng thuốc.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng phán đoán, suy nghĩ hoặc khả năng vận động, nên phải thận trọng khi lái xe, vận hành máy hoặc những công việc cần tỉnh táo.

Tương tác thuốc Paroxetine

Paroxetine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc này cùng với bất kỳ loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo. Bác sĩ của bạn có thể chọn những loại thuốc khác để chữa bệnh cho bạn:

  • Thuốc tim (Amifampridine);
  • Thuốc trị trầm cảm (Clorgyline; Isocarboxazid; Moclobemide; Nialamide; Pargyline; Phenelzine; Pimozide; Procarbazine; Rasagiline; Selegiline; Thioridazine; Toloxatone; Tranylcypromine);
  • Kháng sinh (Furazolidone; Iproniazid; Linezolid; Methylene Blue; Metoclopramide; Piperaquine).

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc.

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu (Abciximab; Acenocoumarol; Anagrelide; Ancrod; Anisindione; Apixaban; Ardeparin; Antithrombin III Human; Bivalirudin; Certoparin; Clopidogrel; Dalteparin; Danaparoid; Defibrotide; Desirudin; Dicumarol; Dipyridamole; Enoxaparin; Eptifibatide; Fondaparinux; Heparin; Nadroparin; Parnaparin; Phenindione; Phenprocoumon; Prasugrel; Reviparin; Ticlopidine; Tinzaparin; Tirofiban; Warfarin);
  • Thuốc kháng viêm không steroid (Aceclofenac; Acemetacin; AmtolmetinGuacil; Bromfenac; Bufexamac; Celecoxib; Aspirin; Clonixin; Dexibuprofen; Dexketoprofen; Diclofenac; Diflunisal; Dipyrone; Etodolac; Etofenamate; Etoricoxib; Felbinac; Fenfluramine; Fenoprofen; Fepradinol; Feprazone; Floctafenine; Flufenamic Acid; Flurbiprofen; Ibuprofen; Ibuprofen Lysine; Indomethacin; Ketoprofen; Ketorolac; Lornoxicam; Loxoprofen; Lumiracoxib; Meclofenamate; Mefenamic Acid; Meloxicam; Meperidine; Morniflumate; Nabumetone; Naproxen; Nepafenac; Niflumic Acid; Nimesulide; Oxaprozin; Oxyphenbutazone; Parecoxib; PentosanPolysulfate Sodium; Phenylbutazone; Piketoprofen; Piroxicam; Pranoprofen; Proglumetacin; Propyphenazone; Proquazone; Quetiapine; Rofecoxib; Salicylic Acid; Salsalate; Sodium Salicylate; Sulindac; Tamoxifen; Sevoflurane; Tenoxicam; Tiaprofenic Acid; Tolfenamic Acid; Tolmetin; Trazodone; Valdecoxib);
  • Thuốc trị đau nửa đầu (Almotriptan; Eletriptan; Frovatriptan; Naratriptan; Rizatriptan; Sumatriptan; Zolmitriptan);
  • Thuốc chống loạn thần (Aripiprazole; Bupropion; Buserelin; Cilostazol; Citalopram; Desvenlafaxine; Escitalopram; Duloxetine; Fluoxetine; Fluvoxamine; Levomilnacipran; Milnacipran; Mirtazapine; Nefazodone; Sertraline; Vilazodone; Vinflunine; Vortioxetine);
  • Choline Salicylate;
  • Thuốc kháng sinh (Clarithromycin; Delamanid; Ketoconazole; Metronidazole);
  • Thuốc trị ung thư (Crizotinib; Dabrafenib; Dolasetron; Domperidone; Doxorubicin; Doxorubicin Hydrochloride Liposome; Droperidol; Granisetron; Haloperidol; Leuprolide; Ondansetron; Palonosetron; Pazopanib; Vandetanib; Vemurafenib);
  • Thuốc giảm cân (Cyclobenzaprine; Dexfenfluramine; Lorcaserin; Sibutramine);
  • Dermatan Sulfate;
  • Thuốc hormone (Deslorelin; Gonadorelin; Goserelin; Nafarelin; Triptorelin);
  • Dextromethorphan;Eliglustat;
  • Thuốc giảm đau gây nghiện (Fentanyl; Morphine; Morphine Sulfate Liposome; Oxymorphone; Tapentadol; Tramadol);
  • Histrelin;
  • Hydroxytryptophan;
  • Iobenguane I 123;
  • Ivabradine;
  • St John’s Wort;
  • Tryptophan;

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Thuốc trị trầm cảm (Amoxapine; Asenapine; Clomipramine; Dothiepin; Doxepin; Fluphenazine; Iloperidone; Imipramine; Lithium; Lofepramine; Nortriptyline; Paliperidone; Perhexiline; Perphenazine; Protriptyline; Trimipramine);
  • Aprepitant;
  • Thuốc kháng histamine (Cimetidine; Cyproheptadine; Desipramine;
  • Thuốc kháng sinh (Darunavir; Fosamprenavir; Risperidone; Ritonavir);
  • Thuốc tim (Encainide; Flecainide; Propafenone; Quinidine);
  • Thuốc trị động kinh (Fosphenytoin; Phenytoin);
  • Galantamine;
  • Ginkgo;
  • Procyclidine;

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới paroxetine không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến paroxetine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

  • Rối loạn lưỡng cực (tâm trạng rối loạn với hưng cảm và trầm cảm), hay có nguy cơ;
  • Vấn đề chảy máu;
  • Vấn đề xương;
  • Bệnh cườm nước glaucoma (loại góc đóng);
  • Hạ natri trong máu (ít natri trong máu);
  • Hưng cảm, hay có tiền sử;
  • Động kinh, hay có tiền sử;
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan.

Bảo quản thuốc

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh cất thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc chứa nhiều ánh sáng mặt trời.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Quá liều và xử trí

Quá liều và độc tính

Triệu chứng có thể gặp: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, ra mồ hôi, kích động, hưng cảm nhẹ và các dấu hiệu kích thích thần kinh trung ương.

Cách xử lý khi quá liều

Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Duy trì hô hấp, hoạt động tim và thân nhiệt của bệnh nhân. Có thể dùng than hoạt tính và sorbitol hoặc chống co giật bằng diazepam nếu cần.

Quên liều và xử trí

  • Uống thuốc càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Nếu đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo thì bỏ qua liều đá quên và tiếp tục dùng thuốc như hằng ngày.
  •  Không dùng gấp đôi liều đã chỉ định.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!