Thuốc nhỏ mắt Dextobos - Điều trị nhiễm trùng mắt - Hộp 1 lọ 5ml - Cách dùng

Thuốc Dextobos thường được dùng điều trị nhiễm trùng mắt. Vậy thuốc được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Dextobos

Dextobos có thành phần chính là Tobramycin và Dexamethasone. Tobramycin là kháng sinh ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom. Nhìn chung, tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương hiếu khí. Thuốc không có tác dụng với Chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí. Trong nghiên cứu invitro, tobramycin thường tác dụng kém hơn gentamicin đối với 1 số vi khuẩn Gram âm bao gồm E. coli và Serratia. Nhưng tobramycin lại mạnh hơn gentamicin một chút đối với Ps.aeruginosa vốn nhạy cảm với cả hai loại thuốc này.

Dexamethasone là một glucocorticoid tổng hợp. Thành phần này có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch. Dexamethasone được chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Dextobos

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt với thành phần:

  • Tobramycin 0.3 %
  • Dexamethazole .1%

Hộp 1 lọ 5ml

Giá thuốc: 9000 VNĐ/lọ

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dextobos

Chỉ định 

Hình: Thuốc được chỉ định điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin. Nguồn: American Academy OphthalmologyHình: Thuốc được chỉ định điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin. Nguồn: American Academy Ophthalmology

Điều trị tại chỗ cho những tình trạng viêm ở mắt có đáp ứng với Steroids và có chỉ định dùng Corticoid và khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hay nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.

Điều trị các bệnh nhiễm trùng mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Tobramycin gây ra như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ, viêm mí mắt, đau mắt hột, lẹo mắt

Chúng cũng được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm màng bồ đào trước mạn tính và tổn thương giác mạc do hóa chất, tia xạ hay bỏng nhiệt hoặc do dị vật.

Chống chỉ định 

Quá mẫn cảm với tobramycin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc, hay với nhóm aminoglycosides.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

Viêm biểu mô giác mạc do Herpes simplex, Vaccinia, Varicella và các virus khác. Nhiễm nấm ở mắt. Sau khi lấy bỏ dị vật giác mạc không biến chứng.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Dextobos

Cách dùng

Nhỏ mắt theo đơn của bác sĩ

Liều dùng

Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: nhỏ 1 – 2 giọt vào   mỗi mắt, 3 – 4 lần/ ngày.

Nhiễm khuẩn nặng: nhỏ 1 – 2 giọt vào mắt, cứ mỗi giờ 1 lần cho đến khi cải thiện bệnh, sau đó giảm dần số lần dùng thuốc.

Không dùng chung mỗi lọ cho nhiều người để tránh lây nhiễm, và không dùng quá 15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên.

Tác dụng phụ thuốc Dextobos

Hình: Thuốc có thể gây ngứa, xung huyết kết mạc khi dùng. Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài GònHình: Thuốc có thể gây ngứa, xung huyết kết mạc khi dùng. Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Thông báo cho bác sĩ mắt hoặc đi khám lại nếu gặp các triệu chứng không mong muốn như:

  • Sưng, ngứa mí mắt, xung huyết kết mạc
  • Tăng áp lực nội nhãn, glaucom
  • Tổn thương thần kinh thị giác
  • Đục thủy tinh thể dưới bao sau, chậm lành vết thương
  • Nhiễm khuẩn mắt thứ phát. Nên nghĩ đến nhiễm khuẩn khi dùng steroid kéo dài.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Dextobos

  • Dùng lâu có thể nhiễm nấm giác mạc 
  • Phụ nữ có thai và cho con bú. 
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ em. 
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú dùng theo sự chỉ dẫn của Bác sỹ. Tương tác thuốc

Tobramycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside. Dó đó dùng lượng lớn kéo dài có thể gây ra độc tính đối với tai. Tránh dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide và ethacrinic acid, do chúng tiềm tàng độc tính trên tai. Dùng phối hợp tobramycin với các thuốc khác cũng có độc tính trên tai và trên thận như streptomycin, kanamycin, gentamycin, cephalosporin, polymixin B và cholistin có thể gây hiệp đồng tác động.

Bảo quản thuốc Dextobos

Nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng không quá 300C

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Đi khám ngay nếu có các triệu chứng quá liều hoặc tác dụng phụ do thuốc.

Nếu quên liều, bổ sung sớm nhất. Nhưng nếu đã gần tới giờ dùng liều tiếp theo, xin bỏ qua liều đã quên, dùng liều tiếp theo đúng chỉ định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!