Tẩy lông bằng laser: mức độ hiệu quả và rủi ro

Nếu bạn không hài lòng với các biện pháp loại bỏ lông như cạo lông, nhổ lông, hoặc tẩy lông bằng sáp (waxing) thì tẩy lông bằng laser có thể là một lựa chọn đáng xem xét.

Tẩy lông bằng laser là một trong những thủ thuật thẩm mỹ phổ biến nhất được thực hiện. Thủ thuật này sẽ sử dụng ánh sáng cường độ cao tập trung vào nang lông. Sắc tố trong nang hấp thụ ánh sáng, từ đó phá hủy lông.

Video: TRIỆT LÔNG BẰNG LASER: NHỮNG LƯU Ý KHI THỰC HIỆN ?

Lợi ích của việc triệt lông bằng laser

Laser rất hữu ích để loại bỏ lông không mong muốn trên mặt, chân, cằm, lưng, cánh tay, dưới cánh tay, đường bikini và các khu vực khác.

Lợi ích của việc tẩy lông bằng laser bao gồm:

Chính xác. Tia laser có thể nhắm mục tiêu có chọn lọc vào những sợi lông thô và sẫm màu trong khi vẫn giữ cho vùng da xung quanh không bị tổn thương.

Tốc độ. Mỗi xung của tia laser diễn ra trong một phần giây và có thể điều trị nhiều sợi lông cùng một lúc. Tia laser có thể điều trị một khu vực có kích thước xấp xỉ 2.4cm mỗi giây. Các khu vực nhỏ như ria mép có thể được điều trị trong vòng chưa đầy một phút và các khu vực lớn, chẳng hạn như lưng hoặc chân, có thể mất đến một giờ.

Tác dụng. Hầu hết những người tẩy lông bằng laser sẽ rụng lông vĩnh viễn sau trung bình từ 3 đến 7 buổi điều trị.

Chuẩn bị cho việc triệt lông bằng laser

Triệt lông bằng laser không chỉ đơn thuần là '' cạo '' những sợi lông không mong muốn. Đây là một thủ thuật y tế cần được đào tạo để thực hiện và mang những rủi ro tiềm ẩn. Trước khi thực hiện triệt lông bằng laser, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng bằng cấp của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên thực hiện.

Nếu bạn đang có ý định tẩy lông bằng laser, bạn nên hạn chế nhổ, waxing và điện phân trong 6 tuần trước khi điều trị. Đó là bởi vì tia laser nhắm vào gốc rễ của sợi lông, chúng được loại bỏ tạm thời bằng cách waxing hoặc nhổ.

Bạn cũng nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong 6 tuần trước và sau khi điều trị. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến hiệu quả triệt lông bằng laser kém hơn và dễ xảy ra biến chứng sau điều trị.

Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình triệt lông bằng laser

Ngay trước khi làm thủ thuật, lông của bạn sẽ được cắt tỉa cao hơn vài mm so với bề mặt da. Thông thường, thuốc tê tại chỗ được bôi trước khi làm thủ thuật laser 20-30 phút, thiết bị laser sẽ được điều chỉnh tùy theo màu sắc, độ dày và vị trí của lông được điều trị cũng như màu da của bạn.

Tùy thuộc vào loại tia laser hoặc nguồn sáng được sử dụng, bạn và kỹ thuật viên sẽ cần đeo kính bảo vệ mắt thích hợp. Bạn cũng cần bảo vệ các lớp bên ngoài của da bằng gel lạnh hoặc thiết bị làm mát đặc biệt. Điều này sẽ giúp ánh sáng laser xuyên qua da.

Tiếp theo, kỹ thuật viên sẽ phát xung ánh sáng đến khu vực điều trị và quan sát khu vực đó trong vài phút để đảm bảo rằng thiết bị hoạt động tốt và không có phản ứng xấu xảy ra.

Khi quy trình hoàn tất, bạn có thể được chườm đá, bôi kem chống viêm hoặc nước lạnh để giảm bớt cảm giác khó chịu. Bạn có thể lên lịch điều trị tiếp theo từ 4 đến 6 tuần sau đó. Bạn sẽ được điều trị cho đến khi lông ngừng mọc.

Phục hồi và rủi ro sau khi tẩy lông bằng laser

Trong một hoặc hai ngày sau đó, vùng da điều trị của bạn sẽ trông giống như bị cháy nắng. Chườm mát và kem dưỡng ẩm có thể hữu ích. Nếu da mặt bạn đã được điều trị, bạn có thể trang điểm vào ngày hôm sau trừ khi da bị phồng rộp.

Trong tháng tiếp theo, lông được điều trị sẽ rụng. Thoa kem chống nắng trong tháng tiếp theo để giúp ngăn chặn sự thay đổi tạm thời của màu da.

Tác dụng phụ sẽ khác nhau tùy từng loại da, màu lông, kế hoạch điều trị và việc tuân thủ trước và sau khi điều trị. Triệt lông bằng laser có tác dụng phụ thường gặp nhất là:

  • Kích ứng da: da có thể bị khó chịu, đỏ và sưng trong thời gian ngắn sau khi triệt lông bằng laser. Các dấu hiệu và triệu chứng thường khỏi trong vòng vài giờ;
  • Thay đổi sắc tố: triệt lông bằng laser có thể làm tăng hoặc giảm sắc tố ở vùng da điều trị, thường là tạm thời. Tình trạng giảm sắc tố chủ yếu là do bệnh nhân không tránh nắng trước hoặc sau khi điều trị và ở bệnh nhân có da sậm màu.

Triệt lông bằng laser có thể gây phồng rộp, đóng vảy, hình thành sẹo hoặc thay đổi cấu trúc da, tuy hiếm gặp. Các tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm bạc lông đã điều trị hoặc lông mọc quá mức quanh vùng điều trị, đặc biệt ở bệnh nhân có da sậm màu.

Khuyến cáo không triệt lông bằng laser ở vùng mí mắt, lông mày hoặc các vùng da xung quanh, vì có nguy cơ gây chấn thương mắt nghiêm trọng. 

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ da liễu

Nếu bệnh nhân triệt lông bằng laser, điều quan trọng là cần tuân thủ ngay hướng dẫn của bác sĩ da liễu vì điều này giúp giảm tác dụng phụ có thể xảy ra.

Sau khi triệt lông và giữa các lần triệt lông theo kế hoạch cho đến ít nhất 6 tuần sau khi kết thúc điều trị:

  • Tránh để vùng da điều trị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời;
  • Không dùng máy tắm nắng nhân tạo, đèn cực tím hoặc các thiết bị khác dùng để tắm nắng trong nhà;
  • Không dùng thuốc nhuộm nâu da;
  • Bảo vệ da bằng cách sử dụng kem chống nắng. Nên thoa kem chống nắng mỗi ngày trước khi ra ngoài. Thoa kem chống nắng phổ rộng có SPF 50+ và chống thấm nước. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!